Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Powerpoint Sinh học 12 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 12

 

Tổng hợp đầy đủ bài giảng điện tử (bài giảng Powerpoint) Sinh học 12 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước. Về nội dung, bài soạn đầy đủ các phần, đảm bảo chương trình giảng dạy của giáo viên. Về hình thức, bài soạn hiện đại, hình ảnh đẹp mắt, trò chơi phong phú. Hi vọng, với bộ tài liệu này, hi vọng việc dạy các môn chương trình học lớp 12 mới của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn.

XIN CHÀO CÁC EM! 

CHÀO MỪNG  

CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI! 

KHỞI ĐỘNG 

Cây phù dung (Hibiscus mutabilis) với sắc hoa thay đổi liên tục (buổi sáng hoa nở màu trắng, đến trưa sẽ chuyển sang màu hồng và buổi tối lại đổi thành màu đỏ sẫm) đã tạo nên sự độc đáo và sức hút vô cùng kì lạ. 

Hình 10.1. Màu sắc hoa của cây phù dung ở các thời điểm khác nhau trong ngày 

Nguyên nhân nào đã giúp hoa phù dung có khả năng chuyển màu độc đáo đến vậy? 

Do sự thay đổi ánh sáng làm thay đổi hàm lượng sắc tố trong các cánh hoa phù dung. 

CHƯƠNG 2. TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG 

BÀI 10.  

MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GENE - KIỂU HÌNH - MÔI TRƯỜNG  

NỘI DUNG BÀI HỌC 

I 

Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường 

II 

Mức phản ứng 

III 

Ứng dụng thực tiễn của mức phản ứng 

01 

SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GENE VÀ MÔI TRƯỜNG 

THẢO LUẬN NHÓM 

Các em hãy đọc mục I – SGK tr.73, quan sát Hình 10.2 - 10.4 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: 

Hình 10.2. Thỏ himalaya 

  1. a) Đất chua, có độ pH < 6.0; cây ra hoa màu xanh
  2. b) Đất kiềm, có độ pH > 7.0; cây ra hoa màu hồng

Hình 10.3. Màu sắc hoa cẩm tú cầu trồng ở đất có độ pH khác nhau 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 

Hãy đọc nội dung mục I. Sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường, trang 73 - 74, SGK và thực hiện các yêu cầu sau: 

Câu 1. Quan sát các hình 10.2, 10.3, cho biết sự biểu hiện của gene chịu ảnh hưởng bởi yếu tố nào? Giải thích. 

Câu 2. Quan sát Hình 10.4, đọc đoạn thông tin và trả lời câu hỏi: 

  1. a) Mô tả ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình của cây hoa anh thảo (Primula sinensis) và rút ra kết luận.
  2. b) Bố mẹ di truyền kiểu gene hay kiểu hình cho thế hệ sau? Lấy ví dụ.
  3. c) Giải thích tại sao trong cùng một điều kiện sống, các kiểu gene khác nhau lại có khả năng phản ứng khác nhau?

1 

  • Trong tế bào, các phân tử protein được tạo ra do cơ chế di truyền phân tử, từ protein có thể cấu thành các hợp chất hữu cơ cần thiết.
  • Phân tử protein và các phân tử hữu cơ trong tế bào chỉ thực hiện chức năng trong những điều kiện nhất định.

Ví dụ: 

  • to enzyme hoạt động ở người = 25 – 40oC.
  • to tối ưu = 37oC.
  • pH enzyme hoạt động ở người từ 6 - 8.

2 

  • Trong một cơ thể đa bào, các tế bào đều chứa hệ gene giống nhau.
  • Sự biểu hiện gene ở các tế bào trong một cơ thể là khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, pH,...).

Ví dụ: 

Thỏ Himalaya và mèo Xiêm 

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến sự biểu hiện gene. 

Phần thân của thỏ himalaya có bộ lông trắng muốt, nhưng phần đầu mút của cơ thể lại có màu đen hoặc màu chocolate là do các tế bào ở những phần đầu mút có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của tế bào ở phần thân nên chúng có khả năng tổng hợp sắc tố làm cho lông có màu. Còn những tế bào ở phần thân có nhiệt độ cao hơn nên gene không được biểu hiện. 

Độ pH ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gene. 

pHđất < 6,0 

Hấp thụ Al 

Hoa có màu xanh 

pHđất > 7,0 

Hấp thụ Al 

Hoa có màu hồng 

Cẩm tú cầu trồng có cùng kiểu gene nhưng khi trồng trong đất có độ pH khác nhau sẽ cho màu hoa khác nhau. 

3 

  • Thường biến là hiện tượng một kiểu gene có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện sống khác nhau.

Ví dụ: 

CÂY PHÙ DUNG 

Buổi sáng 

Buổi trưa 

Buổi tối 

HOA ANH THẢO 

Dòng hoa đỏ (AA) 

Trồng ở 35oC 

Trồng ở 20oC 

Dòng hoa đỏ (AA) 

Trồng ở 20oC 

Trồng ở 20oC 

Nhiệt độ môi trường có thể tác động tạo ra một kiểu hình giống hệt kiểu hình của một loại kiểu gene khác. 

CÂY RAU MÁC 

Sự thay đổi hình dạng lá của cây rau mác sống ở trong các điều kiện môi trường khác nhau. 

Mọc trong nước: lá có hình bản dài 

Mọc trên mặt nước: lá lớn, to, hơi tròn 

Mọc trong không khí: lá nhỏ, hình mũi mác 

Trả lời câu hỏi 2b, c – PHT số 1 

2b. Bố mẹ di truyền kiểu gene hay kiểu hình cho thế hệ sau? Lấy ví dụ. 

  • Bố, mẹ di truyền kiểu gene cho thế hệ sau.
  • Ví dụ: Bố, mẹ nhóm máu O có kiểu gene IoIo sinh ra con cũng có kiểu gene là IoIo quy định nhóm máu O.

2c. Giải thích tại sao trong cùng một điều kiện sống, các kiểu gene khác nhau lại có khả năng phản ứng khác nhau? 

Do sự tự điều chỉnh về sinh lí để giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống. 

1.Nêu một số ví dụ chứng minh phân tử protein và các phân tử hữu cơ trong tế bào chỉ thực hiện chức năng trong những điều kiện nhất định. 

2.Nêu một số ví dụ thường biến. 

  1. Enzyme amylase ở miệng có hoạt tính tối đa ở pH = 7, trong điều kiện môi trường acid hoặc kiềm thì hoạt tính của enzyme giảm.
  2. Một số ví dụ của thường biến là: cây dừa nước, dây khoai lang, là cây rau mác,…

CÂY DỪA NƯỚC 

Mọc trên bờ: 

Thân nhỏ và chắc, lá nhỏ 

Mọc ven bờ: 

Thân và lá lớn hơn 

Mọc dưới nước: 

Thân lớn hơn, rễ biến thành phao, lá to hơn. 

Mở rộng 

Điều kiện sống có thể ảnh hưởng đến khả năng biểu hiện gene của con người ví dụ như chiều cao, màu da,... Vì vậy, cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, tập luyện vừa sức để cơ thể phát triển đầy đủ. 

KẾT LUẬN 

Kiểu hình của sinh vật được hình thành do sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường. Các cá thể có cùng kiểu gene nhưng sinh trưởng và phát triển trong các môi trường khác nhau có thể có kiểu hình khác nhau. 

02 

MỨC PHẢN ỨNG 

THẢO LUẬN NHÓM 

Người ta nuôi hai con bê sinh đôi cùng trứng ở các chế độ dinh dưỡng khác nhau và thu được kết quả như sau: 

Con bê thứ nhất: nuôi ở chế độ dinh dưỡng bình thường đạt được 

Cân nặng: < 350 kg 

Sản lượng sữa trong năm: 3800 kg 

Tỉ lệ bơ trong sữa: 3,4% 

Con bê thứ hai: nuôi ở chế độ dinh dưỡng tốt đạt được 

Cân nặng: 500 kg 

Sản lượng sữa trong năm: 8000 kg 

Tỉ lệ bơ trong sữa: 3,45% 

THẢO LUẬN NHÓM 

Đọc yêu cầu đề bài và trả lời câu hỏi: 

  1. Hãy so sánh kết quả đạt được khi nuôi hai con bê sinh đôi cùng trứng ở các chế độ dinh dưỡng khác nhau. Từ đó, phân loại mức phản ứng của sinh vật.
  2. Mức phản ứng do yếu tố nào quy định?
  3. Mức phản ứng của sinh vật có di truyền cho đời con không? Giải thích.

Câu 1. 

Tính trạng về số lượng, sự biểu hiện gene chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường 

Mức phản ứng rộng. 

Tính trạng về chất lượng, sự biểu hiện gene ít chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường 

Mức phản ứng hẹp. 

  1. Do kiểu gene quy định.
  2. Mức phản ứng của sinh vật có di truyền cho đời con vì kiểu gene của bố, mẹ được di truyền cho thế hệ sau.

Các em hãy dựa vào kết quả ví dụ trên, đọc nội dung mục II – SGK tr.74, 75 và cho biết:  

  • Mức phản ứng là gì?
  • Mức phản ứng do yếu tố nào quy định?
  • Có mấy loại mức phản ứng và đặc điểm của từng loại là gì?

Mức phản ứng 

... 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Giáo án powerpoint Sinh học 12 chân trời sáng tạo bản, GA trình chiếu Sinh học 12 chân trời sáng tạo bản, Giáo án điện tử chương trình lớp 12 bộ sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Powerpoint Sinh học 12 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 12. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận