Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 5 Giới thiệu về liên kết hoá học

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 5: Giới thiệu về liên kết hoá học. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Đặc điểm cấu tạo vỏ nguyên tử khí hiếm.

Câu hỏi 1. Quan sát hình 5.1 hãy cho biết số electron ở lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử khí hiếm

Trả lời: Lớp ngoài cùng của vỏ nguyên tử khí hiếm đều có 8 electron ( trừ nguyên tố He là 2 electron )

II. Liên kết ion

1. Sự tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride

Câu hỏi 2. Quan sát hình 5.2 và 5.3, cho biết lớp vỏ của các ion Na+ , Cl−  tương tự vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm nào?

Trả lời: 

  • Xét ion Na+:
    • Có 10 electron ở lớp vỏ
    • Có 2 lớp electron

=> Lớp vỏ ion Na+ tương tự vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm Ne

  • Xét ion Cl-
    • Có 18 electron ở lớp vỏ
    • Có 3 lớp electron

=> Lớp vỏ ion Cl- tương tự vỏ nguyên tử của nguyên tố khí hiếm Aron

Câu hỏi 3. Quan sát hình 5.2, hãy so sánh về số electron, số lớp electron giữa nguyên tử Na và Na+

Trả lời:  

  • Nguyên tử Na có 11 electron và 3 lớp electron
  • Ion Na+ có 10 electron và 2 lớp electron

=> Nguyên tử Na đã mất đi 1 electron để tạo thành ion Na+

LT1. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử K và F lần lượt là 1 và 7. Hãy cho biết khi K hết hợp với F để tạo thành phân tử potassium fluoride, nguyên tử K cho hay nhận bao nhiêu electron. Vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử potassium fluoride

Trả lời: 

  •  Khi K liên kết với F tạo thành phân tử potassium fluoride sẽ diễn ra sự cho và nhận electron giữa 2 nguyên tử. Với nguyên tử K có 1 electron ở lớp ngoài cùng => Cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
  • Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử potassium fluoride:

2. Sự tạo thành liên kết trong phân tử magnesium oxide

Câu hỏi 4. Quan sát hình 5.5 và 5.6 và cho biết các ion Mg2+ và O2- có lớp vỏ tương đương khí hiếm nào 

Trả lời:  ion Mg2+ và O2- có lớp vỏ tương đương khí hiếm Ne

Câu hỏi 5. Quan sát hình 5.5 hãy so sánh về số electron, số lớp electron giữa nguyên tử Mg và ion Mg2+

Trả lời:  Số electron và số lớp electron của nguyên tử Mg nhiều hơn ion Mg2+

LT2. Nguyên tử Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết khi nguyên tử Ca kết hợp với nguyên tử O tạo ra phân tử calcium oxide

Trả lời:  

  • Ca có 2 electron ở lớp ngoài cùng (giống như nguyên tử Mg) => Dễ dàng cho đi 2 electron ở lớp ngoài cùng để tạo cấu hình electron bền vững của khí hiếm
  • O có 6 electron ở lớp ngoài cùng => Dễ dàng nhận thêm 2 electron ở lớp ngoài cùng để tạo cấu hình electron bền vững của khí hiếm
  • Sơ đồ tạo thành liên kết khi nguyên tử Ca kết hợp với nguyên tử O tạo ra phân tử calcium oxide:

LT3. Nguyên tử K kết hợp với nguyên tử Cl tạo thành phân tử potassium chloride. Theo em, ở điều kiện thường, potassium chloride là chất rắn, chất lỏng hay chất khí? Vì sao?

Trả lời: 

  • Phân tử potassium chloride là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (K) và phi kim điển hình (Cl)
  • Mà hợp chất ion có những tính chất chung sau:
    • Là chất rắn ở điều kiện thường
    • Thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao
    • Khi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện

=> Ở điều kiện thường, potassium chloride là chất rắn

III. Liên kết cộng hoá trị

1. Sự tạo thành liên kết trong phân tử hydrogen

Câu hỏi 6. Quan sát hình 5.9 , hãy cho biết nguyên tử H trong phân tử Hydrogen có lớp vỏ tương tự khí hiếm nào

Trả lời:  Trong phân tử hydrogen, nguyên tử H có:

  • Có 2 electron ở lớp vỏ
  • Có 1 lớp electron

=> Như vậy, trong phân tử hydrogen, nguyên tử H có lớp vỏ tương tự khí hiếm Heli

LT4. Hai nguyên tử Cl liên kết với nhau tạo thành phân tử chlorine

a) Mỗi nguyên tử Cl cần thêm bao nhiêu electron vào lớp ngoài cùng để có lớp vỏ tương tự khí hiếm

b) Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử chlorine

Trả lời: 

a) Vì mỗi nguyên tử Cl đều có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Cần nhận thêm 1 electron vào lớp vỏ ngoài cùng để có lớp vỏ tương tự khí hiếm

b) Vì mỗi nguyên tử Cl đều cần nhận thêm 1 electron => Khi 2 nguyên tử Cl liên kết với nhau, mỗi nguyên tử sẽ góp 1 electron ở tạo ra đôi electron dùng chung

2. Sự tạo thành liên kết trong phân tử nước

Câu hỏi 7. Quan sát hình 5.10, trong phân tử nước, mỗi nguyên tử H và O có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng

Trả lời: Quan sát hình 5.10 ta thấy, trong phân tử nước:

  • Nguyên tử H có 2 hạt màu xanh => Có 2 electron ở lớp ngoài cùng
  • Nguyên tử O có 8 hạt màu xanh => Có 8 electron ở lớp ngoài cùng

LT5. Mỗi nguyên tử H kết hợp với 1 nguyên tử Cl tạo thành phân tử hydrogen chloride. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành phân tử hydrogen chloride từ nguyên tử H và nguyên tử Cl

Trả lời: Sơ đồ tạo thành phân tử hydrogen chloride từ nguyên tử H và Cl:

LT6. Mỗi nguyên tử N kết hợp với 3 nguyên tử H tạo thành phân tử ammonia. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử ammonia.

 

Trả lời:  Sơ đồ tạo thành phân tử hydrogen chloride từ nguyên tử H và N:

3. Sự tạo thành liên kết trong phân tử carbon dioxide

Câu hỏi 8. Quan sát hình 5.11, hãy cho biết trong phân tử khí carbon dioxide, nguyên tử cacbon có bao nhiêu electron dùng chung với nguyên tử O

Trả lời:  Trong phân tử khí carbon dioxide, nguyên tử cacbon có 4 electron dùng chung với nguyên tử O

LT7. Hai nguyên tử N kết hợp với nhau tạo thành phân tử nitrogen. Hãy vẽ sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử nitrogen

Trả lời: Sơ đồ tạo thành liên kết trong phân tử nitrogen:

 

Vận dụng . Hãy giải thích các hiện tượng sau:

a) Nước tinh khiết hầu như không dẫn điện, nhưng nước biển lại dẫn được điện.

b) Khi cho đường ăn vào chảo rồi đun nóng sẽ thấy đường ăn nhanh chóng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng, làm như vậy với muối ăn thấy muối ăn vẫn ở thể rắn

Trả lời: 

a) Nước không dẫn điện vì đâylà hợp chất cộng hóa trị giữa nguyên tử O và 2 nguyên tử H

  • Nước biển dẫn điện vì trong nước biển có có thành phần chủ yếu là muối ăn (NaCl): đây là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl).

b) 

  • Đường ăn là hợp chất cộng hóa trị giữa các nguyên tử C, H và O => Nhiệt độ nóng chảy thấp => Khi đun nóng nhanh chóng chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
  • Muối ăn là hợp chất ion được tạo bởi kim loại điển hình (Na) và phi kim điển hình (Cl) => Nhiệt độ nóng chảy cao => Khi đun nóng trên chảo muối ăn vẫn ở thể rắn

Câu hỏi 9. So sánh một số tính chất chung của chất cộng hoá trị với chất ion

Trả lời:  Ta có bảng so sánh như sau:

Chất cộng hóa trịChất ion

- Ở điều kiện thường tồn tại ở cả 3 thể: rắn, lỏng, khí

Ở điều kiện thường, tồn tại ở thể rắn.
Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấpNhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp
Không dẫn điệnKhi tan trong nước tạo ra dung dịch dẫn được điện

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều, Giải KHTN 7 cánh diều bài 5 : Giới thiệu về liên kết hoá học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 5 Giới thiệu về liên kết hoá học . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận