Danh mục bài soạn

Giải SBT KNTT Toán 7 bài 7 Tập hợp các số thực

Hướng dẫn giải SBT bài 7 Tập hợp các số thực trang 29 SBT toán 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 2.22 Kí hiệu $\mathbb{N}$, $\mathbb{Z}$,$\mathbb{Q}$,$\mathbb{I}$,$\mathbb{R}$ theo thứ tự là tập hợp của các số tự nhiên, tập hợp các số nguyên, tập hợp các số hữu tỉ, tập hợp các số vô tỉ và tập họp các số thực. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Nếu $x\epsilon \mathbb{N}$ thì $x\epsilon \mathbb{Z}$

B. Nếu $x\epsilon \mathbb{R}$ và X ∉$\mathbb{Q}$thì $x\epsilon \mathbb{I}$

C. $1\epsilon \mathbb{R}$

D. Nếu X∉$\mathbb{I}$thì x viết được thành số thập phân hữu hạn.

Hướng dẫn trả lời: 

Dựa vào mối quan hệ giữa các tập hợp $\mathbb{N}$, $\mathbb{Z}$,$\mathbb{Q}$,$\mathbb{I}$,$\mathbb{R}$, ta có khẳng định D sai

Bài tập 2.23 Xét tính đúng, sai của các khẳng định sau:

a) Nếu x là số hữu tỉ thì x là số thực: 

b) 2 không phải là số hữu tỉ;

c) Nếu x là số nguyên thì $\sqrt{x}$ là số thực.

d) Nếu x là số tự nhiên thì $\sqrt{x}$ là số vô tỉ.

Hướng dẫn trả lời: 

a) Nếu x là số hữu tỉ thì x là số thực: khẳng định đúng

b) 2 không phải là số hữu tỉ: sai vì 2 có thể viết được là $\frac{2}{1}$

c) Nếu x là số nguyên thì $\sqrt{x}$ là số thực: sai vì nếu x là số nguyên âm thì không tồn tại căn bậc hai số học

d) Nếu x là số tự nhiên thì $\sqrt{x}$ là số vô tỉ: sai vì vẫn có số tự nhiên mà căn bậc hai của nó không phải số vô tỉ, VD: $\sqrt{4}$ 

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 2.24 Tìm số đối của các số thực sau: -2,1; -0.(1); $\frac{2}{\pi }$; $-3+\sqrt{2}$

Bài tập 2.25 So sánh a=1,(41) và $\sqrt{2}$

Bài tập 2.26 Viết các số thực sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

$\sqrt{5}; -1,7(5); \pi; -2; \frac{22}{7}; 0$

Bài tâp 2.27 Tìm các số thực x có giá trị tuyệt đối bằng 1.6(7). Điểm biểu diễn các số thực tìm được nằm trong hay nằm ngoài khoảng giữa hai điểm -2 và 2.(1) trên trục số?

Bài tập 2.28 Xác định dấu và giá trị tuyệt đối của các số thực sau:

a) -1.3(51);     b) $1-\sqrt{2}$;        c) $\left (3-\sqrt{2}  \right ).\left (2-\sqrt{5}  \right )$

Bài tập 2.29 Không sử dụng máy tính cầm tay, ước lượng giá trị thập phân của số $\sqrt{3}$ với độ chính xác 0,05.

Bài tập 2.30 Tính $\left |6-\sqrt{35}  \right |+5+\sqrt{35}$

Bài tập 2.31 Biết $\sqrt{11}$ là số vô tỉ. Trong các phép tính sau, những phép tính nào có kết quả là số hữu tỉ?

a) $\frac{1}{\sqrt{11}}$

b)$\sqrt{11}.\sqrt{11}$

C)$1+ \sqrt{11}$

d) $\left (\sqrt{11}  \right )^{4}$

Bài tập 2.32 Tính giá trị của các biểu thức sau: 

a) $\sqrt{0,25}-\sqrt{0,49}$

b) $0,2.\sqrt{100}-\sqrt{0,25}$

Bài tập 2.33 So sánh a = 0.(12) và b = 0.1(21)

Bài tập 2.34 Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $A=2+3\sqrt{x^{2}+1}$

Bài tập 2.35 Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức

$B=\left |x-1  \right |+\left |x-3  \right |$

Bài tập 2.36 Hãy giải thích tại sao $\left |x+y  \right |\leq \left |x  \right |+\left |y  \right |$

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải SBT KNTT Toán 7 bài 7 Tập hợp các số thực, Giải SBT toán 7 tập 1 kết nối tri thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải SBT KNTT Toán 7 bài 7 Tập hợp các số thực . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải SBT toán 7 tập 1 kết nối tri thức. Phần trình bày do Thư CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận