Danh mục bài soạn

Tải giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bài 10: thực hành: quan sát tế bào

Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bài 10: thực hành: quan sát tế bào được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Sinh học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 10: THỰC HÀNH: QUAN SÁT TẾ BÀO

 

 

 I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Thu thập được dữ liệu quan sát kết quả thực hành quan sát tế bào.

-       Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành quan sát tế bào.

2. Về năng lực

-   Năng lực sinh học:

●       Nhận thức sinh học: Biết cách thực hiện thí nghiệm quan sát tế bào đảm bảo các quy định an toàn và vệ sinh trong phòng thí nghiệm.

●       Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học về tế bào để đưa ra những kết luận dựa trên hiện tượng quan sát được.

-   Năng lực chung:

●       Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành quan sát tế bào.

3. Phẩm chất

●       Trung thực: Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đứng kết quả quan sát được.

●       Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài thực hành.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

Dạy học thực hành.

- Dạy học trực quan.

- Dạy học theo nhóm nhỏ.

- Phương pháp hỏi – đáp.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK.

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

-  Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.

- Báo cáo kết quả thực hành.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở để HS thoải mái nêu ý kiến.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề: Bằng cách nào chúng ta có thể tận mắt quan sát và phân biệt các loại tế bào?

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS trả lời nhanh trong vòng 1  phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại những kiến thức đã học, suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS ngồi tại chỗ, thoải mái đưa ra ý kiến.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Các tế bào đều có kích thước rất nhỏ, chúng ta không thể quan sát chúng bằng mắt thường, chính vì vậy, để quan sát và tìm hiểu về tế bào, chúng ta cần có sự hỗ trợ của kính hiển vi. Trong bài học hôm nay – Bài 10. Thực hành: Quan sát tế bào, chúng ta sẽ cùng sử dụng kính hiển vi quang học để tiến hành quan sát một số loại tế bào và tìm hiểu kĩ hơn về chúng nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tế bào vi khuẩn lam

a. Mục tiêu:

- Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tế bào.

- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành quan sát tế bào.

- Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.

- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài thực hành.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm mục II.1 (SGK tr.52) để nắm được trình tự thực hiện thí nghiệm.

- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các bước được hướng dẫn trong SGK.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả quan sát của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo yêu cầu:

+ Dụng cụ: Kính hiển vi quang học, lam kính, lamen, kim mũi mác, kim mũi nhọn, đèn cồn, kẹp, tăm tre, tăm bông, ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

+ Hóa chất: Nước cất, xanh methylene.

+ Mẫu vật: Mẫu nước tự nhiên (ao, hồ,...), lá thài lài tía (lá lẻ bạn), tế bào niêm mạc miệng.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm mục II.1 (SGK tr.52) để nắm được trình tự thực hiện thí nghiệm.

- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo từng bước:

+ Bước 1: Nhỏ một giọt nước ao, hồ,... lên một lam kính sạch. Sau đó, đặt lamen lên giọt nước, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài.

+ Bước 2: Đưa lên kính hiển vi để quan sát tế bào vi khuẩn ở vật kính 40x.

- Ở mỗi bước, GV giải thích cho HS thông qua các câu hỏi:

+ Tên gọi “vi khuẩn lam” xuất phát từ đâu?

+ Màu xanh của vi khuẩn lam do đâu mà có?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu các bước tiến hành thí nghiệm trong SGK và thực hành làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết; hướng dẫn HS quan sát và mô tả hình dạng tế bào vi khuẩn lam.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

HS báo cáo số lượng tế bào vi khuẩn lam ở vùng tiêu bản quan sát được và mô tả hình dạng của chúng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chốt kiến thức và chuyển sang thí nghiệm tiếp theo.

HS thực hành quan sát và ghi chép lại kết quả thí nghiệm quan sát tế bào vi khuẩ

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án sinh học 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án sinh học 10 chân trời bài 10: thực hành: quan sát tế bào
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bài 10: thực hành: quan sát tế bào . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án sinh học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận