Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Hóa học 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 12

Tải giáo án Hóa học 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Giáo án bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 13. VẬT LIỆU POLYMER

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm chất dẻo.
  • Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).
  • Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
  • Nêu được khái niệm về composite.
  • Trình bày được ứng dụng của một số loại composite.
  • Nêu được khái niệm và phân loại về tơ.
  • Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,..), tơ tổng hợp (như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,...) và tơ bán tổng hợp (như visco, cellulose acetate,...).
  • Nêu được khái niệm cao su, cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.
  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).
  • Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).
  • Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hóa cao su.
  • Nêu được khái niệm về keo dán.
  • Trình bày được thành phần, tính chất, ứng dụng của một số keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde)).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực nhận thức hóa học:
  • Nêu được khái niệm chất dẻo.
  • Trình bày được thành phần phân tử và phản ứng điều chế polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), poly(vinyl chloride) (PVC), poly(methyl methacrylate), poly(phenol formaldehyde) (PPF).
  • Trình bày được ứng dụng của chất dẻo và tác hại của việc lạm dụng chất dẻo trong đời sống và sản xuất. Nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
  • Nêu được khái niệm về composite.
  • Trình bày được ứng dụng của một số loại composite.
  • Nêu được khái niệm và phân loại về tơ.
  • Trình bày được cấu tạo, tính chất và ứng dụng một số tơ tự nhiên (bông, sợi, len lông cừu, tơ tằm,..), tơ tổng hợp (như nylon-6,6; capron; nitron hay olon,...) và tơ bán tổng hợp (như visco, cellulose acetate,...).
  • Nêu được khái niệm cao su, cao su tự nhiên, cao su nhân tạo.
  • Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất, ứng dụng của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).
  • Trình bày được phản ứng điều chế cao su tổng hợp (cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N, cao su isoprene, cao su chloroprene).
  • Nêu được bản chất và ý nghĩa của quá trình lưu hóa cao su.
  • Nêu được khái niệm về keo dán.
  • Trình bày được thành phần, tính chất, ứng dụng của một số keo dán (nhựa vá săm, keo dán epoxy, keo dán poly(urea-formaldehyde)).
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.
  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để nêu được một số biện pháp hạn chế sử dụng chất dẻo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Sử dụng tiết kiệm, an toàn các nguồn tài nguyên trong thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.
  • Khơi dậy ý thức sử dụng chất dẻo hợp lí, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Tài liệu: SGK, SGVHóa học 12, các hình ảnh về vật liệu polymer (chất dẻo, tơ, cao su, keo dán,…) và ứng dụng của vật liệu polymer trong đời sống, phiếu bài tập.
  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Tài liệu: SGKHóa học 12. 
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
  3. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.
  4. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về ứng dụng của vật liệu polymer trong hình.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh sau:

 

 

 

Ống nhựa

Lốp xe

Vải tơ tằm

- GV nêu câu hỏi: Em hãy quan sát, vận dụng kiến thức đã học và cho biết các đồ vật trên được làm từ loại vật liệu nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: Các đồ vật trong hình được làm từ vật liệu polymer.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Vật liệu polymer như chất dẻo, tơ, cao su, keo dán, vật liệu composite,... được ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Để tìm hiểu xem các vật liệu polymer này là gì cũng như thành phần cấu tạo của loại vật liệu này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay Bài 13 – Vật liệu polymer.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Chất dẻo

  1. Mục tiêu: HStrình bày được:

- Khái niệm chất dẻo.

- Cách tổng hợp polymer dùng làm chất dẻo.

- Ứng dụng của chất dẻo.

- Nguyên nhân gây môi nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo và rác thải nhựa.

- Một số biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi sử dụng đồ nhựa.

  1. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 56 – 58 và thực hiện yêu cầu của GV.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm chất dẻo; cách tổng hợp polymer để làm chất dẻo; ứng dụng của chất dẻo trong đời sống; nguyên nhân và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau:

 

Hình ảnh chai nhựa

sau khi chịu tác dụng nhiệt

- GV gợi ý cho HS: Chai nhựa trên có thành phần chính PE.

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở Bài 12: Đại cương về polymer (SGK Hóa học 12 trang 51) và cho biết: Vật liệu làm từ PE có tính chất gì?

- GV nêu câu hỏi mở rộng: Trong hình trên, chai nhựa sau khi chịu tác dụng của nhiệt có trở lại hình dạng ban đầu được không?

- GV mở rộng kiến thức cho HS về thành phần chính của chất dẻo.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình, vận dụng kiến thức đã học kết hợp đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Vật liệu làm từ PE có tính dẻo.

+ Sau khi chịu tác dụng của nhiệt, chai nhựa không trở lại hình dạng ban đầu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm chất dẻo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Chất dẻo

1. Khái niệm

- Chất dẻo là các vật liệu polymer có tính dẻo.

- Tính dẻo: tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực lực bên ngoài, vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

- Ví dụ:

 

 

Chai nhựa

ban đầu

Chai nhựa bị

biến dạng

- Thành phần chính của chất dẻo là polymer.

 

Nhiệm vụ 2: Tổng hợp một số polymer dùng làm chất dẻo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cung cấp kiến thức cho HS: Một số polymer dùng làm chất chất dẻo thông dụng: PE, PP, PVC, PS, poly(methyl methacrylate).

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học trong Bài 12 (SGK Hóa học 12 trang 51): Hãy cho biết công thức cấu tạo của các monomer tương ứng với các polymer trên.

- GV đặt câu hỏi mở rộng: Theo em, các polymer trên được tổng hợp bằng phương pháp nào?

- GV cung cấp cho HS phương trình tổng quát để tổng hợp các polymer như PE, PP, PVC, PS, poly(methyl methacrylate).

- GV giới thiệu với HS cách điều chế poly(phenol formaldehyde) (PPF).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

* Trả lời câu hỏi của GV:

+

Polymer

Công thức cấu tạo của monomer

PE

 

PP

 

PVC

 

PS

 

Poly(methyl methacrylate)

 

+ Các polymer trên được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp.  

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về cách tổng hợp một số polymer thông dụng làm chất dẻo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tổng hợp một số polymer dùng làm chất dẻo

- Một số polymer dùng làm chất dẻo thông dụng (PE, PP, PVC, PS, poly(methyl methacrylate),….) được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp từ các monomer tương ứng.

- Phương trình tổng quát:

 

- Điều chế PPF: formaldehyde phản ứng với phenol (xúc tác acid):

 

 

Nhiệm vụ 3: Ứng dụng của chất dẻo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau.

 

 

Đồ chơi trẻ em

Ống nước

Hình ảnh một số vật dụng trong gia đình được làm từ chất dẻo

- GV yêu cầu HS dựa vào hình trên kết hợp với liên hệ thực tế để trả lời mục Hoạt động nghiên cứu trong SGK trang 57: Em hãy tìm hiểu các vật dụng trong gia đình được làm từ chất dẻo. Cho biết chúng được làm từ loại chất dẻo nào?

- GV cung cấp kiến thức cho HS về ứng dụng của một số loại chất dẻo thông dụng (PE, PP, PVC, PS, poly(methyl methacrylate)).

- GV giới thiệu cho HS một số ứng dụng của PPF trong đời sống.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình, liên hệ thực tế, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

* Trả lời Hoạt động nghiên cứu:

 

 

Đồ chơi trẻ em

Ống nước

Làm từ PE

Làm từ PVC

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về ứng dụng của chất dẻo.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Ứng dụng của chất dẻo

- Một số ứng dụng của các chất dẻo thông dụng:

+ PE: Sản xuất túi nylon, bao gói, màng bọc thực phẩm, chai lọ, đồ chơi trẻ em,... 

Ví dụ:

Màng bọc thực phẩm

 

Chai, lọ

 

+ PP: Sản xuất bao gói, hộp đựng, ống nước, chi tiết nhựa trong công nghiệp ô tô,…

Ví dụ:

Ống nhựa PP

 

Các dụng cụ gia đình

 

+ PVC: Sản xuất giày ủng, rèm nhựa, khung cửa, sàn nhựa, ống nước, vỏ cáp điện, vải giả da,…

Ví dụ:

Rèm nhựa

 

Ống nhựa

 

+ PS: Sản xuất bao gói thực phẩm, hộp xốp, vật liệu cách nhiệt,…

Ví dụ:

Hộp xốp

 

Mút xốp

 

+ Poly(methyl methacrylate): Sản xuất thủy tinh hữu cơ dùng làm kính máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm, bể cá,…

Ví dụ:

Kính máy bay

 

Bể cá

 

 

Nhiệm vụ 4: Ô nhiễm môi trường do chất dẻo và rác thải nhựa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS quan sát hình sau.

 

 

Một số khu vực bị ô nhiễm do rác thải nhựa

- GV yêu cầu HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân và hình ảnh trên, trả lời câu hỏi: Tại sao rác thải nhựa lại gây ô nhiễm môi trường?

- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục Em có biết SGK trang 57 để biết được tính cấp bách của việc hạn chế rác thải nhựa.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 13.1.

 

Hình 13.1. Một số biện pháp để giảm thiểu rác thải nhựa

- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân và Hình 13.1: Hãy cho biết các biện pháp cần thực hiện để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường khi sử dụng đồ nhựa.

- GV đặt câu hỏi liên hệ thực tế: Nêu một số biện pháp có thể thực hiện trong gia đình để giảm thiểu rác thải nhựa giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi mục Câu hỏi và bài tập SGK trang 58:

Câu 1: Cho các polymer sau: PE, PP, poly(methyl methacrylate) và PPF. Hãy xác định polymer nào được tạo thành từ phản ứng trùng hợp, polymer nào được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng.

Câu 2: PVC được dùng làm vỏ bọc dây điện. Ứng dụng này dựa trên tính chất đặc trưng nào của PVC?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi liên hệ thực tế (mục Hoạt động nghiên cứu):

Một số biện pháp có thể thực hiện trong gia đình:

+ Tái chế và tái sử dụng đồ nhựa.

+ Mang theo túi đựng khi đi mua sắm.

+ Phân loại rác thải tại nguồn.

* Trả lời Câu hỏi và bài tập:

Câu 1:

+ Các polymer được tạo thành từ phản ứng trùng hợp: PE, PP, poly(methyl methacrylate).

+ Polymer được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng: PPF.

Câu 2: Ứng dụng dùng làm vỏ bọc dây điện của PVC dựa trên tính dẻo.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về lí do gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất dẻo và rác thải nhựa; một số biện pháp cần thực hiện để giảm thiểu tình trạng này.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Ô nhiễm môi trường do chất dẻo và rác thải nhựa 

- Rác thải nhựa mất nhiều thời gian phân hủy, xử lí không đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và động vật:

+ Đốt: tạo các khí độc hại, làm tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.

Ví dụ:

 

Khói tạo ra khi đốt chất dẻo

+ Chôn lấp: làm đất không giữ được nước, dinh dưỡng, làm chết vi sinh vật có lợi trong đất, tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng.

Ví dụ:

 

Ảnh hưởng của rác thải nhựa đến thực vật

+ Thải ra sông, hồ, đại dương,…: ô nhiễm nguồn nước, làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Ví dụ:

 

Rác thải nhựa ảnh hưởng đến các sinh vật sống dưới nước

- Một số biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa:

+ Tái chế và tái sử dụng đồ nhựa đã dùng.

+ Hạn chế các loại bao bì nhựa, túi nylon.

+ Mang theo túi đựng khi đi mua sắm.

+ Sử dụng vật liệu phân hủy sinh học.

+ Phân loại rác thải tại nguồn.

 

 

 

Hoạt động 2. Vật liệu composite

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm vật liệu composite và một vài ứng dụng của loại vật liệu này.
  2. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 58 – 59 và trả lời các câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm vật liệu composite; vận dụng kiến thức đã học để xác định vật liệu cốt, vật liệu nền trong vật liệu composite; kể tên được một số ứng dụng của vật liệu composite trong công nghiệp và đời sống.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK, cho biết: Vật liệu composite gồm những thành phần chính nào? Hãy nêu vai trò của mỗi thành phần đó.

- GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức đã học thông qua việc trả lời mục Câu hỏi và bài tập SGK trang 58: Một loại vật liệu composite dùng để làm vỏ tàu thuyền được chế tạo từ sợi thủy tinh và nhựa polyester. Hãy xác định vật liệu cốt và vật liệu nền trong vật liệu composite trên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong bài, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời Câu hỏi và bài tập:

+ Vật liệu cốt: sợi thủy tinh.

+ Vật liệu nền: nhựa polyester.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm vật liệu composite.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Vật liệu composite

1. Khái niệm

- Vật liệu composite: vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau; vật liệu mới có tính chất vượt trội so với các vật liệu ban đầu.

- Vật liệu composite thường có hai thành phần chính:

Thành phần

Vai trò

Dạng vật liệu thường gặp

Vật liệu cốt

Đảm bảo cho composite có được đặc tính cơ học cần thiết.

- Dạng cốt sợi (sợi thủy tinh, sợi hữu cơ, sợi carbon, vải,…).

- Dạng cốt hạt.

Vật liệu nền

Đảm bảo cho các thành phần cốt của composite liên kết với nhau, tạo tính thống nhất cho vật liệu composite,

- Nền hữu cơ (nhựa polymer).

- Nền kim loại.

- Nền gốm.

-…

 

 

Nhiệm vụ 2: Ứng dụng

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

- GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 59, thảo luận để trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Sưu tầm hình ảnh từ sách, báo, Internet và trình bày ứng dụng của một số loại vật liệu composite cốt sợi.

+ Nhóm 2: Sưu tầm hình ảnh từ sách, báo, Internet và trình bày ứng dụng của một số loại vật liệu composite cốt hạt.

- GV tổ chức cho HS xem video ">https://youtu.be/0pjatEdhWXg">video (0:53-3:56) về ứng dụng của vật liệu composite.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời.

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS; đưa ra kết luận về ứng dụng của vật liệu composite.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Ứng dụng

- Do có nhiều tính chất vượt trội, vật liệu composite được dùng phổ biến để thay thế các vật liệu truyền thống:

+ Vật liệu composite cốt sợi: sản xuất thân, vỏ máy bay, tàu thuyền, thân xe đua, khung xe đạp, bồn chứa, ống dẫn,…

Ví dụ:

 

+ Vật liệu composite cốt hạt: sản xuất gỗ nhựa, bê tông nhựa, gốm chất lượng cao,…

Ví dụ:

 

Quy trình sản xuất gỗ nhựa

 

Hoạt động 3. Tơ

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tơ, cách phân loại tơ, chỉ ra được một số loại tơ thường gặp.
  2. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 59-61 và thực hiện yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, cách phân loại tơ và nêu được đặc điểm của một số loại tơ thường gặp.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau:

 

- GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và thông tin trong SGK trang 59, hãy cho biết: Tơ là gì?

- GV cung cấp thêm cho HS kiến thức về dạng mạch cấu trúc của polymer dùng làm tơ và một số tính chất vật lí thông thường của chúng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) (DKSP).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về sự khác biệt về khái niệm tơ và một số tính chất của phân tử polymer dùng làm tơ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

III.

1. Khái niệm

- Tơ là những vật liệu polymer có dạng sợi mảnh và có độ bền nhất định.

- Phân tử polymer dùng làm tơ thường có mạch không phân nhánh, sắp xếp song song với nhau.

Ví dụ:

 

Mạch carbon trong cellulose

- Tính chất: tương đối bền với các dung môi thông thường, mềm, dai, không độc, có khả năng nhuộm màu.

 

Nhiệm vụ 2: Phân loại

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi: Theo em, tơ có nguồn gốc từ đâu?

- GV cung cấp thêm cho HS một số ví dụ về các loại tơ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời: Tơ có nguồn gốc tự nhiên hoặc được con người tổng hợp.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về cách phân loại tơ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Phân loại

- Dựa vào nguồn gốc và quy trình chế tạo, tơ được chia thành:

Tơ tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên (bông, len, tơ tằm,…).

 

Tơ tổng hợp: chế tạo từ các polymer tổng hợp (tơ polyamide: capron, nylon-6,6,…; tơ nitron,…).

 

Tơ bán tổng hợp: chế biến từ các polymer tự nhiên bằng phương pháp hóa học (tơ visco, tơ cellulose acetate,…).

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Một số loại tơ thường gặp

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu:

+ Nhóm 1: Đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên Internet về tơ tự nhiên và tơ bán tổng hợp để hoàn thành Phiếu bài tập 1.

+ Nhóm 2: Đọc thông tin trong SGK, tìm hiểu trên Internet về tơ tổng hợp để hoàn thành Phiếu bài tập 2.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) (Dưới hoạt động).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về nguồn gốc, đặc điểm, cách tổng hợp,… của một số loại tơ thường gặp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Một số loại tơ thường gặp

a) Tơ tự nhiên

Loại

 

Yếu

tố

Sợi bông

 

Len

 

Tơ tằm

 

Nguồn gốc

Từ quả bông.

Lông động vật (cừu, dê, lạc đà,…).

Từ kén của con sâu tằm.

 

Thành phần chính

Cellulose.

Protein.

 

Các chuỗi protein.

 

Đặc điểm

Mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng.

Giữ nhiệt tốt.

 

Độ bóng cao, mềm mại, thoáng khí, hút ẩm tốt.

Ứng dụng

Trong ngành may mặc.

Dệt áo len, áo choàng, khăn len,…

Dệt vải may trang phục vào mùa hè.

b) Tơ tổng hợp

Loại

 

Yếu

tố

Nylon-6,6

 

Capron

 

Nitron (olon)

 

Nguồn gốc

Tổng hợp từ hai loại hợp chất đều chứa 6 nguyên tử carbon trong phân tử

 

Tổng hợp từ phản ứng trùng hợp mở vòng ɛ-caprolactam

 

Tổng hợp từ phản ứng trùng hợp vinyl cyanide (hay acrylonitrile), tạo thành polyacrylonitrile

 

Đặc điểm

Dai, mềm, ít thấm nước.

 

Dai, bền, độ đàn hồi và độ bóng cao, ít bị nhăn, có khả năng chống mài mòn.

Dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt.

 

Ứng dụng

Dệt vải may mặc, vải lót lốp xe, bện dây cáp, dây dù, đan lưới,…

 

Dệt vải may quần áo ấm, vải bạt, mái hiên ngoài trời, vải làm cánh buồm, sợi gia cường,…

 c) Tơ bán tổng hợp

Loại

 

Yếu

tố

Visco

 

Cellulose acetate

 

Nguồn gốc

Sản xuất từ các nguồn cellulose.

Bán tổng hợp từ cellulose.

Đặc điểm

Dai, bền, thấm mồ hôi, thoáng khí.

Mềm, mịn, đàn hồi, thoáng khí, thấm hút mồ hôi, khô nhanh, bền màu.

Ứng dụng

Dệt vải may quần áo mùa hè.

Dệt các loại vải như sa tanh, dệt kim,…

 

 

PHIẾU BÀI TẬP 1

TƠ TỰ NHIÊN VÀ TƠ BÁN TỔNG HỢP

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy kể tên các loại tơ tự nhiên, tơ bán tổng hợp mà em biết.

….…………………………………………………………………………………

Câu 2: Em hãy nêu nguồn gốc, thành phần và đặc điểm của các loại tơ tự nhiên đó. ….…………………………………………………………………………………

Câu 3: Em hãy nêu nguồn gốc, thành phần và đặc điểm của các loại tơ bán tổng hợp đó.

….…………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

Gợi ý trả lời

PHIẾU BÀI TẬP 1

TƠ TỰ NHIÊN VÀ TƠ BÁN TỔNG HỢP

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy kể tên các loại tơ tự nhiên, tơ bán tổng hợp mà em biết.

- Tơ tự nhiên: sợi bông, len, tơ tằm.

- Tơ bán tổng hợp: tơ visco, tơ cellulose acetate.

Câu 2: Em hãy nêu nguồn gốc, thành phần, đặc điểm và ứng dụng của các loại tơ tự nhiên đó.

– Sợi bông:

+ Nguồn gốc: được lấy từ quả bông.

+ Thành phần chủ yếu: cellulose.

+ Đặc điểm: mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt, thông thoáng.

+ Ứng dụng: sử dụng phổ biến trong ngành may mặc.

– Len:

+ Nguồn gốc: lông của động vật (cừu, dê, lạc đà,…).

+ Thành phần chủ yếu: protein.

+ Đặc điểm: giữ nhiệt tốt.

+ Ứng dụng: dệt áo len, áo choàng, khăn len,…

– Tơ tằm:

+ Nguồn gốc: từ kén của con sâu tằm.

+ Thành phần chủ yếu: các chuỗi protein.

+ Đặc điểm: độ bóng cao, mềm mại, thoáng khí, hút ẩm tốt.

+ Ứng dụng: dệt vải may trang phục vào mùa hè.

Câu 3: Em hãy nêu nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng của các loại tơ bán tổng hợp.

– Tơ visco:

+ Nguồn gốc: được sản xuất từ các nguồn cellulose.

+ Đặc điểm: dai, bền, thấm mồ hôi, thoáng khí.

+ Ứng dụng: dệt vải may quần áo mùa hè.

– Tơ cellulose acetate:

+ Nguồn gốc: được bán tổng hợp từ cellulose.

+ Đặc điểm: mềm, mịn, đàn hồi, thoáng khí, thấm hút mồ hôi, khô nhanh, bền màu.

+ Ứng dụng: dệt các loại vải như sa tanh, dệt kim,…

 

PHIẾU BÀI TẬP 2

TƠ TỔNG HỢP

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy kể tên các loại tơ tổng hợp mà em biết.

….…………………………………………………………………………

Câu 2: Em hãy nêu nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng (nếu có) của các loại tơ tổng hợp. ….…………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

 

Gợi ý trả lời

PHIẾU BÀI TẬP 2

TƠ TỔNG HỢP

Họ và tên:

Lớp:

Câu 1: Hãy kể tên các loại tơ tổng hợp mà em biết.

Tơ nylon-6,6; tơ capron; tơ nitron (hay olon).

Câu 2: Em hãy nêu nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng (nếu có) của các loại tơ tổng hợp.

- Tơ nylon-6,6:

+ Nguồn gốc: được tổng hợp từ hai loại hợp chất đều chứa 6 nguyên tử carbon trong phân tử.

+ Đặc điểm: dai, mềm, ít thấm nước.

+ Ứng dụng: dệt vải may mặc, vải lót lốp xe, bện dây cáp, dây dù, đan lưới,…

- Tơ capron:

+ Nguồn gốc: được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp mở vòng ɛ-caprolactam.

+ Đặc điểm: dai, bền, độ đàn hồi và độ bóng cao, ít bị nhăn, có khả năng chống mài mòn.

- Tơ nitron (hay olon):

+ Nguồn gốc: được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp vinyl cyanide (hay acrylonitrile), tạo thành polyacrylonitrile.

+ Đặc điểm: dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt.

+ Ứng dụng: dệt vải may quần áo ấm, vải bạt, mái hiên ngoài trời, vải làm cánh buồm, sợi gia cường,…

Hoạt động 4. Cao su

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cao su; nêu được một vài đặc điểm của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp; kể tên được các vật dụng làm từ cao su trong gia đình.
  2. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 61 – 62 và trả lời các câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm cao su; một vài đặc điểm của cao su tự nhiên và cao su tổng hợp; các vật dụng làm từ cao su trong gia đình.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh bạn nữ đang cầm dây làm bằng cao su.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, cho biết: Theo em, khi bạn nữ thả tay ra, dây cao su có trở về hình dạng ban đầu không?

- GV cung cấp thêm cho HS khái niệm về tính đàn hồi. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong bài, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Dây cao su có trở lại hình dạng ban đầu.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm cao su, đặc điểm của vật có tính đàn hồi.

- GV chuyển sang nội dung mới.

IV. Cao su

1. Khái niệm

- Cao su là vật liệu polymer có tính đàn hồi.

- Tính đàn hồi: tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng.

- Phân loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp.

Ví dụ:

 

 

Cao su tự nhiên được lấy từ cây cao su

Một ứng dụng của

cao su tổng hợp

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Cao su tự nhiên

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, kết hợp tìm hiểu thông tin trên Internet để trả lời câu hỏi: Cao su thiên nhiên có đặc điểm cấu tạo gì nổi bật? Em hãy cho biết một vài tính chất và ứng dụng của cao su thiên nhiên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời.

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS; đưa ra kết luận về đặc điểm, tính chất và ứng dụng của cao su tự nhiên.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Cao su tự nhiên

a) Đặc điểm cấu tạo

- Chứa các mắt xích isoprene.

- Các liên kết đôi trong mạch cao su đều ở dạng cis.

 

b) Tính chất và ứng dụng

Tính chất

Ứng dụng

Vật lí

Hóa học

Đàn hồi, không dẫn điện, chịu mài mòn tốt, không thấm khí và nước, không tan trong nước và một số dung môi hữu cơ như ethanol,… nhưng tan trong xăng, benzene,…

Do có liên kết đôi trong phân tử nên có thể tham gia phản ứng cộng với H2, HCl, Cl2,…

- Sản xuất lốp xe, băng tải, ống dẫn, gioăng, đệm, gối,…

- Ví dụ:

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Cao su tổng hợp

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về cao su buna, cao su buna-S, cao su buna-N.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về cao su isoprene, cao su chloroprene.

 

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, vận dụng kiến thức đã học kết hợp liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi mục Hoạt động nghiên cứu SGK trang 62: Hãy kể tên các vật dụng trong gia đình được làm từ cao su. Em hãy tìm hiểu và cho biết chúng được làm từ cao su tự nhiên hay cao su tổng hợp.

- GV tổ chức cho HS đọc mục Em có biết SGK trang 62 để có thêm thông tin về cao su buna-S.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS thảo luận nhóm, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời.

* Trả lời Hoạt động nghiên cứu: Một số vật dụng làm bằng cao su: đệm, gối, lốp xe, ống dẫn. Các vật dụng này đều được làm từ cao su tự nhiên.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS; đưa ra kết luận về phương pháp điều chế, đặc điểm, ứng dụng,… của một số loại cao su tổng hợp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Cao su tổng hợp

- Có tính đàn hồi tương tự cao su tự nhiên.

- Điều chế bằng phản ứng trùng hợp.

a) Cao su buna

- Trùng hợp buta-1,3-diene (xúc tác sodium).

- Phương trình:

 

b) Cao su buna-S, buna-N

- Trùng hợp buta-1,3-diene với styrene được cao su buna-S.

- Trùng hợp buta-1,3-diene với acrylonitrile được cao su buna-N.

- Phương trình tổng quát:

 

c) Cao su isoprene

- Trùng hợp isoprene có mặt xúc tác.

- Phương trình:

 

d) Cao su chloroprene

- Trùng hợp chloroprene có mặt xúc tác.

- Phương trình:

 

- Đặc điểm của cao su tổng hợp: độ đàn hồi tốt, độ bền cao, khả năng chống lão hóa tốt, giá thành thấp.

- Ứng dụng của cao su tổng hợp: dùng trong lĩnh vực xây dựng, giao thông (lốp xe, đệm chống va đập, gối cầu, khe co giãn), máy móc công nghiệp (băng tải, dây truyền động,...), y tế (găng tay nitrile),...

Ví dụ:

 

 

Đệm chống va đập

Găng tay nitrile

 

Hoạt động 5. Keo dán tổng hợp

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm về keo dán tổng hợp, đặc điểm và ứng dụng của một số loại keo dán thông dụng.
  2. Nội dung: HS quan sát hình ảnh GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 63 và trả lời các câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về về keo dán tổng hợp, liệt kê các đặc điểm và ứng dụng của một số loại keo dán thông dụng.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau.

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hình ảnh và thông tin trong SGK, cho biết: Keo dán có khả năng đặc biệt nào?

- GV cung cấp cho HS kiến thức về bản chất kết dính của keo dán. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong bài, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV: Keo dán có thể kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm keo dán và bản chất kết dính của keo dán.

- GV chuyển sang nội dung mới.

V. Keo dán tổng hợp

1. Khái niệm

- Keo dán: loại vật liệu có khả năng kết dính bề mặt của hai vật liệu rắn với nhau, không làm biến đổi bản chất của vật liệu được kết dính.

Ví dụ:

 

 

Dán gỗ

Dán nhựa

- Bản chất kết dính của keo dán: tạo lớp màng bám chắc vào hai mảnh vật liệu giúp chúng kết dính lại được với nhau.

 

 

Nhiệm vụ 2: Một số loại keo dán thông dụng

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu HS các nhóm đọc thông tin trong SGK trang 63, thảo luận và trình bày vào bảng nhóm theo nhiệm vụ như sau:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu thông tin về nhựa vá săm (khái niệm, ứng dụng,…).

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về keo dán epoxy (thành phần chính, cách sử dụng, nguyên lí hoạt động, ứng dụng,…).

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về keo dán poly(urea-formaldehyde) (phương pháp điều chế, cách sử dụng, ứng dụng,…).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm. Mỗi nhóm cử 1 bạn thuyết trình sản phẩm của nhóm, các thành viên còn lại tham quan, nhận xét, bổ sung cho sản phẩm của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS; đưa ra kết luận về khái niệm, đặc điểm, ứng dụng,… của một số loại keo dán thông dụng.

- GV chuyển sang nội dung luyện tập.

2. Một số loại keo dán thông dụng

a) Nhựa vá săm

- Khái niệm: dung dịch dạng keo của cao su được hòa tan trong các dung môi hữu cơ (xăng, toluene, xylene,…).

- Ứng dụng: vá chỗ thủng của săm hoặc lốp.

Ví dụ:

 

b) Keo dán epoxy

- Thành phần:

+ Thành phần chính có cấu tạo là hợp chất hữu có chứa hai nhóm epoxy ở hai đầu.

+ Thành phần thứ hai là chất đóng rắn, thường là các amine.

- Cách sử dụng: trộn hai thành phần với nhau.

- Nguyên lí hoạt động: các nhóm amine sẽ phản ứng với nhóm epoxy tạo polymer mạng không gian gắn kết hai bề mặt vật cần dán lại.

- Ứng dụng: dán các vật liệu kim loại, gỗ, thủy tinh, chất dẻo, bê tông,… trong sản xuất ô tô, máy bay, xây dựng và đời sống hàng ngày.

Ví dụ:

 

c) Keo dán poly(urea-formaldehyde)

- Cách điều chế: từ phản ứng của urea và formaldehyde.

 

- Cách sử dụng: khi sử dụng cần bổ sung thêm chất đóng rắn như ammonium chloride, oxalic acid,… để tạo polymer mạng không gian.

- Ứng dụng: làm chất kết dính gỗ trong ván ép, chất dẻo,….

Ví dụ:

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, giúp HS nêu được khái niệm của các loại vật liệu polymer đã học cũng như đặc điểm và ứng dụng của chúng.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài học.
  4. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về khái niệm của các loại vật liệu polymer đã học cũng như đặc điểm và ứng dụng của chúng.
  5. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Đâu không phải là vật liệu polymer?

  1. Chất dẻo. B. Tơ. C. Keo dán. D. Gỗ.

Câu 2. Vật liệu composite gồm bao nhiêu thành phần chính?

  1. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 3. Nylon-6,6 thuộc loại

  1. tơ polyamide. B. tơ tự nhiên.
  2. tơ bán tổng hợp. D. tơ cellulose acetate.

Câu 4. Vải cotton được dệt từ

  1. len. B. base. C. sợi bông. D. tơ olon.

Câu 5. Vật liệu polymer nào sau đây có tính đàn hồi?

  1. Cao su. B. Chất dẻo. C. Composite. D. Keo dán.

Câu 6. Bạn A muốn chọn một vật liệu polymer phù hợp để làm bể cá, A có thể chọn

  1. capron. B. poly(methyl methacrylate).
  2. poly(phenol formaldehyde). D. poly(urea-formaldehyde).

Câu 7 (THPTQG 2023). Cho các polymer sau: polybutadiene, poly(methyl methacrylate), polyacrylonitrile, nylon-6,6. Số polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

  1. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện làm bài tập trắc nghiệm theo yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ, hướng dẫn.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày kết quả:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

D

B

A

C

A

B

D

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung vận dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬNDỤNG
  2. Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học để tìm loại vật liệu polymer phù hợp.
  3. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi của GV liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm:HS tìm được loại vật liệu polymer phù hợp với mục đích sử dụng.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:

H có bột gỗ, hạt nhựa và một vài chất phụ gia khác. H muốn tạo một loại vật liệu có tính chất vượt trội hơn so với các vật liệu ban đầu để sản xuất gỗ nhựa. Theo em, H nên nghiên cứu để chế tạo loại vật liệu nào? Hãy xác định sản phẩm thuộc loại thành phần nào của vật liệu và cho biết vai trò của thành phần đó.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nhớ lại các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời:

 + Vì vật liệu mới tạo ra có tính chất vượt trội hơn các vật liệu ban đầu  Đây là vật liệu composite.

+ Để sản xuất gỗ nhựa, ta sử dụng vật liệu composite cốt hạt, thuộc thành phần: vật liệu cốt.

+ Vai trò của vật liệu cốt: đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, góp ý về câu trả lời của nhóm HS và tổng kết lại kiến thức về vật liệu polymer.

- GV kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Ôn lại kiến thức đã học.

- Hoàn thành các bài tập trong SBT Hóa học 12.

- Đọc và tìm hiểu trước nội dung kiến thức Bài 14 – Ôn tập chương 4.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Hóa học 12 kết nối tri thức bản ,Tải giáo án word Hóa học 12 kết nối tri thức bản, tải giáo án chương trình lớp 12 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Hóa học 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 12. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận