Danh mục bài soạn

Tải giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 11: tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào

Giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 11: tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Sinh học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 11: TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CÁC CHẤT TRONG TẾ BÀO

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh hoạ (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,...).

-       Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích luỹ năng lượng.

-       Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng trong tế bào thực vật.

-       Nêu được vai trò của hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.

-       Phát biểu được khái niệm phân giải các chất trong tế bào.

-       Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai đoạn phân giải kị khí (lên men).

-       Trình bày được quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng.

-       Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.

2. Về năng lực

-       Năng lực sinh học:

●     Nhận thức sinh học:

+ Hiểu được khái niệm tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào, khái niệm quang hợp ở thực vật, quang khử ở vi khuẩn.

+ Trình bày được các giai đoạn phân giải hiếu khí (hô hấp tế bào) và các giai đoạn phân giải kị khí (lên men); quá trình phân giải các chất song song với giải phóng năng lượng.

+ Phân tích được mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng những hiểu biết về enzyme để giải thích một số vấn đề thực tiễn như hiện tượng không dung nạp được lactose; khi ăn nhiều sẽ bị đầy bụng, khó tiêu; khi sốt cao có nguy cơ tử vong.

-       Năng lực chung:

●     Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.

●     Tìm hiểu thế giới sống: Chứng minh được tất cả sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào quang hợp.

3. Phẩm chất

Trách nhiệm: Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động bảo vệ thực vật và môi trường sống của các loài sinh vật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

-       Tranh phóng to các hình ảnh trong SGK.

-       Phiếu học tập số 1: Phân biệt pha sáng và chu trình Calvin.

-       Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu hô hấp tế bào.

-       Video về quá trình quang hợp, quá trình hô hấp tế bào.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Sinh học 10

-       Các dụng cụ học tập cần thiết theo yêu cầu của GV.

-       Biên bản thảo luận nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.

b. Nội dung:

GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK và trả lời các câu hỏi.

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 10.1 (SGK tr.61) và trả lời các câu hỏi: Vận động viên cử tạ/vận động viên điền kinh đã tiêu tốn nhiều năng lượng cho mỗi lần đẩy tạ, chạy nhảy. Năng lượng đó có nguồn gốc từ đâu và được giải phóng nhờ quá trình nào?

 

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân. GV sử dụng kĩ thuật động não để khuyến khích HS dự đoán câu trả lời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân, kết hợp quan sát hình ảnh, suy nghĩ và trả lời nhanh câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đạ diện một số HS trả lời câu hỏi và nhận xét.

* Gợi ý: Năng lượng đó có nguồn gốc từ các tế bào trong cơ thể, được giải phóng nhờ quá trình chuyển hóa năng lượng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và dẫn dắt HS vào bài học: Tổng hợp và phân giải là hai quá trình đối lập và thống nhất trong hoạt động sống của tế bào và sinh vật. Vậy, quá trình tổng hợp và phân giải diễn ra như thế nào? Cần những yếu tố nào tác động để hai quá trình này diễn ra một cách thuận lợi? Chúng ta hãy cùng đi vào bài học hôm nay – Bài 10: Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào.

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy được ví dụ minh hoạ (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,...).

- Trình bày được quá trình tổng hợp các chất song song với tích luỹ năng lượng.

- Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp trong việc tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng trong tế bào thực vật.

- Nêu được vai trò của hoá tổng hợp và quang khử ở vi khuẩn.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, đọc thông tin mục I (SGK tr.67 – 71) để tìm hiểu về quá trình tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào.

- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn HS thảo luận nội dung SGK, trả lời câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và phiếu học tập của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

●     Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 – 5 HS), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát hình ảnh SGK tr.67 để tìm hiểu về khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào.

- GV đặt câu hỏi thảo luận cho HS:

+ Nêu khái niệm tổng hợp các chất trong tế bào. Lấy ví dụ minh họa (tổng hợp protein, lipid, carbohydrate,…)

+ Có phải tất cả các sinh vật đều thực hiện được hai giai đoạn tổng hợp không? Lấy ví dụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

●     Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu quá trình quang tổng hợp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin và quan sát các hình ảnh minh họa mục I.1 (SGK tr.68 – 70) để tìm hiểu về quá trình quang tổng hợp.

- GV cho HS xem video về quá trình quang tổng hợp và yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập).

* Link video:

http://www.youtube.com/watch?v=3pD68uxRLkM

- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn các nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin SGK, mỗi HS trong nhóm làm việc cá nhân, viết câu trả lời của mình lên một góc của tờ giấy, sau đó cả nhóm tổng hợp các đáp án, ghi vào phiếu học tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu học tập, nhận xét, đánh giá lẫn nhau.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

●     Nhiệm vụ 3: Hóa tổng hợp và quang khử

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn lại chia thành các nhóm nhỏ hơn để thảo luận:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về hóa tổng hợp

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về quang khử

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I.2 (SGK tr.70 - 71) để tìm hiểu về quá trình hóa tổng hợp và quang khử.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

* Nhóm 1:

1. Nêu khái niệm hóa tổng hợp. Trình bày quá trình tổng hợp các chất song song với tích lũy năng lượng. Nêu vai trò của hóa tổng hợp.

2. So sánh quang tổng hợp và hóa tổng hợp theo bảng sau:

 

Quang tổng hợp

Hóa tổng hợp

Giống nhau

 

Khác nhau

 

 

* Nhóm 2:

1. Nêu khái niệm quang khử. Trình bày quá trình quang khử song song với tích lũy năng lượng. Nêu vai trò của quang khử.

2. So sánh quang khử và quang tổng hợp theo bảng sau:

 

Quang khử

Quang tổng hợp

Giống nhau

 

Khác nhau

 

 

- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm nhỏ trong nhóm lớn 1 trao đổi sản phẩm với các nhóm thuộc nhóm lớn 2. Các nhóm nhận xét, góp ý, đặt câu hỏi để cùng hiểu được cả hai nội dung.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiến hành chia nhóm thảo luận, tìm hiểu thông tin SGK và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu thảo luận để cùng hiểu được cả hai nội dung.

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

●     Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tổng hợp các phân tử lớn trong tế bào

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, đọc thông tin mục II.3 và quan sát hình 11.6 (SGK tr.70 – 71) và thảo luận về các câu hỏi:

+ Các phân tử lớn trong tế bào (protein, lipid, tinh bột,…) được tổng hợp như thế nào.

+ Các phân tử lớn trong tế bào được tổng hợp có vai trò gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đôi tìm hiểu thông tin SGK, trao đổi và trả lời các câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày câu trả lời.

- Những HS còn lại nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

I. Tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng trong tế bào

- Tổng hợp các chất trong tế bào là quá trình chuyển hoá những chất đơn giản thành những chất phức tạp diễn ra trong tế bào với sự xúc tác của enzyme => Hình thành các chất để xây dựng tế bào, tích lũy năng lượng.

- Chia thành 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: các quá trình quang tổng hợp, hóa tổng hợp, quang khử.

+ Giai đoạn 2: quá trình tổng hợp các chất hữu cơ.

1. Quang tổng hợp

- Là quá trình tế bào sử dụng năng lượng ánh sáng (NLAS) để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.

- Vai trò: chuyển năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học tích luỹ trong hợp chất hữu cơ (C6H12O6) và giải phóng O2 vào khí quyển.

- Trong sinh giới: thực vật, tảo và một số vi khuẩn có khả năng quang tổng hợp.

- Quá trình quang tổng hợp ở thực vật và tảo diễn ra ở lục lạp và được chia thành hai pha: pha phụ thuộc ánh sáng (pha sáng) và pha không phụ thuộc ánh sáng (chu trình Calvin).

2. Hoá tổng hợp và quang khử

- Hóa tổng hợp là quá trình tế bào chuyển năng lượng từ các phản ứng oxi hoá - khử thành năng lượng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ.

- Quang khử là quá trình quang tổng hợp ở vi khuẩn nhờ các sắc tố quang hợp nằm - trên màng tế bào.

- Quang khử khác với quang hợp, quá trình cố định CO, trong trường hợp này thường được thực hiện trong điều kiện không có oxygen.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án sinh học 10 cánh diều, soạn mới giáo án sinh học 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án sinh học 10 cánh diều Bài 11: tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 11: tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án sinh học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận