Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương IV. Hàm số y = $ax^{2}$ (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III. Góc với đường tròn

Chương IV. Hình trụ- Hình nón- Hình cầu

Giải toán vnen 9 tập 2: Bài tập 6 trang 115

Bài tập 6: Trang 115 toán VNEN 9 tập 2

Chứng minh rằng: Nếu tứ giác có hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới một góc $\alpha \;(0 < \alpha < 180^\circ)$ thì đó là tứ giác nội tiếp. Ngược lại, trong một tứ giác nội tiếp, hai đỉnh kề nhau cùng nhìn cạnh chứa hai đỉnh còn lại dưới cùng một góc.

Hướng dẫn: Xem hình 104

Giải câu 6 trang 115 toán VNEN 9 tập 2

Giả sử tứ giác ABCD có hai đỉnh B và C cùng nhìn cạnh AD dưới cùng một góc $\alpha \;(0 < \alpha < 180^\circ)$.

Khi đó, B và C cùng thuộc cung chứa góc $\alpha $ (tâm O) dựng trên cạnh AD.

Tức là bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc đường tròn (O), suy ra $.....$

Ngược lại, nếu ABCD là tứ giác nội tiếp thì $\widehat{ABD} = \widehat{ACD}$ vì $.............$

Cách làm cho bạn:

Giả sử tứ giác ABCD có hai đỉnh B và C cùng nhìn cạnh AD dưới cùng một góc $\alpha \;(0 < \alpha < 180^\circ)$.

Khi đó, B và C cùng thuộc cung chứa góc $\alpha $ (tâm O) dựng trên cạnh AD.

Tức là bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc đường tròn (O), suy ra ABCD là tứ giác nội tiếp.

Ngược lại, nếu ABCD là tứ giác nội tiếp thì $\widehat{ABD} = \widehat{ACD}$ vì góc nội tiếp cùng chắn một cung AD.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận