Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Hóa học 12 cánh diều bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 12

Tải giáo án Hóa học 12 cánh diều bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Giáo án bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: AMINO ACID

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; một số amino acid thông dụng; đặc điểm cấu tạo của phân tử amino acid.
  • Các đặc điểm về tính chất vật lí của một số amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hòa tan).
  • Các tính chất hóa học đặc trưng của amino acid (tính lưỡng tính, phản ứng ester hóa ; phản ứng trùng ngưng của - và -amino acid).
  • Khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).   
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học:Chủ động, tích cực tìm hiểu về amino acid.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, làm việc nhóm hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:Giải quyết tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận và làm việc nhóm

Năng lực hóa học:  

  • Năng lực nhận thức hóa học:Nêu được khái niệm về amino acid, amino thiên nhiên, amino acid trong cơ thể ; gọi được tên một số amino acid thông dụng; nêu được đặc điểm cấu tạo của phân tử amino acid; Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí của một số amino acid.  
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học:Trình bày được các tính chất hóa học đặc trưng của amino acid.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau (tính chất điện di).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Máy tính, máy chiếu
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ học tập cơ bản của bài học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi mở đầu.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS theo ý kiến cá nhân.
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt câu hỏi mở đầu:

 Glutamic acid thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức có công thức cấu tạo như sau:

Glutamic acid

 Glutamic acid là một amino acid có vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất của cơ thể động vật. Hãy cho biết trong phân tử amino acid có những nhóm chức nào. Từ đó, dự đoán những tính chất hóa học đặc trưng của amino acid.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS cho ý kiến, các HS khác chú ý lắng nghe để nhận xét.

Gợi ý đáp án:

 Trong phân tử amino acid có nhóm chức NH2 và COOH. Từ đó, dự đoán amino acid có các tính chất: Tính acid – base, tính điện di, tạo được phản ứng ester và phản ứng trùng ngưng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Các amino acid thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống. Một số amino acid được dùng phổ biến trong đời sống như muối monosodium của glutamic acid dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt), glutamic acid là thuốc hỗ trợ thần kinh. Vậy amino acid là gì? Những tính chất nào đặc trưng cho amino acid? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi trên. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Bài 6: Amino acid.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và danh pháp amino acid

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm về amino acid, amino acid thiên nhiên, amino acid trong cơ thể; gọi được tên một số amino acid thông dụng; nêu được đặc điểm cấu tạo của phân tử amino acid.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH1, CH2 SGK trang 42 – 43.
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm; tên gọi amino acid; câu trả lời cho CH1, CH2 SGK trang 42 – 43.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tìm hiểu về khái niệm amino acid

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV viết một số công thức của amino acid:

NH2-CH2-COOH

- GV yêu cầu HS:

+ Quan sát các công thức trên và cho biết đặc điểm cấu tạo chung của các hợp chất này là gì? (đều có nhóm NH2 và COOH)

+ Từ đó, hãy rút ra định nghĩa về amino acid từ các nhận xét trên và cho ví dụ minh họa.

- GV yêu cầu HS trả lời CH1 SGK trang 42:

Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là amino acid?

CH3CH2COONH4   (A)

CH3NHCH2COOC2H5   (B)

    (C)

 (D)

- GV cung cấp kiến thức về cấu tạo phân tử amino acid:  Các nhóm chức trong amino acid tương tác tạo thành ion lưỡng cực.

- GV giới thiệu thêm: Amino acid có thể có sẵn trong tự nhiên hoặc được tổng hợp quá các quá trình hóa học. Có khoảng 20 amino acid cấu thành nên phần lớn protein trong cơ thể. Trong đó, có 9 amino acid thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, chúng cần được cung cấp cho cơ thể qua thức ăn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 42.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời 1 HS trả lời CH1 SGK trang 42:

Hợp chất (D) là amino acid vì phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm carboxyl.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm amino acid.

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm

 - Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm carboxyl (-COOH).

Ví dụ:

H2NCH2COOH

- Các nhóm -COOH và nhóm -NH2 tương tác với nhau làm cho phân tử amino acid tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực:

 

 

Tìm hiểu về danh pháp amino acid

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc tên thay thế của carboxylic acid đã học ở lớp 11.

(Tên hydrocarbon (bỏ e) oic acid)

- GV hướng dẫn HS cách đọc danh pháp thay thế của amino acid: Giả sử gắn thêm nhóm -NH2 (nhóm amino) làm nhánh. Em hãy đọc tên của amino acid như của carboxylic acid với nhóm NH2 làm nhánh.

- GV lấy ví dụ:

  aminoethanoic acid

  2-aminopropanoic acid

  2-amino-3-methylbutanoic acid

- GV hướng dẫn HS cách đọc tên thay thế của amino acid: Thay các vị trí 2, 3, 4,… của nhóm amino bằng các chữ cái Hy Lạp tương ứng   

- GV lấy ví dụ:

  aminoacetic acid

   -aminopropionic acid

   -aminoisovaleric acid

- GV yêu cầu HS trả lời CH2 SGK trang 43:

Cho biết các chất dưới đây là  hay  amino acid và gọi tên các amino acid này bằng tên thay thế:

  (1)

  (2)

 (3)

- GV hướng dẫn HS cách ghi nhớ tên thông thường của một số -amino acid qua bảng 6.1 SGK trang 43.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH2 SGK trang 42.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV. – GV mời 2 – 3 HS trả lời CH2 SGK trang 4:

+ (1):  amino acid; 2-aminopropanoic acid.

+ (2):  amino acid; 3-amino-2-methylpropanoic acid.

+ (3):  amino acid; 4-amino-2-butanoic acid.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về danh pháp amino acid.

2. Danh pháp

 - Danh pháp thay thế:

Vị trí của nhóm amino–amino tên của carboxylic acid tương ứng 

 Trong đó, vị trí của nhóm amino (biểu diễn bằng số 2, 3, 4,…) là vị trí của nguyên tử carbon trong mạch carbon của carboxylic acid liên kết trực tiếp với nhóm này, tính từ nguyên tử carbon của nhóm carbonyl.

- Tên bán hệ thống: Thay các vị trí 2, 3, 4,… của nhóm amino bằng các chữ cái Hy Lạp tương ứng  

 

Bảng 6.1. Tên gọi của một số -amino acid

Công thức

Tên thay thế

Tên bán hệ thống

Tên thông thường

Kí hiệu

 

aminoethanoic acid

aminoacetic acid

glycine

Gly

 

2-aminopropanoic acid

-aminopropionic acid

alanine

Ala

 

2-amino-3-methylbutanoic acid

-aminoisovaleric acid

valine

Val

 

2-aminopentane-1,5-dioic

-aminoglutaric acid

glutamic acid

Glu

 

2,6-diaminohexanoic acid

,-diaminocaproic acid

lysine

Lys

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất vật lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí của một số amino acid (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, khả năng hòa tan).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận nêu các tính chất vật lí của amino acid.
  3. Sản phẩm học tập: Tính chất vật lí của amino acid.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS từ đặc điểm cấu tạo phân tử của amino acid, thảo luận và cho biết:

+ Ở điều kiện thường, các amino acid ở dạng nào?

+ Các amino acid có nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, suy nghĩ nêu các tính chất vật lí của amino acid.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 1 – 2 HS trình bày câu trả lời. Các HS khác lắng nghe để nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về tính chất vật lí của amino acid.

II. Tính chất vật lí

- Ở điều kiện thường, các amino acid là những chất rắn. Khi ở trạng thái tinh thể, chúng không có màu.

Ví dụ:

 

Glycine

 

-Alanine

- Các amino acid đều có nhiệt độ nóng chảy cao, thường dễ tan trong nước.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của amino acid

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được các tính chất hóa học đặc trưng của amino acid; nêu được khả năng di chuyển của amino acid trong điện trường ở các giá trị pH khác nhau.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH3 SGK trang 45.
  3. Sản phẩm học tập: Tính chất hóa học của amino acid, câu trả lời cho CH3 SGK trang 45.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tìm hiểu tính acid- base và tính điện di

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Từ đặc điểm cấu tạo phân tử amino acid, em hãy dự đoán tính chất hóa học của amino acid?

- GV cho HS xem video thí nghiệm dung dịch glycine với chất chỉ thị để kiểm chứng nhận định.

- GV yêu cầu HS: Quan sát video và nêu hiện tượng, giải thích. 

- GV đặt câu hỏi: Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi làm thí nghiệm tương tự với dung dịch glutamic acid và dung dịch lysine? Hãy giải thích vì sao?

- GV chốt lại kiến thức: 

+ Amino acid vừa tác dụng với acid mạnh tạo muối ammonium, vừa tác dụng được với base mạnh tạo muối carboxylate. Vì thế, amino acid là những hợp chất lưỡng tính.

+ Khả năng tương tác với cả acid và base làm cho phân tử amino acid có thể tồn tại ở dạng cation, ion lưỡng cực hay anion tùy thuộc vào giá trị pH của môi trường và cấu tạo của mỗi amino acid.

- GV yêu cầu HS:

+ Viết các phương trình phản ứng giữa glycine với dung dịch HCl và NaOH ở dạng phân tử.

+ Viết phương trình chuyển đổi giữa các dạng ion lưỡng cực, cation, anion của glycine trong các môi trường pH khác nhau.

- GV:  pH thay đổi làm cho amino acid tích điện khác nhau và có khả năng dịch chuyển về các hướng khác nhau dưới tác dụng của điện trường. Tính chất này được gọi là tính điện di của amino acid.

- GV cho HS thảo luận trả lời CH3 SGK trang 45:

Quan sát Hình 6.1 và cho biết: Trong điều kiện thí nghiệm ở pH = 6,0, mỗi amino acid lysine, glycine, glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng cation, anion hay ở dạng ion lưỡng cực?

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, đọc SGK, quan sát video thí nghiệm, suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV và CH3 SGK trang 45.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi của GV:

+ Dung dịch glycine không làm quỳ tím đổi màu do glycine có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 nên môi trường gần như trung tính.

+ Dung dịch glutamic acid làm quỳ tím chuyển hồng do dung dịch có môi trường acid vì chứa 2 nhóm COOH, 1 nhóm NH2

+ Dung dịch lysine làm quỳ tím chuyển xanh do dung dịch có môi trường base vì chứa 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH.

- GV 1 – 2 HS trả lời CH3 SGK trang 45:

Trong điều kiện thí nghiệm ở pH = 6,0:

+ Lysine tồn tại chủ yếu ở dạng cation:  

+ Glycine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực:

+ Glutamic acid tồn tại chủ yếu ở dạng anion:

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, chuẩn kiến thức về tính acid – base và tính điện di.

III. Tính chất hóa học

1. Tính acid – base và tính điện di

- Amino acid là những hợp chất lưỡng tính: tác dụng với cả acid và base.

H2NCH2COOH + HCl  ClH3NCH2COOH

H2NCH2COOH + NaOH  H2NCH2COONa + H2O

- Phân tử amino acid có thể tồn tại ở dạng cation, ion lưỡng cực hay anion tùy thuộc vào giá trị pH của môi trường và cấu tạo của mỗi amino acid.

- Tính điện di của amino acid: di chuyển (về phía cực dương hoặc cực âm) dưới tác dụng của điện trường.

 

 

Tìm hiểu phản ứng tạo ester của nhóm -COOH

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhắc lại cơ chế của phản ứng ester hóa giữa carboxylic acid với alcohol.

- GV đặt câu hỏi: Amino acid cũng có nhóm -COOH như carboxylic acid. Vậy amino acid có phản ứng tạo ester của nhóm -COOH không?

- GV yêu cầu HS: Viết PTHH của phản ứng tạo ester giữa glycine với ethanol.

- GV: Khí HCl trong phản ứng này có vai trò gì? (xúc tác)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ GV giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV; 1 HS lên bảng viết phương trình phản ứng tạo ester.

- Các HS khác lắng nghe, quan sát, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, chuẩn kiến thức về phản ứng tạo ester của nhóm -COOH.  

2. Phản ứng tạo ester của nhóm -COOH

 Amino acid tác dụng với alcohol khi có mặt xúc tác acid mạnh để tạo thành ester.

H2NCH2COOH + C2H5OH  H2NCH2COOC2H5 + H2O

 

 

Tìm hiểu phản ứng trùng ngưng

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu: Có một loại phản ứng hóa học tạo thành polymer ngoài phản ứng trùng hợp đã học trước đây. Đó là phản ứng trùng ngưng.

- GV yêu cầu HS thảo luận tìm hiểu nội dung mục III.3 SGK trang 45 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Các amino acid nào phản ứng với nhau để tạo thành polymer? Điều kiện của phản ứng là gì?

+ Nêu cơ chế phản ứng trùng ngưng của amino acid.

+ Lấy ví dụ minh họa phản ứng trùng ngưng của amino acid.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ GV giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi của GV; 1 HS lên bảng viết phương trình phản ứng trùng ngưng.

- Các HS khác lắng nghe, quan sát, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, chuẩn kiến thức về phản ứng trùng ngưng.   

3. Phản ứng trùng ngưng

- Khi đun nóng trong điều kiện thích hợp, các -amino acid hoặc -amino acid phản ứng với nhau để tạo thành polymer.

- Trong phản ứng trùng ngưng của amino aicd, nhóm -COOH ở phân tử này phản ứng với nhóm -NH2 của phân tử khác để tạo thành polyamide (có chứa nhóm chức amide -CO-NH-).

- Ví dụ:

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1 (THPTQG - 2021). Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?

  1. Glutamic acid.
  2. Glycine.
  3. Alanine.
  4. Valine.

Câu 2 (THPTQG - 2020). Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?

  1. Glycine.
  2. Alanine.
  3. Glutamic acid.
  4. Ethylamine.

Câu 3. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất dưới đây?

  1. 2-aminopropanoic acid.
  2. -aminopropionic acid.
  3. aniline.
  4. alanine.

Câu 4. Công thức cấu tạo của glycine là

  1. H2N-[CH2]2-COOH.
  2. H2N-CH2-COOH.

Câu 5. Khi trùng ngưng 13,1 g -aminocaproic acid với hiệu suất 80%, ngoài amino acid còn dư người ta thu được m gam polymer và 1,44 g nước. Giá trị của m là

  1. 9,04.
  2. 10,41.
  3. 8,43.
  4. 11,02.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(a) Amino acid là loại hợp chất hữu cơ tạp chức.

(b) Amino acid thường tan tốt trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao.

(c) Thực hiện phản ứng trùng ngưng các amino acid đều thu được polymer.

(d) Thành phần của bột ngọt (mì chính) chỉ chứa các nguyên tố C, H, Na và O.

Số phát biểu đúng là

  1. 3.
  2. 2.
  3. 1.
  4. 4.

Câu 7 (THPTQG - 2022). Cho 14,6 gam lysine tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

  1. 18,25.
  2. 25,55.
  3. 21,90.
  4. 18,40.

Câu 8 (THPTQG - 2017). Cho 19,1 gam hỗn hợp CH3COOC2H5 và NH2CH2COOC2H5 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là  

  1. 16,6.
  2. 19,4.
  3. 9,2.
  4. 17,9.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Mỗi một câu GV mời một HS trình bày đáp án:

1. A

2. D

3. C

4. B

5. A

6. B

7. C

8. D

- Các HS khác chú ý lắng nghe, đối chiếu đáp án để nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các HS làm nhanh và chính xác.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua làm các bài tập vận dụng.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn để HS trả lời được các bài tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho các bài tập vận dụng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1; Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập sau: 

Bài 1. Cho alanine tác dụng với ethanol khi có acid vô cơ mạnh làm xúc tác để tạo thành ester. Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành ester (giả thiết ester tồn tại ở dạng tự do, không tạo muối với acid vô cơ).

Bài 2. Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng ngưng -aminoenanthic acid (hay 7-aminoheptanoic acid) để tạo thành polyenantoamide.  

Bài 3. Viết công thức cấu tạo của các amino acid có cùng công thức phân tử C3H7NO2. Gọi tên các amino acid trên theo danh pháp thay thế và danh pháp bán hệ thống.

Bài 4. Hợp chất A là một amino acid. Phổ MS của ester B (được điều chế từ A và methanol) xuất hiện peak của ion phân tử [M]+ có giá trị m/z = 89. Biện luận để xác định công thức phân tử của A. Viết công thức cấu tạo của A và viết các phương trình hóa học của phản ứng chuyển hóa A thành B.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời, có thể thảo luận nhóm đôi, kiểm tra chéo đáp án.

- HS hoàn thành các bài tập GV yêu cầu (Hoàn thành tại nhà nếu trên lớp không còn thời gian).

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi bài tập GV mời một HS trình bày trên bảng lớp:

Bài 1.

H2N-CH(CH3)-COOH + C2H5OH  H2N-CH(CH3)-COOC2H5 + H2O

Bài 2.

nH2N-[CH2]6-COOH   (NH-[CH2]6-CO) n + nH2O       

Bài 3.

Công thức cấu tạo của các amino acid và danh pháp theo yêu cầu đề bài là:

Công thức cấu tạo

Danh pháp thay thế

Danh pháp bán hệ thống

 

2-aminopropanoic acid

-aminopropionic acid

 

3-aminopropanoic acid

-aminopropionic acid

Bài 4.

Gọi công thức của hợp chất A là H2NRCOOH

H2NRCOOH + CH3OH  H2NRCOOCH3 + H2O

                                A                                                         B

Theo đề bài ta có: mB = 89  16 + R + 44 + 15 = 89  R = 14 (-CH2-)

Vậy công thức cấu tạo của A là H2NCH2COOH

Phương trình hóa học của phản ứng chuyển hóa A thành B là:

H2NCH2COOH + CH3OH  H2NCH2COOCH3 + H2O

- Các HS khác theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các bạn HS làm tốt.

- GV chú ý cho HS các lỗi sai mắc phải.

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành các bài tập trong SBT.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 7: Peptide, protein và enzyme.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Hóa học 12 cánh diều bản chuẩn có ,Tải giáo án word Hóa học 12 cánh diều bản chuẩn có, tải giáo án chương trình lớp 12 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Hóa học 12 cánh diều bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 12. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận