Danh mục bài soạn

Tải giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 31: virus gây bệnh

Giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 31: virus gây bệnh được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Sinh học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 31: VIRUS GÂY BỆNH

(2 tiết)

 

 I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật và cách phòng chống.

- Giải thích được các bệnh do virus lây lan thường nhanh, rộng, có nhiều biến thể.

- Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh.

2. Về năng lực

- Năng lực sinh học:

·      Nhận thức sinh học:

+ Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật (HIV, cúm, sởi..) và cách phòng chống.

+ Trình bày được cách phòng chống các bệnh do virus gây ra ở người, thực vật và động vật.

+ Giải thích được các bệnh do virus thường lây lan nhanh, rộng và có nhiều biến thể.

·      Tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện được dự án hoặc đề tài điều tra một số bệnh do virus gây ra và tuyên truyền phòng chống bệnh.

·      Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất biện pháp tuyên truyền phóng chống bệnh do virus gây ra.

- Năng lực chung:

·      Giao tiếp và hợp tác:Phân công hợp lí và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất và phân tích được các giải pháp phòng tránh các bệnh do virus.

3. Phẩm chất

Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động bạn bè, người thân nâng cáo ý thức phòng chống các bệnh do virus gây ra.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.

- Hình ảnh, video về các phương thức lây truyền của virus ở thực vật, động vật và người.

- Các phiếu học tập, phiếu điều tra, bảng tiêu chí đánh giá dự án, kế hoạch tổ chức dạy học dự án.

- Bút lông, giấy A0, A4.

- Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT Sinh học 10, vở ghi chép.

- Tìm hiểu các tranh ảnh, thông tin về các phương thức lây truyền của virus ở thực vật, động vật và người

 

 

- Kế hoạch thực hiện dự án

- Sản phẩm dự án.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS tiếp cận bài học mới.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK và định hướng HS xác định nhiệm vụ của bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được dự đoán về câu trả lời và bước đầu tiếp cận được nội dung của bài học mới.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề theo nội dung gợi ý trong SGK: Khi người bệnh (do nhiễm virus) hắt hơi, virus theo hàng ngàn giọt bắn bay vào không khí và có khả năng lây truyền bệnh cho người khác. Ngoài ra, virus còn có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Để hạn chế sự lây nhiễm virus, chúng ta cần thực hiện những biện pháp gì?

- GV sử dụng kĩ thuật động não để yêu cầu HS nêu cách giải quyết tình huống trong thời gian 1 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và các kiến thức thực tế để giải quyết vấn đề mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS giơ tay phát biểu.

*Gợi ý:

Để hạn chế sự lây nhiễm virus, chúng ta cần thực hiện những biện pháp như là:

+ Đeo khẩu trang ở những nơi công cộng.

+ Khi đi ra ngoài về thì rửa tay sạch, sát khuẩn tay.

+ Tập luyện thể thao để có cơ thể khỏe mạnh hạn chế được sự tấn công của virus…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS và dẫn dắt vào bài mới: Như tình huống ở trên, virus có thể lây truyền bằng nhiều con đường. Nhiệm vụ của bài học hôm nay chúng ta cần thực hiện đó là: Tìm hiểu các phương thức lây truyền và cách phòng tránh virus; Thực hiện dự án điều tra một số bệnh do virus gây ra tại địa phương. Chúng ta đi vào bài học Bài 31. Virus gây bệnh

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các phương thức lây truyền bệnh do virus gây ra ở người, động vật và thực vật.

a. Mục tiêu:

- Trình bày được phương thức lây truyền một số bệnh do virus ở người, thực vật và động vật và cách phòng chống.

Phân công hợp lí và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập đã được hoàn thành của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành những nhóm 4-6 HS rồi tổ chức cho các nhóm HS đọc thông tin trong SGK thảo luận về các câu hỏi 1,2,3,4 trang 148 SGK và hoàn thành vào phiếu học tập (file đính kèm phía dưới hoạt động.

GV cho HS rút ra nội dung trọng tâm như trong SGK, trang 146.

- Sau đó yêu cầu HS trả lời LT1 trang 145, LT2 trang 146 SGK.

LT1: So với cách làm truyền thống, việc ứng dụng virus để sản xuất chế phẩm sinh học có những ưu điểm gì?

LT2: Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý đến điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm, đọc thông tin SGK để thảo luận hoàn thành phiếu học tập và các câu hỏi luyện tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm HS thuyết trình về phiếu học tập. Các nhóm khác lắng nghe và đưa ra ý kiến.

- GV mời HS phát biểu câu trả lời cho câu hỏi luyện tập1,2. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS rồi chuyển sang nội dung tiếp theo.

I. Phương thức lây truyền và cách phòng chống bệnh do virus gây ra.

1. Các phương thức lây truyền bệnh do virus ở người, động vật và thực vật.

- HS hoàn thành phiếu học tập

Trả lời:

LT1.

- Do virus có khả năng nhân lên rất nhanh (so với quá trình nhân đôi của vi khuẩn) trong tế bào vật chủ, do vậy gene mong muốn sản xuất chế phẩm (được cài xen vào hệ gene của virus) được nhân lên nhanh chóng, tạo ra lượng chế phẩm lớn hơn so với phương pháp thông thường.

LT2.

- Khi sử dụng insuline để điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:

+ Do insuline có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên khi tiêm thuốc cần tránh nguy cơ hạ đường huyết. Do đó là nên tiêm insuline ngay trước bữa ăn. Tùy loại insuline mà thời gian tiêm đến khi ăn là khác nhau.

+ Nên tiêm insuline theo đường tĩnh mạch để tránh insuline bị phân hủy bởi các enzyme có mặt ở dưới mô da.

+ Khi tiêm nên lăn lọ thuốc để làm ấm và trộn đều thuốc, không nên lắc mạnh lọ vì dễ tạo ra bọt khí và khi rút insuline vào bơm tiêm thì khí có thể lọt vào bơm tiêm.

+ Không nên tự ý sử dụng insuline mà cần đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách sử dụng.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo, soạn mới giáo án sinh học 10 chân trời công văn mới, soạn giáo án sinh học 10 chân trời Bài 31: virus gây bệnh
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 31: virus gây bệnh . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án sinh học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận