Danh mục bài soạn

 
 
 

Soạn VNEN toán 8 bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

Giải bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp) - Sách VNEN toán 8 tập 1 trang 12. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. B. Hoạt động khởi động và hình thành kiến thức

1. a) Với a, b là hai số bất kì, hãy viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành phép nhân:

(a + b)(a + b)$^{2}$ = (a + b)(a$^{2}$ + 2ab + b$^{2}$)

                        =…………………………………..

                        =…………………………………..

Trả lời:

(a + b)(a + b)$^{2}$ = (a + b)(a$^{2}$ + 2ab + b$^{2}$)

                        = a$^{3}$ + 2a$^{2}$b + ab$^{2}$ + a$^{2}$b + 2ab$^{2}$ + b$^{3}$

                        = a$^{3}$ + 3a$^{2}$b + 3ab$^{2}$ + b$^{3}$

b) Tính (2x + y)$^{3}$.

Trả lời:

(2x + y)$^{3}$ = (2x)$^{3}$ + 3.(2x)$^{2}$.y + 3.2x.y$^{2}$ + y$^{3}$ = 8x$^{3}$ + 12x$^{2}$y + 6xy$^{2}$ + y$^{3}$.

2. a) Với a, b là hai số bất kì, hãy tính [a + (-b)]$^{3}$ theo hai cách:

Cách 1: Vận dụng công thức tính lập phương của một tổng.

Cách 2: Viết [a + (-b)]$^{3}$ = (a – b)$^{3}$ = (a – b)(a – b)$^{2}$ và vận dụng phép nhân đa thức với đa thức.

Trả lời:

Cách 1: [a + (-b)]$^{3}$ = a$^{3}$ + 3.a$^{2}$.(-b) + 3.a.(-b)$^{2}$ + (-b)$^{3}$ = a$^{3}$ - 3a$^{2}$b + 3ab$^{2}$ - b$^{3}$.

Cách 2: [a + (-b)]$^{3}$ = (a – b)$^{3}$ = (a – b)(a – b)$^{2}$ = (a – b)(a$^{2}$ - 2ab + b$^{2}$) = a$^{3}$ - 3a$^{2}$b + 3ab$^{2}$ - b$^{3}$.

b) Tính (x – 3y)$^{3}$.

Trả lời:

(x – 3y)$^{3}$ = x$^{3}$ - 3.x$^{2}$.3y + 3.x.(3y)$^{2}$ - (3y)$^{3}$

               = x$^{3}$ - 9x$^{2}$y + 27xy$^{2}$ - 27y$^{3}$.

Giải đáp câu hỏi và bài tập

C. Hoạt động luyện tập

Bài tập 1: Trang 14 toán VNEN toán 8 tập 1

Hãy phát biểu bằng lời các đẳng thức: lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu.

Bài tập 2: Trang 14 toán VNEN 8 tập 1

Trong các phát biểu sau, khẳng định nào đúng?

a) (2x – 3)$^{2}$ = (3 – 2x)$^{2}$;                      b) (x – 2)$^{3}$ = (2 – x)$^{3}$;

c) (x + 2)$^{3}$ = (2 + x)$^{3}$;                          d) x$^{2}$ - 1 = 1 - x$^{2}$.

Hãy nêu nhận xét về quan hệ của (A – B)$^{3}$ với (B – A)$^{3}$.

Bài tập 3: Trang 15 toán VNEN 8 tập 1

Tính:

a) (2y – 1)$^{3}$;                  b) (3x$^{2}$ + 2y)$^{3}$;                  c) ($\frac{1}{3}$x – 2$^{3}$.

Bài tập 4: Trang 15 toán VNEN 8 tập 1

Viết các biểu thức sau dưới dạng lập phương của một tổng hoặc một hiệu:

a) -x$^{3}$ + 3x$^{2}$ - 3x + 1;                        b) 64 – 48x + 12x$^{2}$ - x$^{3}$.

D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Bài tập 1: Trang 15 toán VNEN 8 tập 1

Tính giá trị của biểu thức:

a) 27x$^{3}$ + 27x$^{2}$ + 9x + 1 tại x = 13;

b) x$^{3}$ - 15x$^{2}$ + 75x -125 tại x = 35;

c) x$^{3}$ + 12x$^{2}$ + 48x + 65 tại x = 6.

Bài tập 2: Trang 15 toán VNEN 8 tập 1

Cho a + b + c = 0, chứng minh rằng a$^{3}$ + b$^{3}$ + c$^{3}$ = 3abc.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giải bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp), Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp) trang 12 vnen toán 8, bài 4 sách vnen toán 8 tập 1, giải sách vnen toán 8 tập 1 chi tiết dễ hiểu.
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn VNEN toán 8 bài 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp) . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn VNEN toán 8 tập 1. Phần trình bày do Mai Anh tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận