Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

Trò chơi: Ai nhanh hơn?

Hãy xếp những tấm thẻ vào các ô trong bảng dưới đây theo quy luật nhất định?

2?10?
?11??
12??7

Hãy cho biết các tấm thẻ được sắp xếp theo quy luật nào theo hàng và theo cột. Tương tự như vậy, có thể sắp xếp các nguyên tố hóa học theo quy luật vào một bảng được không?

Quy luật của trò chơi:

Coi các chấm đỏ là electron ở lớp ngoài cùng, kích thước con gấu là kích thước nguyên tử

  • Xét cột 1, (2) và (12) có cùng chấm đỏ, kích thước tăng dần
  • Xét hàng 1, (2) và (10) có cùng kích thước, số chấm đỏ tăng dần

Như vậy:

  • Trong cùng 1 cột: Các nguyên tử có electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau, kích thước nguyên tử tăng dần
  • Trong cùng 1 hàng: Các nguyên tử có kích thước bằng nhau, số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần.

Bảng sắp xếp đúng là:

25108
91114
12367

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hoá học trong bảng tuần hoàn

Câu hỏi 1. Cho biết số đơn vị điện tích của hạt nhân của mỗi nuyên tử C, Si, O, P, N, S lần lượt là 6,14,8,15,7,16. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.

C?O
Si??

Trả lời:

Sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái sang phải và từ trên xuống dưới:

C (6)N (7)O (8)
Si (14)P (15)S (16)

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn

1. Ô nguyên tố

Câu hỏi 2. Hình 3.1 cho biết các thông tin về nguyên tố carbon?

Trả lời: Quan sát hình 3.1 ta thấy:

  • Số hiệu nguyên tử của carbon là 6
  • Kí hiệu hóa học: C
  • Tên nguyên tố: Carbon
  • Khối lượng nguyên tử carbon: 12

LT1. Hãy tìm nguyên tố hóa học có số thứ tự lần lượt là 16 và 20 trong bảng tuần hoàn. Đọc tên hai nguyên tố. Hãy cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học và khối lượng nguyên tử của hai nguyên tố đó.

Trả lời:

  • Nguyên tố có số thứ tự 16:
    • Tên nguyên tố: sulfur
    • Số hiệu nguyên tử = số thứ tự: 16
    • Kí hiệu hóa học: S
    • Khối lượng nguyên tử: 32
  • Nguyên tố có số thứ tự 20:
    • Tên nguyên tố: calcium
    • Số hiệu nguyên tử = số thứ tự: 20
    • Kí hiệu hóa học: Ca
    • Khối lượng nguyên tử: 40

2. Chu kì

Câu hỏi 3. Quan sát bảng tuần hoàn, cho biết số hiệu nguyên tử lần lượt các nguyên tử Cacbon ( C), Aluminium ( Al). Hai nguyên tố đó nằm ở chu kỳ nào trong bảng tuần hoàn? Từ đó cho biết số lớp của C và Al.

Trả lời:

  • Nguyên tố carbon:
    • Có số hiệu nguyên tử: 6
    • Nằm ở chu kì 2 => Có 2 lớp electron
  • Nguyên tố nhôm:
    • Có số hiệu nguyên tử: 13
    • Nằm ở chu kì 3 => Có 3 lớp electron

LT2. Nguyên tố X có số thứ tự 15 trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết nguyên tố đó ở chu kì nào và có mấy lớp electron.

Trả lời: Nguyên tố có số thứ tự 15 là nguyên tố phosphorus, nằm ở hàng số 3

=> Nguyên tố đó nằm ở chu kì 3 và có 3 lớp electron

LT3. Dựa vào hình 3.4, hãy cho biết một số thông tin về nguyên tố sodium và argon (số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số lớp electron, chu kì, số electron ở lớp ngoài cùng).

Trả lời:

a. Số hiệu nguyên tử lầ

  • Xét mô hình nguyên tử natri:
    • Số hiệu nguyên tử: 11
    • Điện tích hạt nhân: +11
    • Có 3 vòng tròn quanh hạt nhân => Số lớp electron = chu kì = 3
    • Có 1 hình tròn xanh ở vòng tròn ngoài cùng => Có 1 electron ở lớp ngoài cùng
  • Xét mô hình nguyên tử argon:
    • Số hiệu nguyên tử: 18
    • Điện tích hạt nhân: +18
    • Có 3 vòng tròn quanh hạt nhân => Số lớp electron = chu kì = 3
    • Có 8 hình tròn xanh ở vòng tròn ngoài cùng => Có 8 electron ở lớp ngoài cùng

LT4. Nguyên tố X tạo nên chất khí duy trì sự hô hấp của con người, động vật, thực vật, thực vật và có nhiều trong không khí. Hãy cho biết tên của nguyên tố X nằm ở ô nào và chu kì nào trong bảng tuần hoàn?

Trả lời: 

  • Chất khí duy trì sự hô hấp của con người và có nhiều trong không khí => Khí oxygen
  • Tên nguyên tố: Oxygen
  • Oxygen nằm ở ô số 8, hàng số 2 => Oxygen thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn

3. Nhóm

Câu hỏi 4. Quan sát hình 3.5 và bảng tuần hoàn, hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Li ( Lithium ), Cl ( Clorine ). Hai nguyên tố đó nằm ở nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

là kim loại, phi kim hay khí hiếm.

Trả lời:

Nguyên tử lithium: có 1 hình tròn xanh ở vòng tròn ngoài cùng => Có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Thuộc nhóm IA

Nguyên tử chlorine: có 7 hình tròn xanh ở vòng tròn ngoài cùng => Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Thuộc nhóm VIIA

LT5. Cho các nguyên tố có số thứ tự lần lượt là 9, 18 và 19. Số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tố trên là bao nhiêu? Cho biết mỗi nguyên tố nằm ở nhóm nào và đó 

Trả lời:

  • Xét nguyên tố có số thứ tự 9:
    • Nằm ở nhóm VIIA
    • Có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
    • Thuộc phi kim
  • Xét nguyên tố có số thứ tự 18:
    • Nằm ở nhóm VIIIA
    • Có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
    • Thuộc khí hiếm
  • Xét nguyên tố có số thứ tự 19:
    • Nằm ở nhóm IA
    • Có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng
    • Thuộc kim loại

III. Vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn

Câu hỏi 5. Quan sát bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, hãy cho biết vị trí của các nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm

Trả lời: Trong bảng tuần hoàn:

  • Các nguyên tố kim loại : nằm ở phía bên trái và góc dưới bên phải, nhóm IA trừ hydrogen
  • Các nguyên tố phi kim : nằm ở phía trên, bên phải, thuộc nhóm VIIA
  • Các nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.

LT6. Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Hãy cho biết một số thông tin của nguyên tố X (tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử), vị trí ô của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Trả lời: Nguyên tố X nằm ở chu kì 2, nhóm VA => Hàng số 2, cột VA => Nguyên tố phosphorus

  • Tên nguyên tố: Phosphorus
  • Kí hiệu hóa học: P
  • Khối lượng nguyên tử: 31
  • Ví trí ô của nguyên tố trong bảng tuần hoàn = số hiệu nguyên tử = 15
  • Ô nguyên tố có màu hồng => Phi kim

IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn

VD. Hãy tự thiết kế bảng tuần hoàn với 3 chu kì và 8 nhóm bằng các tấm thẻ (bìa) cho 18 nguyên tố có số thứ tự từ 1 đến 18 với các thông tin mà em biết. Tô màu để phân biệt các nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm.

Trả lời:

Thiết kế bảng tuần hoàn với 3 chu kì và 8 nhóm bằng các tấm thẻ (bìa) cho 18 nguyên tố có số thứ tự từ 1 đến 18:

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk khoa học tự nhiên 7 sách mới, giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều, Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận