Danh mục bài soạn

Tải giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 20: thành tựu của công nghệ vi sinh vật Và ứng dụng của vi sinh vật

Giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 20: thành tựu của công nghệ vi sinh vật Và ứng dụng của vi sinh vật được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Sinh học chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 20: THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT

VÀ ỨNG DỤNG CỦA VI SINH VẬT

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật.

-       Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,...).

-       Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểm về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật. Làm được tập san, các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.

-       Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai.

-       Kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật và triển vọng phát triển của ngành nghề đó.

2. Về năng lực

-       Năng lực sinh học:

●     Nhận thức sinh học: Nêu được khái niệm công nghệ vi sinh vật; Trình bày được cơ sở khoa học của công nghệ vi sinh vật; Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật; Phân tích được triển vọng công nghệ vi sinh vật trong tương lai và kể tên được một số ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật.

●     Tìm hiểu thế giới sống: Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật; Làm được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ vi sinh vật.

●     Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vi sinh vật vào đời sống.

-       Năng lực chung:

●     Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản thân, phân công và thực hiện được các nhiệm vụ trong nhóm khi học về thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng.

●     Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được triển vọng của các ngành nghề liên quan đến công nghệ vi sinh vật.

●     Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến các sản phẩm công nghệ vi sinh vật.

3. Phẩm chất

●     Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.

●     Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người dân sử dụng các sản phẩm công nghệ vi sinh vật thân thiện với môi trường.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh ảnh trong SGK phóng to.

- Phiếu học tập liên quan đến nội dung bài học.

- Phiếu đánh giá dự án học tập.

2. Đối với học sinh

- SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập.

- Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, ôn tập kiến thức đã học và gắn kết với kiến thức mới.

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về vấn đề được đề cập ở đầu bài.

- HS suy nghĩ, trao đổi, đưa ra câu trả lời.

c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS về quá trình chuyển hóa trong muối rau, củ.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Quan sát các công đoạn sản xuất phô mai trong một nhà máy phô mai (hình 20.1 SGK) và cho biết vi sinh vật được sử dụng trong công đoạn nào? Đó là nhóm vi sinh vật gì?

Diagram

Description automatically generated

+ Có thể sử dụng tế bào vi sinh vật như một “nhà máy” thực hiện đầy đủ các công đoạn khác nhau trong quy trình sản xuất sản phẩm phục vụ con người được không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân, suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV.

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến.

- GV mời các HS khác nhận xét, đưa ra những ý kiến khác.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận những ý kiến của HS, dẫn dắt vào bài học mới: Mặc dù có kích thước vô cùng nhỏ, nhưng nhờ sự trợ giúp của công nghệ, các vi sinh vật đã được ứng dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau, đã và đang phục vụ tích cực cho đời sống con người. Để tìm hiểu về những thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật trong cuộc sống, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học hôm nay – Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về công nghệ vi sinh vật và một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm công nghệ vi sinh vật.

- Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn.

- Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường,...)

b. Nội dung:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin kết hợp quan sát những hình ảnh mục  I (SGK tr.123 - 126) để hiểu về công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của công nghệ vi sinh vật trong thực tiễn.

- GV sử dụng phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn HS thảo luận về nội dung SGK và hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập của HS.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án sinh học 10 cánh diều, soạn mới giáo án sinh học 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án sinh học 10 cánh diều Bài 20: thành tựu của công nghệ vi sinh vật Và ứng dụng của vi sinh vật
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Sinh học 10 Cánh diều Bài 20: thành tựu của công nghệ vi sinh vật Và ứng dụng của vi sinh vật . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án sinh học 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận