Danh mục bài soạn

Tải giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: các phân tử sinh học trong tế bào (4 tiết)

Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: các phân tử sinh học trong tế bào (4 tiết)được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Sinh học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 6: CÁC PHÂN TỬ SINH HỌC TRONG TẾ BÀO (4 TIẾT)

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

-       Trình bày được thành phán cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

-       Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.

-       Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.

-       Vận dụng được kiến thức về thành phấn hoá học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,...).

2. Về năng lực

-       Năng lực sinh học:

●       Nhận thức sinh học:

+ Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

+ Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào.

+ Trình bày được đặc điểm chung của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrote, lipid, protein, nucleic acid.

 

+ Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid.

+ Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai trò của các phân tử sinh học.

+ Nêu được một số nguồn thực phẩm cung cấp các phân tử sinh học cho cơ thể.

●       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức về thành phần hóa học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm....).

-       Năng lực chung:

●       Tự chủ và tự học:

+ Chủ động, tích cực thực hiện các công việc của bản thân trong quá trình học tập về các phân tử sinh học trong tế bào.

+ Ghi chép thông tin về phân tử protein và nucleic acid theo hình thức sơ đồ tư duy cho phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.

●       Giao tiếp và hợp tác:

+ Chủ động phát biểu các vấn đề liên quan đến phân tử sinh học; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi tham gia các trò chơi về các phân tử sinh học.

+ Lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp khi được giao nhiệm vụ tìm hiểu về các phân tử sinh học trong tế bào.

●       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới, kết nối các ý

tưởng khi vẽ sơ đồ tư duy về protein và nucleic dcid; khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học.

 

3. Phẩm chất

-       Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập về các phân tử sinh học.

-       Tích cực tìm tòi và sáng tạo khi vẽ sơ đồ tư duy về protein, nucleic acid cũng như khi tham gia các trò chơi được tổ chức trong quá trình học tập về các phân tử sinh học.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

-       Dạy học trực quan.

-       Dạy học theo nhóm.

-       Phương pháp hỏi – đáp nêu và giải quyết vấn đề.

-       Kĩ thuật: khăn trải bàn, mảnh ghép, sơ đồ tư duy; Trò chơi: “Ai nhanh hơn?”, “Đoán ô chữ”, “Đuổi hình bắt chữ”.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

-       Hình ảnh về các loại đường, các loại protein trong cơ thể người.

-       Nội dung các ô chữ về vai trò của carbonhydrate.

-       Các câu hỏi liên quan đến bài học.

-       Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-       Bảng trắng, bút lông.

-       Giấy A4

-       Biên bản thảo luận nhóm.

-       Sơ đồ tư duy về protein, nucleic acid.

-       Bảng phân biệt ba loại RNA.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.

b. Nội dung: GV đưa ra tình huống có vấn đề để HS dự đoán câu trả lời, sau đó dẫn dắt vào bài học mới.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa ra tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ và trả lời: Tại sao dựa vào kết quả xét nghiệm DNA, người ta có thể xác định được hai người thất lạc nhiều năm có quan hệ thuyết thống với nhau, cũng như có thể tìm ra hung thủ chỉ từ một mẫu mô rất nhỏ có ở hiện trường?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ và chia sẻ ý kiến cá nhân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS chia sẻ hiểu biết cá nhân cho GV và cả lớp (HS không nhất thiết trả lời đúng)

- Các HS còn lại nêu ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận những đóng góp của HS, dẫn dắt vào bài học: Để giải thích việc tại sao người ta có thế xác định được quan hệ huyết thống qua việc xét nghiệm DNA, cũng như biết được các loại phân tử sinh học có trong tế bào và vai trò của chúng để có chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo sức khỏe,… chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay -  Bài 6: Các phân tử sinh học trong tế bào.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào

Hoạt động 1: Các nguyên tố hóa học có trong tế bào

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm phân tử sinh học.

- Kể được tên một số phân tử sinh học trong tế bào.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin phần I (SGK tr.24) để tìm hiểu khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin đọc thông tin phần I (SGK tr.24) để tìm hiểu khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Phân tử sinh học là gì?

+ Kể tên một số phân tử sinh học trong tế bào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc thông tin SGK, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Khái quát về các phân tử sinh học trong tế bào

- Các nguyên tố hoá học đã kết hợp với nhau hình thành nhiều phân tử sinh học (là các phân tử hữu cơ do sinh vật sống tạo thành), chúng có vai trò quan trọng đối với sự sống vì vừa là thành phần cấu tạo, vừa tham gia thực hiện nhiều chức năng trong tế bào.

- Các phân tử có vai trò quan trọng trong tế bào là: carbonhydrate, lipid, nucleic acid.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án sinh học 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án sinh học 10 chân trời Bài 6: các phân tử sinh học trong tế bào (4 tiết)
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: các phân tử sinh học trong tế bào (4 tiết) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án sinh học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận