Danh mục bài soạn

PHẦN ĐẠI SỐ

Chương III. Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Chương IV. Hàm số y = $ax^{2}$ (a khác 0). Phương trình bậc hai một ẩn

PHẦN HÌNH HỌC

Chương III. Góc với đường tròn

Chương IV. Hình trụ- Hình nón- Hình cầu

Giải toán vnen 9 tập 2: Bài tập 3 trang 114

Bài tập 3: Trang 114 toán VNEN 9 tập 2

Cho nửa đường tròn đường kính AB và điểm C di động trên cung AB. Lấy AC làm cạnh, vẽ tam giác đều ACD sao cho D và B là hai điểm khác phía so với đường thẳng AC. Gọi E là giao điểm của CD với cung AB. Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng DC. Chứng minh rằng: Khi điểm C di động trên cung AB thì điểm M thuộc nửa đường tròn đường kính AE.

Hướng dẫn: Xem hình 101

 Giải câu 3 trang 114 toán VNEN 9 tập 2

Theo giả thiết ta có $\widehat{ACD} = 60^\circ$ nên $\widehat{ACE} = 120^\circ$ mà ACEB là tứ giác nội tiếp nên $\widehat{ABE} = 60^\circ$.

Do A, B cố định, $\widehat{ABE} = 60^\circ$ (không đổi) nên điểm E cố định.

Theo giả thiết ACD là tam giác đều và M là trung điểm của đoạn DC nên $\widehat{AMC} = 90^\circ$, hay $\widehat{90^\circ}$.

Như vậy, do điểm M di động nhưng luôn nhìn đoạn thẳng AE $...........$

Cách làm cho bạn:

Theo giả thiết ta có $\widehat{ACD} = 60^\circ$ nên $\widehat{ACE} = 120^\circ$ mà ACEB là tứ giác nội tiếp nên $\widehat{ABE} = 60^\circ$.

Do A, B cố định, $\widehat{ABE} = 60^\circ$ (không đổi) nên điểm E cố định.

Theo giả thiết ACD là tam giác đều và M là trung điểm của đoạn DC nên $\widehat{AMC} = 90^\circ$, hay $\widehat{90^\circ}$.

Như vậy, do điểm M di động nhưng luôn nhìn đoạn thẳng AE một góc $90^\circ$ không đổi nên M thuộc nửa đường tròn đường kính AE khi C di động.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận