Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Khoa học máy tính 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 12

Tải giáo án Khoa học máy tính 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Giáo án bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
  • Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của AI.
  1. Phẩm chất
  • Hìnhthành ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật những kiến thức mới trong tin học.
  • Nghiêmtúc, tập trung, tích cực chủ động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  • GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
  • HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng, vở ghi, máy tính.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, giúp HS thấy được AI có mặt trong nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống khác nhau.
  3. b) Nội dung:HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm:Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 5: Em đã được nghe nói nhiều về Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (AI – Artificial Intelligence). Hãy nêu một vài ứng dụng của AI mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS vận dụng kiến thức về AI trong thực tiễn để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, gợi ý.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.5 SGK:

Một vài ứng dụng của AI là:

- Xe không người lái. Hệ thống AI thu thập dữ liệu từ radar, camera, GPS của xe và các dịch vụ đám mây để tạo ra các tín hiệu điều khiển vận hành xe.

- Netflix sở hữu một thiết bị công nghệ có khả năng dự đoán chính xác dựa trên phản hồi của người xem phim. Hàng triệu đề xuất chương trình truyền hình và phim được gửi tới người dùng dựa trên những hành động và sự lựa chọn phim của họ.

- Các công ty như MasterCard và RBS WorldPay đã dựa vào AI và Deep Learning để phát hiện các mẫu giao dịch gian lận và ngăn chặn gian lận thẻ trong nhiều năm nay.

- Một tổ chức có tên là Cambio Health Care đã phát triển một hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng để phòng ngừa đột quỵ.

- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Theo dòng chảy của cuộc cách mạng 4.0, trí tuệ nhân tạo ngày càng được phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, mặc dù được John McCarthy – nhà khoa học máy tính người Mỹ đề cập lần đầu tiên vào những năm 1950 nhưng đến ngày nay thuật ngữ trí tuệ nhân tạo mới thực sự được biết đến rộng rãi và được các “ông lớn” của làng công nghệ chạy đua phát triển. Vậy để hiểu rõ hơn về khái niệm và các ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 1: Làm quen với Trí tuệ nhân tạo.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về AI

  1. a) Mục tiêu:HS giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
  2. b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Khái niệm về AI, quan sát Hình 1.1, kết hợp với những hiểu biết về thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
  3. c) Sản phẩm:Khái niệm và một số đặc trưng của AI.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc Hoạt động 1 - Tìm hiểu về AI SGK trang 5 và trả lời câu hỏi.

Khi nói tới AI, người ta cũng thường nói tới khả năng máy móc có thể thực hiện nhiều công việc một cách tự động. Tuy nhiên, không phải bất kì hệ thống tự động hoá nào cũng có thể được coi là AI. Trong các ví dụ dưới đây, những trường hợp nào không được coi là ứng dụng của AI? Tại sao?

A. Ấm đun nước tự ngắt điện khi nước sôi.

B. Tìm kiếm thông tin trên Internet nhờ máy tìm kiếm.

C. Cửa ra vào ở một số siêu thị, nhà hàng hay văn phòng tự động mở khi có người tới gần.

D. Những guồng nước (bánh xe nước, Hình 1.1) ở một số vùng quê; nhờ dòng chảy tự nhiên của khe suối hay kênh, ngòi; quay, chuyển nước lên các đường dẫn đi xa để phục vụ nhu cầu tưới tiêu hoặc sinh hoạt.

 

Hình 1.1. Guồng nước ở Kim Bôi, Hoà Bình

- GV đặt câu hỏi:

+ Qua các ví dụ và việc tìm hiểu SGK, các em có thể cho biết khái niệm về AI, khả năng (đặc trưng nói chung) của AI.

+ Theo em AI có thể phân chia như thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời Câu hỏi củng cố kiến thức tr.7 SGK:

Câu 1. Hãy nêu một số đặc trưng chính của AI.

Câu 2. Các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả có thể coi là các ứng dụng AI hay không? Tại sao?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr. 5 – 7. thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát và hướng dẫn, gợi ý HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- Đại diện các nhóm HS trả lời, đưa ra chính kiến của nhóm.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động 1 tr.5 SGK:

Chọn D.

Vì guồng nước không hoạt động nhờ máy móc có khả năng thực hiện công việc một cách tự động mà nó hoạt động dựa vào dòng chảy tự nhiên của khe suối hay kênh, ngòi.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Củng cố tr.7 SGK:

Câu 1. Một số đặc trưng của AI là: khả năng học, suy nghĩ, nhận thức, hiểu ngôn ngữ và giải quyết vấn đề.

Câu 2. Các phần mềm dịch máy, kiểm tra lỗi chính tả có thể coi là các ứng dụng AI, vì chúng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi trí thông minh của con người:

- Dịch máy: Tự động dịch văn bản từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi sự hiểu biết về ngôn ngữ, khả năng suy luận và khả năng học hỏi.

- Kiểm tra lỗi chính tả: Tự động phát hiện và sửa các lỗi chính tả trong văn bản. Đây là một nhiệm vụ đòi hỏi sự hiểu biết về ngôn ngữ và khả năng phân tích.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nôi dung kiến thức.

- GV kết luận:

+ Khái niệm: AI là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ của con người như đọc chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, lái xe hay khả năng học và ra quyết định, …

+ Mục tiêu của việc phát triển ứng dụng AI: là nhằm xây dựng các phần mềm giúp máy tính có được những đặc trưng trí tuệ như khả năng học, suy luận, nhận thức, hiểu ngôn ngữ và giải quyết vấn đề. Mọi ứng dụng AI trong thực tế đều cần có sự kết hợp ở các mức độ khác nhau của những đặc trưng trí tuệ nêu trên.

1. KHÁI NIỆM VỀ AI

- Khái niệm: AI là khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ của con người như đọc chữ, hiểu tiếng nói, dịch thuật, lái xe hay khả năng học và ra quyết định,…

- Một số đặc trưng cơ bản của AI nói chung:

+ Khả năng học: Khả năng nắm bắt thông tin từ dữ liệu và điều chỉnh hành vi dựa trên thông tin mới.

Ví dụ: Hệ thống khuyến nghị tích hợp trên Youtube có thể học từ lịch sử xem video ca nhạc và đề xuất các video mới dựa trên sở thích của từng người dùng cụ thể (Recommended for you).

+ Khả năng suy luận: Khả năng vận dụng logic và tri thức để đưa ra quyết định hoặc kết luận.

Ví dụ: Hệ thống chẩn đoán y tế dựa trên AI có thể dựa vào tri thức về các triệu chứng và bệnh lí để đưa ra chẩn đoán tình trạng sức khoẻ của người bệnh.

+ Khả năng nhận thức: Khả năng cảm nhận và hiểu biết môi trường xung quanh thông qua các cảm biến và dữ liệu đầu vào.

Ví dụ: Máy tính điều khiển xe tự lái sử dụng cảm biến radar và camera để phát hiện và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và người đi bộ trên đường.

+ Khả năng hiểu ngôn ngữ: Hiểu và xử lí ngôn ngữ tự nhiên của con người, bao gồm cả việc hiểu văn bản và tiếng nói.

Ví dụ: Các máy tìm kiếm thông tin trên Internet như Google, Bing có thể hiểu yêu cầu tra cứu của người dùng được đưa vào bằng văn bản hay bằng tiếng nói.

+ Khả năng giải quyết vấn đề: Khả năng tìm ra cách giải quyết các tình huống phức tạp dựa trên thông tin và tri thức.

Ví dụ: Hệ thống dự báo thời tiết sử dụng mô hình dự báo dựa trên dữ liệu thời tiết trước đây để đưa ra bản tin dự báo thời tiết cho thời gian tới.

- Phân chia AI theo chức năng:

1) Trí tuệ nhân tạo hẹp hay Trí tuệ nhân tạo yếu, được thiết kế để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

2) Trí tuệ nhân tạo tổng quát hay Trí tuệ nhân tạo mạnh, có khả năng tự học, tự thích nghi và thực hiện được nhiều công việc giống như con người.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng của AI trong thực tế

  1. a) Mục tiêu:Nêu được ví dụ minh họa cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo.
  2. b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2. Một số ứng dụng của AI, kết hợp với những hiểu biết về thực tiễn, thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ.
  3. c) Sản phẩm:Một số ứng dụng của AI.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng hiểu biết về thực tiễn và trả lời câu hỏi Hoạt động 2 tr.7 SGK: Hãy cùng trao đổi về một số ứng dụng của AI trong thực tế mà em biết.

- GV chia lớp thành các nhóm HS, mỗi nhóm từ 3 – 5 HS.

- GV trình chiếu slide liên quan đến ứng dụng của AI và đặt câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục 2. Một số ứng dụng của AI, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau vào bảng nhóm:

Em hãy giới thiệu các ứng dụng khác với mô tả ngắn gọn về chức năng của ứng dụng đó. Với mỗi ứng dụng AI, cần nêu được những đặc trưng nào của AI đã được thể hiện trong ứng dụng đó.

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu, trả lời câu hỏi Củng cố tr.8 SGK:

Hãy mô tả sơ bộ chức năng hoạt động của một trong số các ứng dụng AI được nêu ở trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS quan sát và lần lượt thực hiện các yêu cầu.

- GV quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS lần lượt trả lời các yêu cầu và nhận xét lẫn nhau.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Củng cố tr.8  SGK:

Hệ chuyên gia MYCIN

Chẩn đoán bệnh và đề xuất sử dụng kháng sinh với liều lượng thích hợp.

Google dịch (Google Translator)

Giúp nhận dạng và đọc văn bản, tự động phát hiện ngôn ngữ, nhận ra các từ trong hình ảnh và phiên dịch tức thời.

Nhận dạng khuôn mặt

Nhiều ứng dụng thực tế đã được triển khai rộng rãi nhờ khả năng này. Từ việc mở khoá điện thoại cho tới việc kiểm tra an ninh để xác định nhân vật trong ảnh hoặc video,…

Nhận dạng chữ viết tay

Được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lí hoá đơn và các tài liệu khác trong giao dịch thương mại điện tử, tự động hoá quy trình nhập dữ liệu. Nó cũng được sử dụng để nhận dạng và xác minh chữ kí trong các giao dịch điện tử.

Trợ lí ảo

Các trợ lí ảo có thể trò chuyện, hỗ trợ nhiều tính năng thông minh như tìm kiếm thông tin, gọi điện thoại theo tên có trong danh bạ, đọc tin nhắn, mở nhạc,… bằng chính tiếng nói của người dùng.

- GV điều khiển hoạt động của HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

GV tổng quát lưu ý lại kiến thức và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA AI

Hệ chuyên gia MYCIN

- Là một hệ chuyên gia trong lĩnh vực y học. Các tri thức cơ bản của MYCIN bao gồm khoảng 600 luật suy diễn. Các luật này thực chất là các mệnh đề dạng “nếu có các triệu chứng A1, A2,… thì có kết luận B”.

- Đặc trưng:

+ Khả năng suy luận.

+ Khả năng giải quyết vấn đề.

 

Robot Asimo

Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI như tự động điều khiển (có khả năng di chuyển bằng hai chân), nhận dạng hình ảnh (có thị giác máy để “nhìn thấy”), nhận dạng tiếng nói (biết chào hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên).

- Đặc trưng:

+ Khả năng học.

+ Khả năng nhận thức.

+ Khả năng suy luận.

+ Khả năng hiểu ngôn ngữ.

+ Khả năng giải quyết vấn đề.

Google dịch (Google Translator)

Nó được truy cập như một ứng dụng web độc lập, thậm chí được tích hợp vào một trình duyệt, giúp nhận dạng và đọc văn bản, tự động phát hiện ngôn ngữ, nhận ra các từ trong hình ảnh và phiên dịch tức thời.

- Đặc trưng:

+ Khả năng học.

+ Khả năng suy luận.

+ Khả năng nhận thức.

+ Khả năng giải quyết vấn đề.

 

Nhận dạng khuôn mặt

Nhiều ứng dụng thực tế đã được triển khai rộng rãi nhờ khả năng này. Từ việc mở khoá điện thoại cho tới việc kiểm tra an ninh để xác định nhân vật trong ảnh hoặc video,…

- Đặc trưng:

+ Khả năng học.

+ Khả năng suy luận.

+ Khả năng nhận thức.

+ Khả năng hiểu ngôn ngữ.

+ Khả năng giải quyết vấn đề.

Nhận dạng chữ viết tay

Hiện tại, công nghệ này được sử dụng rộng rãi trong quá trình xử lí hoá đơn và các tài liệu khác trong giao dịch thương mại điện tử, tự động hoá quy trình nhập dữ liệu. Nó cũng được sử dụng để nhận dạng và xác minh chữ kí trong các giao dịch điện tử.

- Đặc trưng:

+ Khả năng học.

+ Khả năng suy luận.

+ Khả năng nhận thức.

+ Khả năng hiểu ngôn ngữ.

+ Khả năng giải quyết vấn đề.

 

Trợ lí ảo

Các trợ lí ảo có thể trò chuyện, hỗ trợ nhiều tính năng thông minh như tìm kiếm thông tin, gọi điện thoại theo tên có trong danh bạ, đọc tin nhắn, mở nhạc,… bằng chính tiếng nói của người dùng.

- Đặc trưng:

+ Khả năng học.

+ Khả năng suy luận.

+ Khả năng nhận thức.

+ Khả năng hiểu ngôn ngữ.

+ Khả năng giải quyết vấn đề.

Google Assistant

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu:Giúp HS hệ thống khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của AI.
  3. b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ cho HS, HS hoàn thành phiếu bài tập.
  4. c) Sản phẩm học tập:

- Phiếu bài tập.

- HS hoàn thiện hiểu biết về AI.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS.

- GV cho HS làm phiếu bài tập.

Trường THPT:………………………………………….

Lớp:……………………………………………………...

Họ và tên:……………………………………………….

 

PHIẾU BÀI TẬP TIN HỌC 12 – ĐỊNH HƯỚNG TIN HỌC ỨNG DỤNG – KẾT NỐI TRI THỨC

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:

Câu 1. Hội thảo được coi là điểm mốc ghi nhận sự ra đời của thuật ngữ AI, đánh dấu sự khởi đầu của lĩnh vực AI, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này được tổ chức vào năm nào?

A. 1950. B. 1952. C. 1954. D. 1956.

Câu 2. Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp ứng dụng AI là

A. Robot ChihiraAico.       

B. Robot Asimo.

C. Robot QRIO.                  

D. Robot Tesla Bot.

Câu 3. Hệ chuyên gia MYCIN được bắt đầu phát triển tại đại học nào?

A. Đại học Harvard (Mỹ).

B. Đại học Cornell (Mỹ).

C. Đại học Stanford (Mỹ).

D. Đại học New York (Mỹ).

Câu 4. Phần mềm nào dưới đây không phải là trợ lí ảo?

A. Bixby. B. Cortana. C. Luxand. D. Alexa.

Câu 5. Có thể chia AI thành mấy loại chính theo chức năng?

A. 2.            B. 3.           C. 4.           D. 5.

Câu 6. Phương án nào không phải là đặc trưng của AI?

A. Khả năng suy luận.

B. Khả năng cảm thụ văn học.

C. Khă năng giải quyết vấn đề.

D. Khả năng hiểu ngôn ngữ.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chương trình máy tính chơi cờ là một ví dụ của Trí tuệ nhân tạo mạnh.

B. Hệ chuyên gia MYCIN sử dụng các kĩ thuật Học máy để chẩn đoán bệnh.

C. Các hệ thống tự động hoá như các dây chuyền lắp ráp, các robot cơ giới hoá đều được coi là các hệ thống có ứng dụng AI.

D. Ngày nay, các nhạc sĩ có thể nhờ vào AI để sáng tác.

B. PHẦN TỰ LUẬN (Luyện tập SGK tr.8)

Những năng lực trí tuệ nào được thể hiện trong các ứng dụng dịch máy và trợ lí ảo?

………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………...………..

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:

- HS suy nghĩ, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:

- HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm.

- Mỗi bài tập GV mời 1 đến 2 HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài làm của các bạn.

Gợi ý đáp án:

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

D

B

C

C

A

B

D

  1. PHẦN TỰ LUẬN

Dịch máy và trợ lí ảo là hai ứng dụng AI phổ biến hiện nay, thể hiện nhiều năng lực trí tuệ của AI, bao gồm:

- Học: Cả hai ứng dụng đều sử dụng học máy để cải thiện hiệu suất của mình. Học máy là một nhánh của AI, chuyên nghiên cứu về việc tự động học từ dữ liệu. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán học máy được sử dụng để học từ một lượng lớn dữ liệu song ngữ, bao gồm văn bản gốc và bản dịch. Bằng cách học từ dữ liệu này, các thuật toán có thể cải thiện khả năng dịch chính xác. Trong trường hợp trợ lí áo, các thuật toán học máy được sử dụng để học từ các tương tác của người dùng với ứng dụng. Bằng cách học từ dữ liệu này, các thuật toán có thể cải thiện khả năng hiểu và đáp ứng các yêu cầu của người dùng.

- Suy luận: Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng suy luận để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán suy luận được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các từ và cụm từ trong hai ngôn ngữ. Bằng cách suy luận mối quan hệ này, các thuật toán có thể dịch các văn bản phức tạp một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán suy luận được sử dụng để hiểu các yêu cầu của người dùng và đưa ra các phản hồi phù hợp.

- Nhận thức: Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng nhận thức để xử lí thông tin. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán nhận thức được sử dụng để hiểu ý nghĩa của văn bản gốc. Bằng cách hiểu ý nghĩa của văn bản gốc, các thuật toán có thể dịch văn bản một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán nhận thức được sử dụng để hiểu các yêu cầu của người dùng và đưa ra các phản hồi phù hợp.

- Hiểu ngôn ngữ: Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng hiểu ngôn ngữ để giao tiếp với con người. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán hiểu ngôn ngữ được sử dụng để phân tích cấu trúc ngữ pháp và ý nghĩa của văn bản. Bằng cách hiểu ngôn ngữ, các thuật toán có thể dịch văn bản một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán hiểu ngôn ngữ được sử dụng để hiểu các yêu cầu của người dùng và đưa ra các phản hồi phù hợp.

- Giải quyết vấn đề: Cả hai ứng dụng đều sử dụng khả năng giải quyết vấn đề để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Trong trường hợp dịch máy, các thuật toán giải quyết vấn đề được sử dụng để xử lí các tình huống không xác định hoặc khó khăn. Bằng cách giải quyết các vấn đề này, các thuật toán có thể dịch các văn bản phức tạp một cách chính xác hơn. Trong trường hợp trợ lí ảo, các thuật toán giải quyết vấn đề được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu của người dùng một cách linh hoạt và hiệu quả.

Ngoài những năng lực trí tuệ được nêu trên, các ứng dụng dịch máy và trợ lí ảo còn thể hiện nhiều năng lực trí tuệ khác, chẳng hạn như:

- Khả năng giao tiếp: Các ứng dụng này có khả năng giao tiếp với con người thông qua ngôn ngữ tự nhiên.

- Khả năng học hỏi: Các ứng dụng này có thể học hỏi từ dữ liệu và kinh nghiệm để cải thiện hiệu suất của mình.

- Khả năng thích ứng: Các ứng dụng này có thể thích ứng với các tình huống mới và thay đổi.

Với sự phát triển của AI, các ứng dụng dịch máy và trợ lí ảo sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:HS hiểu khái niệm, đặc điểm, đặc trưng của AI sâu sắc hơn.
  3. b) Nội dung:HS tìm hiểu trên Internet, thảo luận trả lời theo yêu cầu của GV.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK trang 9.

Bài tập: Hãy truy cập Internet để tìm hiểu về khả năng của các trợ lí ảo Siri (Appple), Cortana (Microsoft), Alexa (Amazon),…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV cho HS trả lời:

Gợi ý câu trả lời, link tham khảo:

">https://www.thegioididong.com/hoi-dap/siri-la-gi-cach-su-dung-siri-59097...

Tìm kiếm bằng Siri

Tìm kiếm bằng Siri được người dùng đánh giá cao và khen ngợi về sự tiện dụng của nó. Siri có thể sử dụng rất nhiều dịch vụ website, lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để đem lại kết quả gọn gàng cho những gì bạn tìm kiếm.

Ví dụ: Bạn muốn tìm số điện thoại người thân. Bạn chỉ cần nói tên người cần tìm, người trợ lí thông minh này sẽ tìm kiếm giúp bạn một cách nhanh chóng.

- Tạo lời nhắc

Công cụ tạo lời nhắc đó là việc ghi nhớ mọi thứ trên Siri và Siri sẽ hiện lên và nhắc cho bạn. Chỉ cần nói đơn giản “remind me to…” và Siri sẽ ngay lập tức thêm lời nhắc đó vào ứng dụng Reminders trên thiết bị.

- Tạo sự kiện

Có những sự kiện bạn cần phải lên lịch thì Siri có thể làm điều đó cho bạn. Chỉ cần nói với Siri tạo một sự kiện “tên sự kiện” vào ngày và thời gian này, Siri sẽ thêm tất cả thông tin vào lịch cho bạn. Sau khi ghi lại hết tất cả chi tiết, Siri sẽ hỏi lại để xác nhận.

- Đặt báo thức

Bạn sợ ngủ quên hoặc bạn muốn Siri nhắc nhở bạn đã tới giờ thực hiện một công việc gì đó thì Siri là một sự lựa chọn không làm bạn thất vọng.

- Gọi điện thoại

Khi bạn cần gọi điện thoại cho ai đó. Ngoài những người có trong danh bạ, bạn có thể yêu cầu Siri gọi một số điện thoại, xem cuộc gọi nhỡ và có thể gần như tất cả các tính năng trong ứng dụng của iPhone.

- Tìm và đọc email

Siri có thể giúp bạn tìm email thông qua chủ đề, người gửi và thời gian. Sau khi đã tìm thấy email, Siri có thể đọc nó giúp bạn, hoặc mở email đó để chuyển sang ứng dụng Mail của thiết bị.

- Gửi tin nhắn

Bạn có thể yêu cầu Siri gửi tin nhắn đến một người trong danh bạ, nó sẽ hỏi lại bạn muốn gửi nội dung gì. Sau khi tin nhắn hoàn thành, bạn có thể yêu cầu gửi nó đi hoặc huỷ tin nhắn.

- Tính năng hữu ích khác

Ngoài những tiện ích trên thì Siri còn có những tính năng hữu dụng khác như Truy cập vào cài đặt ứng dụng, viết ghi chú, đọc tin nhắn, đổi đơn vị, thực hiện phép tính,… Trong tương lai nhà sản xuất có thể sẽ còn nâng cấp các tiện ích ở trợ lý Siri.

- HS khác quan sát, lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS.

- GV chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập trong SBT.
  • Chuẩn bị bài mới Bài 2- Trí tuệ nhân tạo trong khoa học và đời sống.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Khoa học máy tính 12 kết nối tri ,Tải giáo án word Khoa học máy tính 12 kết nối tri, tải giáo án chương trình lớp 12 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Khoa học máy tính 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 12. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận