Danh mục bài soạn

Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 25 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Hướng dẫn học môn khoa học tự nhiên 7 sách mới Cánh diều. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 14: Nam châm. Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng

Câu hỏi 1. Quan sát hình 25.2, nêu con đường hấp thụ và vận chuyển nước từ đất vào trong rễ 

Câu hỏi 2. Quan sát hình 25.3 và đọc thông tin cho biết chất nào được vận chuyển trong mạch gỗ, chất nào được vận chuyển trong mạch rây?

Câu hỏi 3. Cơ quan nào vận chuyển nước trong cây ? Cơ quan nào của cây thoát hơi nước ra môi trường bên ngoài ?

Câu hỏi 4. Quan sát hình 25.4, mô tả hoạt động đóng mở của khí khổng

Trả lời: Tế bào lông hút ở cây hút nước và muối khoáng có trong đất đưa vào cơ thể cây đi nuôi các tế bào sống của cây 

Trả lời:

  • Các chất được vận chuyển trong mạch gỗ: nước và chất khoáng
  • Các chất được vận chuyển trong mạch rây : các chất hữu cơ

Trả lời: Mạch gỗ vận chuyển nước từ rễ vào trong thân cây, lá cây sẽ thoát hơi nước ra môi trường ngoài

Trả lời: Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng làm tăng cường thoát hơi nước. Khi tế bào khí khổng bị mất nước thì khí khổng sẽ đóng lại giảm thoát hơi nước. Khí khổng của thực vật thường mở khi được chiếu sáng và thiếu carbon dioxide

LT1. Trình bày sự trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.

LT2. Ghép mỗi cấu trúc (ở cột I) với chức năng (ở cột II) cho phù hợp. 

Cột I

Cột II

(1) Khí khổng

(2) Mạch gỗ

(3) Lông hút

(4) Mạch rây

(a)  Hút nước

(b) Thoát hơi nước

(c)  Vận chuyển chất hữu cơ

(d) Vận chuyển nước

Trả lời:. Sự trao đổi nước, chất khoáng và chất dinh dưỡng diễn ra trong suốt quá trình sống của thực vật, bao gồm các giai đoạn: hấp thụ nước và chất khoáng ở tế bào lông hút của rễ, vận chuyển ở thân, thoát hơi nước ở lá:

- Cây hấp thụ nước và chất khoáng từ đất thông qua tế bào lông hút ở rễ. Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ môi trường qua bề mặt các tế bào biểu bì của cây.

- Quá trình vận chuyển nước, chất khoáng và các chất hữu cơ thông qua mạch gỗ và mạch rây.

- Hơi nước được thoát ra môi trường thông qua khí khổng ở lá cây. Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước và ngược lại. Thực vật có thể chủ động điều tiết đóng, mở khí khổng trong từng điều kiện môi trường.

Trả lời: 1- b;   2 – d;   3 – a;   4 – c

Vận dụng 1. Vì sao vào những buổi trưa hè, ta đứng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che?

Vận dụng 2. Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng?

Trả lời: Vì lá cây thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh lá.

Cơ chế hoạt động quang hợp của cây xanh được ví như “cơ thể tự giải nhiệt”. Trong quá trình này, cây xanh sử dụng năng lượng từ mặt trời để thực hiện một phần cần thiết trong quá trình quang hợp của mình với tần suất thường xuyên để giải phóng hơi nước cho môi trường xung quanh. Khoảng 90% lượng nước mà cây hút được đều được thoát hơi ra ngoài môi trường. Phần lớn lượng hơi nước này thoát ra qua khí khổng ở lá. Chính vì vậy, nhiệt độ ở phía dưới tán cây thường thấp hơn khoảng 6-10°C so với nhiệt độ của môi trường.

 Cùng với quá trình khí khổng mở ra để thoát hơi nước thì O2 cũng được khuếch tán ra môi trường, đồng thời CO2 cũng khuếch tán vào lá. Việc có nhiều O2 và ít CO2 xung quanh sẽ khiến cho người dưới bóng cây cảm thấy dễ chịu hơn.

 

Trả lời:  Vì nhiệt độ cao khiến cây phải thoát nước nhiều. Nhờ thoát hơi nước mà cây không bị đốt nóng dưới ánh sán mặt trời, do đó, vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nước nhiều hơn cho cây trồng.

II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở thực vật

Câu hỏi 5. Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở cây ?

Câu hỏi 6. Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến trao đổi nước và dinh dưỡng ở cây ?

Trả lời: Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở thực vật. Vì ánh sáng liên quan chặt chẽ với quang hợp. Khi quang hợp mạnh, thực vật hút nhiều nước và muối khoáng.

Trả lời:  Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đén quá trình thoát hơi nước ở lá cây. Ban ngày trời nắng, nhiệt độ tăng cao, cây thoát hơi nước mạnh giữ cho cây không bị đốt nóng. Khi đó quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây sẽ tăng

LT3. Lấy ví dụ về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây trồng.

Vận dụng 3. Nêu một số biện pháp làm cho đất tơi xốp, thoáng khí thuận lợi cho quá trình hút nước và chất khoáng ở cây. 

Trả lời:

- Ánh sáng: vào những ngày nắng gắt, cây thoát hơi nước nhiều nên đất rất nhanh khô, cần được bổ sung nước.

- Nhiệt độ: Mùa đông cây thoát hơi nước chậm hơn mùa hè.

- Độ ẩm không khí, độ ẩm đất: Độ ẩm cao giúp hệ rễ của cây phát triển tốt, làm cho quá trình hút

- Độ thoáng khí: Đất không được làm tơi xốp hoặc cải tạo thường xuyên sẽ khiến cho cây trồng bị còi cọc, kém phát triển do lượng oxi trong đất thấp, làm giảm khả năng hút nước và chất dinh dưỡng của cây.

Trả lời: Một số biện pháp làm cho đất tơi xốp, thoáng khí:

- Thường xuyên cày xới đất

- Làm cỏ, sục bùn, phơi ải

 

- Tháo nước, xới đất nếu đất bị úng nước

Câu hỏi 7. Thế nào là cân bằng nước của cây trồng ?

Câu hỏi 8. Khi nào cần tưới nước cho cây ? Cần tưới với lượng nước và cách tưới như thế nào để cây sinh trưởng và phát triển tốt ?

Câu hỏi 9. Quan sát hình 25.10, nêu nguyên tắc bón phân hợp lý cho cây

Trả lời: Đó là sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.

Trả lời: Khi cây không cân bằng được nước thì cần phải tưới nước cho cây. Căn cứ vào từng loại cây, thời điểm sinh trưởng của cây cũng như là loại đất, điều kiện môi trường để tứoi lượng nước hợp lý cho cây.

Trả lời: Nguyên tắc bón phân hợp lý :

  • Bón đúng loại phân, đúng đối tượng, đúng cách
  • Bón phân cân đối, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng thời tiết, mùa vụ.

Vận dụng 4. Cho ví dụ về bón phân hợp lí trong trồng lúa nước.

Vận dụng 5. Trồng và chăm sóc cây cảnh để trong nhà thì cần tưới nước và bón phân thế nào cho hợp lí?

Trả lời:  Ví dụ:

- Lúa thích hợp với đạm amon và ere. Dạng phân đạm phổ biến đối với cây lúa là đạm urê với tỷ lệ đạm cao, thích hợp với đất thoái hóa, bạc màu. Đạm nitrat thường được sử dụng bón thúc ở vụ đông xuân, thích hợp với đất phèn, chua, mặn.

- Bón đạm (N) theo nguyên tắc BỐN, BA, HAI, MỘT:

  • Đối với các giống lúa thuần dưới 95 ngày sẽ bón 90 – 100kg phân đạm
  • Đối với các giống lúa thuần trên 95 ngày thì bón 100 – 120kg phân đạm
  • Đối với các giống lúa lai dưới 95 ngày bón 100 – 120kg phân đạm
  • Đối với các giống lúa lai trên 95 ngày thì bón 110 – 130kg phân đạm

Trả lời:

- Đối với cây cảnh, cần cung cấp cho nó một lượng nước phù hợp tùy theo từng loại cây. Xác định xem đó là loài chịu hạn hay cần cung cấp nước thường xuyên để tưới nước hàng ngày.

 

- Bón phân cho cây là công việc vô cùng quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Khoảng nửa tháng bón 5% phân tổng hợp cho cây một lần. Ngoài ra, dùng nước vo gạo để tưới cây cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải KHTN 7 cánh diều bài 25 : Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều bài 25 Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải khoa học tự nhiên 7 cánh diều. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận