Danh mục bài soạn

 
 
 

Soạn VNEN toán 8 bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức

Giải bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức - Sách VNEN toán 8 tập 1 trang 36. Bài này nằm trong chương 2: phân thức đại số. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

1. Tính chất

  • Nếu nhân cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức 0 thì được một phân thức bằng một phân thức đã cho.

$\frac{A}{B}$=$\frac{A.M}{B.M}$ (M là một đa thức khác đa thức 0)

  • Nếu chia cả tử và mẫu của một phân thức cho cùng một nhân tử chung của chúng thì được một phân thức bằng một phân thức đã cho.

$\frac{A}{B}$=$\frac{A:N}{B:N}$ (N là một nhân tử chung của A và B)

  • Đẳng thức $\frac{A}{B}=\frac{-A}{-B}$ cho ta quy tắc đổi dấu:

Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức mới bằng phân thức đã cho (ta xem như cả tử và mẫu của phân thức đều nhân với đa thức -1)

Tính chất này gọi là tính chất cơ bản của phân thức

2. Ví dụ

Ví dụ 1: Cho phân thức $\frac{x}{3}$ khi nhân cả tử và mẫu của phân thức này với 1 đa thức (x+2) (x+2 khác đa thức 0)

Ta được phân thức mới $\frac{x(x+2)}{3(x+2)}$ và $\frac{x(x+2)}{3(x+2)}$= $\frac{x}{3}$ 

Ví dụ 2:

Cho phân thức sau: $\frac{x(x+1)}{y(x+1)}$ khi chia cả tử và mẫu của phân thức cho nhân tử chung (x+1) 

Ta được phân thức mới $\frac{x}{y}$ và $\frac{x}{y}$=$\frac{x(x+1)}{y(x+1)}$ 

Giải đáp câu hỏi và bài tập

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Bài tập 1:  Trang 38 sách VNEN toán 8 tập 1

Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (hoặc chọn đáp án A/B/C/D trước câu trả lời đúng)

A. $\frac{x+3}{2x-5}$=$\frac{x^{2}+3x}{2x^{2}-5x}$

B. $\frac{(x+1)^{2}}{x^{2}+x}$=$\frac{x+1}{1}$

C. $\frac{4-x}{-3x}$=$\frac{x-4}{3x}$

D. $\frac{(x-9)^{3}}{2(9-x)}$=$\frac{(9-x)^{2}}{2}$

Bài tập 2:Trang 38 sách VNEN toán 8 tập 1

Dùng tính chất cơ bản của phân thức, hãy điền đa thức thích hợp vào chỗ trống (...) trong mỗi đẳng thức sau:

a) $\frac{x-x^{2}}{5x^{2}-5}$=$\frac{x}{Q}$

b) $\frac{Q}{x-y}$=$\frac{3x^{2}-3xy}{3(y-x)^{2}}$

Bài tập 3: Trang 38 sách VNEN toán 8 tập 1

Hãy viết phân thức $\frac{3}{x-2}$ dưới dạng phân thức có mẫu số lần lượt là:

a) $x^{2}-2x$         b) $x^{2}-4$         c) $6-3x$             d)$(x-2)^{2}$

Bài tập 4: Trang 38 sách VNEN toán 8 tập 1

Dùng tính chất cơ bản của phân thức, hãy viết mỗi phân thức sau dưới dạng phân thức có mẫu số là $12x^{2}y$:

a) $\frac{1}{6x^{2}}$     b) $\frac{5}{3xy}$   c) $\frac{7x}{4y}$   d) $\frac{5}{12x}$

Câu 5.  Trang 38 sách VNEN toán 8 tập 1

Hãy biểu diễn đa thức $3x-y$ dưới dạng phân thức có mẫu số lần lượt là:

a) 7              b) x                c) $9x+y$                      d) $3x-y$

Từ khóa tìm kiếm google:

Tính chất cơ bản của phân thức đại số, Tính chất cơ bản của phân thức lớp 8 tập 1, Tính chất cơ bản của phân thức lớp 8, Giải tính chất cơ bản của phân thức
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 8 bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 8 tập 1. Phần trình bày do Huyền Nguyễn tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận