Danh mục bài soạn

Tải giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: thông tin giữa các tế bào

Giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: thông tin giữa các tế bào được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Sinh học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 12: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào.

-       Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình:

+ Tiếp nhận: một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng.

+ Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào.

+ Đáp ứng: điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào.

2. Về năng lực

●     Năng lực sinh học:

-       Nhận thức sinh học: Hiểu được khái niệm và các giai đoạn truyền tin trong tế bào.

-       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng sự hiểu biết về truyền tin tế bào để giải thích một số vấn đề thực tiễn.

●     Năng lực chung:

-       Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về truyền tin tế bào.

- Tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về truyền tin tế bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước.

3. Phẩm chất

Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình hoạt động nhóm để thảo luận về truyền tin tế bào.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học theo nhóm và cặp đôi.

- Dạy học trực quan.

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề.

- Kĩ thuật khăn trải bàn, think – pair – share.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án

- Bản phóng to các hình ảnh trong SGK.

- Câu hỏi, video liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở; HS dự đoán câu trả lời.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK và đặt câu hỏi:

+ Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan nào đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan?

+ Quan sát hình 12.1 và cho biết: Con mèo phát hiện ra con chuột nhờ cơ quan nào? Thông tin về con chuột được truyền qua các cơ quan nào trong cơ thể mèo?

Nếu sự giao tiếp này bị ngưng trệ trong tích tắc, tính mạng chúng ta sẽ bị đe dọa. Vậy, quá trình các tế bào truyền tín hiệu và nhận tín hiệu diễn ra như thế nào?

- GV sử dụng kĩ thuật động não, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những suy luận.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

* Gợi ý:

Trong cơ thể người và động vật, hệ thần kinh đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan.

Con mèo phát hiện ra con chuột thông qua thị giác. Thông tin về con chuột được truyền qua hệ thần kinh đến hệ cơ, khiến mèo có thể di chuyển để rình bắt chuột. 

 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Các em có bao giờ tự hỏi rằng các tế bào trong cơ thể chúng ta truyền thông tin cho nhau bằng cách nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu giữa các tế bào trong cơ thể không có sự liên lạc? Để tìm hiểu về sự truyền tin giữa các tế bào, chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay - Bài 12: Thông tin giữa các tế bào.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về thông tin giữa các tế bào

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào.

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề để HS dự đoán.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin và quan sát các hình ảnh mục I (SGK tr. 76 – 77) để tìm hiểu khái niệm về thông tin giữa các tế bào.

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan kết hợp hỏi – đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung SGK và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt vấn đề: Sự trao đổi thông tin qua điện thoại có thể diễn ra dưới những hình thức nào? Trong quá trình đó, thông tin được truyền như thế nào?

- GV yêu cầu HS dự đoán câu trả lời. GV không kết luận.

GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời các câu hỏi sau:

+ Điều gì sẽ xảy ra nếu các tế bào trong cơ thể chúng ta không có sự trao đổi thông tin với nhau?

+ Thông tin tế bào là gì? Nêu ý nghĩa sinh học của thông tin giữa tế bào.

+ Quan sát hình 13.3 SGK:

⮚   So sánh hai kiểu thông tin giữa các tế bào: truyền tin cận tiết và truyền tin nội tiết.

⮚   Quá trình truyền thông tin giữa các tế bào cần có sự tham gia của những yếu tố nào?

- GV giới hạn thời gian thảo luận cho các nhóm.

- GV yêu cầu các cặp đôi chia sẻ kết quả hoạt động trong nhóm 6 người.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh SGK, trao đổi, thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả hoạt động nhóm.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. KHÁI NIỆM VỀ THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO

- Thông tin giữa các tế bào là quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác.

- Thông tin có nhiều dạng khác nhau, có thể được chuyển từ dạng này sang dạng khác.

- Các tế bào trao đổi thông tin với nhau chủ yếu bằng các tín hiệu hóa học.

- 2 kiểu truyền tin phổ biến giữa các tế bào: truyền tin nội tiết và truyền tin

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án sinh học 10 cánh diều, soạn mới giáo án sinh học 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án sinh học 10 cánh diều Bài 12: thông tin giữa các tế bào
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 12: thông tin giữa các tế bào . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án sinh học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận