Danh mục bài soạn

VNEN toán 6 tập 1

VNEN toán 6 tập 2

Phần số học - Chương 3: Phân số

Phần hình học - Chương 2: Nửa mặt phẳng. Góc. Đường tròn. Tam giác

Soạn VNEN toán 6 bài 16: Bội và ước của một số nguyên

Chuyên mục: Soạn VNEN toán 6

Giải bài 16: Bội và ước của một số nguyên - Sách VNEN toán 6 tập 1 trang 112. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. Hoạt động khởi động

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

- Em đã biết khái niêm ước và bội của một số tự nhiên, hãy viết: Ư(6); B(6).

Trả lời:

Ư(6) = {1; 2; 3; 6};                           B(6) = {0; 6; 12; 18; … }

- Em hãy tìm số nguyên x, y sao cho: x.y = -6.

Trả lời:

Các cặp số nguyên x, y thỏa mãn là: -1 và 6; 1 và -6; 2 và -3; -2 và 3.

- Hãy tìm ba số nguyên chia hết cho -6.

Trả lời:

Ba số nguyên chia hết cho -6 là -6; -12; 18.

B. Hoạt động hình thành kiến thức:

1. Đọc kĩ nội dung sau:

a) Tìm các ước của 8, các bội của -3.

Trả lời:

Ư(8) = {1; 2; 4; 8}; B(-3) = {0; -6; 6; -12; 12;…}

b) 27, 36 có là bội của 9 không? Dự đoán xem các số 27; 27 + 36; 27 – 36 có là bội của -9; -3; 3 không? Giải thích.

Trả lời:

Ta có: 9.3 = 27     $\Rightarrow$ 27 là bội của 9;

            9.4 = 36     $\Rightarrow$ 36 là bội của 9.

Ta có: (-9).(-3) = 27 $\Rightarrow$ 27 là bội của -9; -3;

            9.3 = 27         $\Rightarrow$ 27 là bội của 3.

Ta có: 27 + 36 = 63;

           (-9).(-7) = 63     $\Rightarrow$ 27 + 36 là bội của -9;

           (-3).(-21) = 63   $\Rightarrow$ 27 + 36 là bội của -3;

            3. 21 = 63         $\Rightarrow$ 27 + 36 là bội của 3.

Ta có: 27 - 36 = -9;

           (-9).1 = -9     $\Rightarrow$ 27 + 36 là bội của -9;

           (-3).3 = -9     $\Rightarrow$ 27 - 36 là bội của -3; 3.

2. Đọc kĩ nội dung sau:

a) Điền chữ thích hợp vào chỗ chấm:

“36 là … của 12; 72 là … của 36, vậy 72 là … của 12”.

Trả lời:

 “36 là bội của 12; 72 là bội của 36, vậy 72 là bội của 12”.

b) Không thực hiện phép tính, theo em, biểu thức: (2.3.5 – 7.3.4) có chia hết cho 3, cho 6, cho 4 hay không? Giải thích.

Trả lời:

  • 2.3.5 – 7.3.4 = 3. (2.5 – 7.4) $\Rightarrow$ (2.3.5 – 7.3.4) $\vdots$ 3;
  • 2.3.5 – 7.3.4 = 2.3.5 – 7.3.2.2 = 3.2. (5 – 7.2) $\Rightarrow$ (2.3.5 – 7.3.4) $\vdots$ 6;
  • 2.3.5 – 7.3.4 = 2.3.5 – 7.3.2.2 = 3.2. (5 – 7.2) = 3.2.(-9) $\Rightarrow$ (2.3.5 – 7.3.4) không chia hết cho 4.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Trang 113 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

a) Tìm ba bội của -5;                           b) Tìm các ước của -10.

Bài tập 2: Trang 113 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Cho hai tập hợp A = {2; 3; 4; 5; 6} và B = {21; 22; 23}.

Tìm xem có bao nhiêu tổng dạng (a + b) với a thuộc tập hợp A, b thuộc tập hợp B sao cho a + b chia hết cho 2.

Bài tập 3: Trang 113 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Điền số thích hợp vào ô trống cho đúng

A

42

 

2

-26

0

9

B

-3

-5

-1

|-13|

7

-1

A . B

 

5

 

 

 

 

Bài tập 4: Trang 113 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Tìm số nguyên x, biết:

a) 15x = -75;                b) 3|x| = 18;                      c) -11|x| = -22.

D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Bài tập 1: Trang 114 sách toán VNEN lớp 6 tập 1

Có hai số nguyên a, b khác nhau mà a chia hết cho b và b chia hết cho a không?

Từ khóa tìm kiếm google:

giải bài 16: bội và ước của một số nguyên, bội và ước của một số nguyên trang 112 vnen toán 6, bài 16 sách vnen toán 6 tập 1, giải sách vnen toán 6 tập 1 chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 6 bài 16: Bội và ước của một số nguyên . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 6. Phần trình bày do Mai Anh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận