Danh mục bài soạn

VNEN toán 6 tập 1

VNEN toán 6 tập 2

Phần số học - Chương 3: Phân số

Phần hình học - Chương 2: Nửa mặt phẳng. Góc. Đường tròn. Tam giác

Soạn VNEN toán 6 bài 12: Hỗn số - Số thập phân - Phần trăm

Chuyên mục: Soạn VNEN toán 6

Giải bài 12: Hỗn số - Số thập phân - Phần trăm - Sách hướng dẫn học toán 6 tập 2 trang 39. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

Đố bạn:

a. Cho ví dụ về hỗn số, số thập phân, phầm trăm đã học ở Tiểu học.

b. Nêu cách viết phân số dưới dạng hỗn số và ngược lại. Lấy ví dụ minh họa.

c. "Thế nào là phân số thập phân? Nêu các thành phần cấu tạo của phân số thập phân?". Lấy ví dụ minh họa.

Trả lời:

a.

  • Ví dụ về hỗn số: $2\frac{3}{4}$.
  • Ví dụ về số thập phân: $3,2$.
  • Ví dụ về phần trăm: $20%$.

b.

  • Cách viết phân số dưới dạng hỗn số: Muốn đổi một phân số có tử lớn hơn mẫu thành một hỗn số ta chia tử cho mẫu, thương tìm được chính là phần nguyên, phần phân số có tử là số dư còn mẫu là mẫu số của phân số đã cho.
  • Cách viết hỗn số dưới dạng phân số: Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số của phần phân số. Mẫu số bằng mẫu số của phần phân số.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. a. Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

  • Quan sát hình (sgk trang 40)
  • Đọc và giải thích (sgk trang 40)
  • Viết các phân số sau dưới dạng hỗn số: $\frac{13}{4};\;\frac{22}{5}$.
  • Viết các hỗn số sau dưới dạng phân số (theo mẫu):

Mẫu: (sgk trang 40)

$2\frac{5}{7};\;4\frac{3}{11}$

b. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 41)

c.

  • Viết các phân số sau dưới dạng hỗn số: $\frac{-14}{3};\;\frac{-23}{6}$.
  • Viết các hỗn số sau dưới dạng phân số: $-2\frac{5}{7};\;-4\frac{3}{11}$

Trả lời:

a.

  • Viết các phân số sau dưới dạng hỗn số: $\frac{13}{4} = 3 + \frac{1}{4} = 3\frac{1}{4};\;\frac{22}{5} = 4 + \frac{2}{5} = 4\frac{2}{5}$.
  • Viết các hỗn số sau dưới dạng phân số: $2\frac{5}{7} = \frac{2\times 7 + 5}{7} = \frac{19}{7};\;4\frac{3}{11} = \frac{4\times 11 + 3}{11} = \frac{47}{11}$.

c.

  • Viết các phân số sau dưới dạng hỗn số: $\frac{-14}{3} = -(4 + \frac{2}{3}) = -4\frac{2}{3};\;\frac{-23}{6} = -(3 + \frac{5}{6}) = -3\frac{5}{6}$.
  • Viết các hỗn số sau dưới dạng phân số: $-2\frac{5}{7} = -(\frac{2\times 7 + 5}{7}) = -\frac{19}{7};\;-4\frac{3}{11} = -\frac{47}{17}$.

2. a.

Hãy viết các phân số sau thành các phân số có mẫu là lũy thừa của 10 (theo mẫu):

Mẫu: (sgk trang 41)

$\frac{7}{10};\;\frac{-123}{1000};\;\frac{79}{1000}$.

Điền các chữ số thích hợp vào chỗ trống:

$\frac{7}{10} = 0,...;\;\frac{137}{100} = 1,.. ;\;\frac{2579}{1000} = ...,579;\;\frac{-123}{100} = -1,...;\;\frac{-2013}{1000} = -2,...$.

Nhận xét về số chữ số đứng sau dấu phẩy và số chữ số 0 ở mẫu trong mỗi trường hợp trên.

b. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 41)

c. Làm các bài tập sau theo mẫu

Mẫu: sgk trang 42

  • Viết các số sau đâu dưới dạng số thập phân: $\frac{23}{100};\;\frac{-17}{1000};\;\frac{257}{100000}$.
  • Viết các số thập phân sau dưới dạng các phân số thập phân: 1,25; 0,006; -2,014.

Trả lời:

a. $\frac{7}{10} = \frac{7}{10^1};\;\frac{-123}{1000} = \frac{-123}{10^3};\;\frac{79}{1000} = \frac{79}{10^3}$.

c.

  • Viết các phân số dưới dạng số thập phân:

$\frac{23}{100} = 0,23;\;\frac{-17}{1000} = -0,017;\;\frac{257}{100000} = 0,00257$.

  • Viết các số thập phân dưới dạng phân số:

$1,25 = \frac{125}{100}; 0,006 = \frac{6}{1000}; -2,014 = \frac{-2014}{1000}.$

3. a. Viết các phân số sau đây dưới dạng phân số có mẫu số là 100: $\frac{1}{4};\;\frac{-3}{20};\;\frac{7}{25};\;\frac{-19}{50}$.

b. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 42)

c. Viết các phân số thập phân 5,7 và 0,14 dưới dạng phân số thập phân và dưới dạng dùng kí hiệu % theo mẫu:

Mẫu: sgk trang 42.

Viết các số phần trăm dưới dạng số thập phân: 3%; 51%; 216%.

Trả lời:

a.

$\frac{1}{4} = \frac{25}{100};\;\frac{-3}{20} = \frac{-15}{100};\;\frac{7}{25} = \frac{28}{100};\;\frac{-19}{50} = \frac{-38}{100}$.

c.

  • $5,7 = \frac{57}{10} = \frac{570}{100} = 570\%$;
  • $0,14 = \frac{14}{100} = 14\%$
  • $3\% = \frac{3}{100} = 0.03$;
  • $51\% = \frac{51}{100} = 0,51$;
  • $216\% = \frac{216}{100} = 2,16$.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Trang 42 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Viết các phân số sau dưới dạng hỗn số: $\frac{7}{5};\;-\frac{18}{7}$

Bài tập 2: Trang 42 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Viết các hỗn số sau dưới dạng phân số: $4\frac{1}{7};\;-2\frac{2}{11}$

Bài tập 3: Trang 42 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Viết các phân số sau dưới dạng phân số thập phân rồi viết thành số thập phân và số phần trăm (theo mẫu):

Mẫu: $\frac{3}{4} = \frac{75}{100} = 0,75 = 75\%$.

$\frac{23}{4};\;\frac{3}{20};\;\frac{7}{25};\;\frac{39}{65}$

Bài tập 4: Trang 42 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Viết các số phần trăm sau dưới dạng số thập phân: 13%; 55%; 127%.

Bài tập 5: Trang 43 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Khi cộng hai hỗn số, bạn Minh đã làm như sau:

$3\frac{1}{2} + 4\frac{2}{5} = \frac{7}{2} + \frac{22}{5} = \frac{35}{10} + \frac{44}{10} = \frac{79}{10} = 9\frac{9}{10}$.

a) Bạn Minh đã tiến hành cộng hai hỗn số đó như thế nào?

b) Hãy điền số thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành phép cộng và so sánh kết quả với cách bạn Minh đã làm.

$3\frac{1}{2} + 4\frac{2}{5} = (3 + ...) + (\frac{1}{2} + \frac{...}{5}) = 7 + \frac{...}{10} = ...\frac{...}{10}$
c) Nêu hai cách cộng hai hỗn số. Cách nào tính nhanh hơn trong hai cách đó?

Bài tập 6: Trang 62 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Tính giá trị biểu thức: $A = 8\frac{4}{17} - (\frac{5}{9} + 3\frac{4}{17})$

Bài tập 7: Trang 43 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Thực hiện phép nhân hoặc phép chia hỗn số bằng cách viết dưới dạng phân số: $5\frac{1}{3}\times 4\frac{2}{7}$; $6\frac{3}{5}:5\frac{1}{4}$

Bài tập 8: Trang 43 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Bạn Hà làm phép nhân $4\frac{2}{7}\times 3$ như sau: $4\frac{2}{7}\times 3 = \frac{30}{7}\times 3 = \frac{30}{7}\times \frac{3}{1} = \frac{90}{7} = 12\frac{6}{7}$.

Có cách nào tính nhanh hơn không? Nếu có, hãy nói rõ về cách làm đó.

D. Hoạt động vận dụng

Bài tập 1: Trang 43 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Hãy đo và ghi lại kích thước một quyển sách của em với đơn vị mm (viết các kích thước đó dưới dạng phân số thập phân rồi dưới dạng số thập phân).

Bài tập 2: Trang 43 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Hãy tìm hiểu thời gian đi từ nhà em đến trường học hết bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Viết số đo thời gian đó dưới dạng hỗn số rồi viết thành dạng phân số với đơn vị là giờ theo mẫu: 

Mẫu: 3 giờ 10 phút = $3\frac{10}{60}$ (giờ) = $3\frac{1}{3}$ (giờ) = $\frac{19}{6}$ (giờ).

Bài tập 3: Trang 43 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Dùng kí hiệu % để viết các số phần trăm vào chỗ trống trong các câu sau đây:

Để đạt tiêu chuẩn công nhận phổ cập giáo dục THCS, xã Hồng Châu đề ra chỉ tiêu phấn đấu:

- Huy động số trẻ dưới 6 tuổi đi học đạt chín mươi bảy phần trăm (...). Có ít nhất tám mươi sáu phần trăm (...) số trẻ ở độ tuổi 11 - 14 tốt nghiệp Tiểu học.

- Huy động chín mươi lăm phần trăm (...) số học sinh tốt nghiệp Tiểu học hàng năm vào học lớp 6 THCS phổ thông và THCS bổ túc.

- Đảm bảo tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm từ chín mươi ba phần trăm (...) trở lên.

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Bài tập 1: Trang 44 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Khi chia một số cho 0,5 ta chỉ việc nhân số đó với 2.

Ví dụ:

  • 47 : 0,5 = 47 $\times $ 2 = 94.
  • 104 : 0,5 = 104 $\times $ 2 = 208.

a) Hãy giải thích tại sao lại làm như vậy.

b) Hãy tìm hiểu cách làm tương tự khi chia một số cho 0,25; cho 0,125. Cho các ví dụ minh họa.

Bài tập 2: Trang 44 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

a) Số 0,0197 thay đổi thế nào nếu chuyển dấu phẩy sang trái một hàng?

b) Số 0,0263 thay đổi thế nào nếu bỏ chữ số 0 ngay sau dấu phẩy đi?

c) Số 92,45 thay đổi thế nào nếu thêm n chữ số 0 vào bên phải chữ số 5.

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài hỗn số - số thập phân - phần trăm, hỗn số - số thập phân - phần trăm trang 39 vnen toán 6, bài 12 sách vnen toán 6 tập 2, giải sách vnen toán 6 tập 2 chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 6 bài 12: Hỗn số - Số thập phân - Phần trăm . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 6. Phần trình bày do Snowhite Snowflakes tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận