Danh mục bài soạn

VNEN toán 6 tập 1

VNEN toán 6 tập 2

Phần số học - Chương 3: Phân số

Phần hình học - Chương 2: Nửa mặt phẳng. Góc. Đường tròn. Tam giác

Giải toán vnen 6 tập 2: Bài tập 1 trang 96

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Trang 96 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Thực hiện các hoạt động sau để ôn lại các kiến thức đã học

a) Nhớ lại và trao đổi

  • Nhớ lại và nêu các hình và các tính chất đã học ở chương II.
  • Nhớ lại và nêu các kiến thức cơ bản với mỗi bài đã học ở chương này.

b) Đố

Viết vào các chỗ trống sau đây tên của các hình đã học ở chương này:

(1) ............................

(2) .............................

(3) ...........................

(4) ................................

(5) ............................

(6) .............................

(7) ...........................

(8) ................................

(9) ............................

(10) .............................

(11) ...........................

(12) ................................

(13) ............................

(14) .............................

(15) ...........................

(16) ................................

Phát biểu rồi viết vào chỗ trống để hoàn thành các tính chất sau:

(1) Bất kì .... cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau;

(2) Số đo của góc bẹt là ...................;

(3) Nếu tia Oy ..... thì $\widehat{xOy} + \widehat{yOz} = \widehat{xOz}$;

(4) Nếu $\widehat{xOy} + \widehat{yOz} = \widehat{xOz}$ thì tia Oy ............................;

(5) Dây đi qua tâm của đường tròn là ...............................

c) Trả lời các câu hỏi sau

(1) Thế nào là nửa mặt phẳng?

(2) Thế nào là góc?

(3) Thước đo góc có cấu tao như nào

(4) Để đo (tìm số đo) của một góc ta làm thế nào?

(5) Người ta so sánh hai góc bằng cách gì?

(6) Thế nào là: Góc bẹt? Góc vuông? Góc nhọn? Góc tù?

(7) Thế nào là: Tia nằm giữa hai tia? Điểm nằm trong góc?

(8) Khi nào thì $\widehat{xOy} + \widehat{yOz} = \widehat{xOz}$?

(9) Thế nào là: Hai góc phụ nhau? Hai góc bù nhau?

(10) Thế nào là hai góc kề nhau? Hai góc kề phụ? Hai góc kề bù?

(11) Tia phân giác của một góc là gì?

(12) Đường tròn là gì? Hình tròn là gì?

(13) Thế nào là: Cung? Dây cung? Đường kính của đường tròn?

(14) Muốn so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng compa ta làm như thế nào?

(15) Muốn dùng compa để vẽ một đoạn thẳng (trên một tia) có độ dài bằng độ dài của một đoạn thẳng cho trước ta làm như thế nào?

(16) Dùng compa để vẽ (trên một tia) một đoạn thẳng có độ dài bằng tổng độ dài của hai (hay một số) đoạn thẳng cho trước ta làm như thế nào?

(17) Tam giác là hình như thế nào? 

(18) Vẽ tam giác biết độ dài ba cạnh bằng cách sử dụng compa ta làm như thế nào?

d) Ghi lại nội dung ở phần c) theo cách khác (theo bảng; hay sơ đồ).

Cách làm cho bạn:

a) Các hình và các tính chất đã học ở chương II

  • Nửa mặt phẳng: Hình gồm đường thẳng a và một phần mặt phẳng bị chia bởi a gọi là một nửa mặt phẳng bờ a.
  • Góc: hình tạo bởi hai tia chung gốc.
  • Tam giác: Hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA khi ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
  • Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R....

Kiến thức cơ bản trong mỗi bài:

  • Bài 1: Biết các khái niệm vể nửa mặt phẳng, hai nửa mặt phẳng đối nhau, góc, góc bẹt, tia nằm giữa hai tia, điểm nằm trong góc và cách vẽ của chúng.
  • Bài 2: Biết được số đo góc, so sánh hai góc, điều kiện để $\widehat{xOy} + \widehat{yOz} = \widehat{xOz}$, hai góc kề nhau, bù nhau, phụ nhau, kề bù, biết cách đo góc.
  • Bài 3: Biết cách vẽ một góc với số đo cho trước, vẽ tia phân giác của một góc.
  • Bài 4: Biết được khái niệm và tính chất của hai góc đối đỉnh, hai góc so le trong, hai góc đồng vị.
  • Bài 5: Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
  • Bài 6: Biết các khái niệm và tính chất của hình tròn, hình tam giác.

b)

  • Tên các hình đã học trong chương II

(1) Nửa mặt phẳng

(2) Góc

(3) Góc vuông

(4) Góc nhọn

(5) Góc tù

(6) Hai góc kề nhau.

(7) Hai góc bù nhau

(8) Hai góc phụ nhau

(9) Hai góc kề phụ

(10) Hai góc kề bù

(11) Tia nằm giữa hai tia

(12) Điểm nằm trong góc

(13) Tia phân giác của một góc

(14) Đường tròn

(15) Hình tròn

(16) Tam giác

  • Điền vào chỗ trống:

(1) đường thẳng nào

(2) $180^\circ$

(3) nằm giữa hai tia Ox và Oz

(4) nằm giữa hai tia Ox và Oz

(5) đường kính của đường tròn đó.

c) Các em xem lại kiến thức của từng bài để trả lời câu hỏi.

d) Các em tham khảo câu 2.

 

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận