Danh mục bài soạn

VNEN toán 6 tập 1

VNEN toán 6 tập 2

Phần số học - Chương 3: Phân số

Phần hình học - Chương 2: Nửa mặt phẳng. Góc. Đường tròn. Tam giác

Soạn VNEN toán 6 bài 11: Phép chia phân số - Luyện tập

Chuyên mục: Soạn VNEN toán 6

Giải bài 11: Phép chia phân số - Luyện tập - Sách hướng dẫn học toán 6 tập 2 trang 35. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. B Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1. a. Thực hiện các phép tính sau (sgk trang 35)

b. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 36)

c. Thực hiện các hoạt động sau

  • Viết vào vở (sgk trang 36)
  • Tìm số nghịch đảo của: $\frac{4}{5};\;-3;\;\frac{-4}{7};\;\frac{2}{-5};\;123$

Trả lời:

Số nghịch đảo của: $\frac{4}{5};\;-3;\;\frac{-4}{7};\;\frac{2}{-5};\;123$ lần lượt là: $\frac{5}{4};\;\frac{1}{-3};\;\frac{-7}{4};\;\frac{-5}{2};\;\frac{1}{123}$.

2. a. Ta có: $\frac{2}{7}\;:\;\frac{1}{3}\;=\;\frac{2}{7}\;\times \;\frac{3}{1}$; $5\;:\;\frac{7}{3}\;=\;5\times \frac{7}{3}$.

Viết tiếp vào chỗ trống (...) để hoàn thành các nhận xét:

Có $\frac{3}{1}$ là số nghịch đảo của $\frac{1}{3}$; Có $\frac{3}{7}$ là ..... của $\frac{7}{3}$.

Thương của $\frac{2}{7}$ chia cho $\frac{1}{3}$ bằng tích của $\frac{2}{7}$ và số nghịch đảo của $\frac{1}{3}$.

Thương của 5 chia cho $\frac{7}{3}$ bằng tích của 5 và ..... của $\frac{7}{3}$.

Tương tự ta có: Thương của $\frac{-2}{9}$ chia cho $\frac{5}{11}$ bằng tích của $\frac{-2}{9}$ và số nghịch đảo của $\frac{5}{11}$, tức là $\frac{-2}{9}\;:\;\frac{5}{11}\;=\;\frac{-2}{9}\times \frac{11}{5}\;=\;\frac{-22}{45}$.

b. Đọc kĩ nội dung sau (sgk trang 36)

c. Thực hiện các phép tính sau:

$\frac{4}{5}\;:\;\frac{-3}{4}$; $-3\;:\;\frac{4}{7}$; $\frac{-4}{5}\;:\;\frac{3}{7}$; $\frac{-2}{5}\;:\;\frac{-4}{15}$; $-7\;:\;\frac{6}{11}$; $\frac{-2}{9}\;:\;6$;

Trả lời:

a. Có $\frac{3}{1}$ là số nghịch đảo của $\frac{1}{3}$; Có $\frac{3}{7}$ là số nghịch đảo của $\frac{7}{3}$.

Thương của $\frac{2}{7}$ chia cho $\frac{1}{3}$ bằng tích của $\frac{2}{7}$ và số nghịch đảo của $\frac{1}{3}$.

Thương của 5 chia cho $\frac{7}{3}$ bằng tích của 5 và số nghịch đảo của $\frac{7}{3}$.

c.

  • $\frac{4}{5}\;:\;\frac{-3}{4} = \frac{4}{5}\times \frac{4}{-3} = \frac{4\times 4}{5\times (-3)} = \frac{16}{-15} = \frac{-16}{15}$;
  • $-3\;:\;\frac{4}{7} = -3\times \frac{7}{4} = \frac{-3\times 7}{4} = \frac{-21}{4}$;
  • $\frac{-4}{5}\;:\;\frac{3}{7} = \frac{-4}{5}\times \frac{7}{3} = \frac{-4\times 7}{5\times 3}$;
  • $\frac{-2}{5}\;:\;\frac{-4}{15} = \frac{-2}{5}\times \frac{-15}{4} = \frac{-2\times (-15)}{5\times 4} = \frac{3}{2}$;
  • $-7\;:\;\frac{6}{11} = -7 \times \frac{11}{6} = \frac{-7\times 11}{6} = \frac{-77}{6}$;
  • $\frac{-2}{9}\;:\;6 = \frac{-2}{9}\times \frac{1}{6} = \frac{-2\times 1}{9\times 6} = \frac{-1}{27}$;

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Trang 37 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

a) $\frac{-5}{6}\;:\;\frac{2}{7}$

b) $\frac{-7}{8}\;:\;\frac{-1}{4}$

c) $12\;:\;\frac{6}{7}$

d) $\frac{1}{15}\;:\;\frac{-3}{5}$

e) $0\;:\;\frac{-5}{36}$

f) $\frac{7}{9}\;:\;(-7)$

Bài tập 2: Trang 37 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

a) Tính giá trị của mỗi biểu thức sau: $\frac{3}{7}:1;\;\;\frac{3}{7}:\frac{2}{5};\;\;\frac{3}{7};\frac{5}{4}$.

b) So sánh số chia với 1 trong mỗi trường hợp trên.

c) So sánh giá trị tìm được với số bị chia trong mỗi trường hợp trên rồi rút ra kết luận.

Bài tập 3: Trang 37 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Tìm x, biết:

a) $\frac{4}{9}\times x = \frac{1}{9}$.

b) $x:\frac{-1}{12} = \frac{7}{12}$;

c) $\frac{-5}{14}:x = \frac{-3}{10}$.

d) $\frac{7}{18}\times x - \frac{2}{3} = \frac{5}{18}$;

e) $\frac{4}{9} - \frac{7}{8}\times x = \frac{-2}{3}$.

f) $\frac{1}{6}+\frac{5}{7}:x = \frac{-7}{18}$.

D. Hoạt động vận dụng

Bài tập 1: Trang 37 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Sử dụng máy tính cầm tay để tính toán với phân số (sgk trang 37)

i) $\frac{-4}{7}:(\frac{-2}{7}\times \frac{6}{11})$;

ii) $\frac{-6}{7} + \frac{-3}{8}:3 - \frac{5}{14}$.

Bài tập 2: Trang 39 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Có các chai loại $\frac{1}{3}$ lít, $\frac{1}{2}$ lít, $\frac{3}{4}$ lít. Người ta đóng 2400 lít nước khoáng vào các chai. Hỏi nếu chỉ dùng một loại chai, với lượng nước khoáng trên thì đóng được tất cả bao nhiêu chai nước khoáng?

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Bài tập 1: Trang 39 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Một ca nô xuôi dòng một khúc sông từ A đến B mất 6 giờ, ngược dòng khúc sông từ B về A mất 7 giờ 30 phút. Hỏi khi đó, một cụm bèo trôi từ A đến B mất bao lâu?

Bài tập 2: Trang 39 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

Hai vòi nước A và B cùng chảy vào 1 bể không có nước. Sau 10 phút người ta đóng vòi B. Hỏi vòi A phải chảy thêm trong bao lâu nữa thì bể đầy nước? Biết rằng một mình vòi A chảy đầy bể trong 45 phút, một mình vòi B chảy đầy bể trong 30 phút?

Bài tập 2: Trang 66 sách toán VNEN lớp 6 tập 2

a) Phát biểu ba bài toán cơ bản về phân số. Cho ví dụ minh họa.

b) Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2 và 5? Cho ví dụ.

Những số như thế nào thì chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9? Cho ví dụ.

c) Trong định nghĩa số nguyên tố và hợp số, có điểm nào giống nhau, điểm nào khác nhau? Tích của hai số nguyên tố là một số nguyên tố hay hợp số?

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài phép chia phân số - luyện tập, phép chia phân số - luyện tập trang 35 vnen toán 6, bài 11 sách vnen toán 6 tập 2, giải sách vnen toán 6 tập 2 chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 6 bài 11: Phép chia phân số - Luyện tập . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 6. Phần trình bày do Snowhite Snowflakes tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận