Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương IV. Hàm số y = $ax^{2}$ (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III. Góc với đường tròn

Chương IV. Hình trụ- Hình nón- Hình cầu

Giải toán vnen 9 tập 2: Bài tập 1 trang 112

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Trang 112 toán VNEN 9 tập 2

Thực hiện các hoạt động sau để ôn lại kiến thức, kĩ năng đã học

a) Một bạn hỏi, một bạn trả lời, sau đó đổi vai cho nhau

(1) Thế nào là cung chứa góc $\alpha $ ($0^\circ < \alpha < 180^\circ$)

(2) Thế nào là tứ giác nội tiếp?

b) Đố bạn phát biểu chính xác các tính chất sau

(1) Tập hợp điểm luôn nhìn một đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc $\alpha $ không đổi ($0^\circ < \alpha < 180^\circ$) là $......$ dựng trên đoạn thẳng đó.

(2) Một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng $180^\circ$ (hay 2v) thì $...$ và ngược lại.

(3) Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp:

Tứ giác có tổng hai góc đối bằng $....$

Tứ giác có bốn đỉnh $....$ một điểm xác định

(4) Hình thang nội tiếp đường tròn là $....$ và ngược lại.

Cách làm cho bạn:

a)

(1) Cung chứa góc $\alpha $ ($0^\circ < \alpha < 180^\circ$) là tập hợp các điểm M thỏa mãn $\widehat{AMB} = \alpha $ (với AB là đoạn thẳng cho trước).

(2) Tứ giác nội tiếp là tứ giác có bốn đỉnh cùng thuộc một đường tròn.

b)

(1) Tập hợp điểm luôn nhìn một đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc $\alpha $ không đổi ($0^\circ < \alpha < 180^\circ$) là hai cung chứa góc $\alpha $ dựng trên đoạn thẳng đó.

(2) Một tứ giác có tổng số đo hai góc đối diện bằng $180^\circ$ (hay 2v) thì tứ giác nội tiếp và ngược lại.

(3) Dấu hiệu nhận biết tứ giác nội tiếp:

Tứ giác có tổng hai góc đối bằng $180^\circ$ (hay 2v).

Tứ giác có bốn đỉnh cách đều một điểm xác định

(4) Hình thang nội tiếp đường tròn là hình thang cân và ngược lại.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận