Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 12

Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Giáo án bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA BẢN THÂN

YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:

  • Nhận diện được sự trưởng thành của bản thân.
  • Nhận diện được khả năng tư duy độc lộc và khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
  • Điều chỉnh được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
  • Thực hiện được công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian và thực hiện cam kết đề ra.
  • Thể hiện được tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống.

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết được những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân.
  • Xác định được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trưởng thành.
  • Biết cách thể hiện tư duy độc lập trong cuộc sống.
  • Biết cách thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thích ứng với cuộc sống: Rèn luyện khả năng tư duy độc lập, khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
  • Thiết kế và tổ chức hoạt động: Thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian, các cam kết đề ra; Thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Tranh, ảnh, tài liệu liên quan đến chủ đề.
  • Bảng (giấy khổ lớn).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
  2. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu.
  3. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua video và giới thiệu với HS về ý nghĩa chủ đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video bài hát Follow Your Dream - Thanh Duy:

">https://youtu.be/Z2S5RuLtVGA?si=w4_3hbAAWeSoFFFr

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm, vận động theo nhạc và thể hiện sự tự tin khi trình diễn tiết mục.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát Follow Your Dream của ca sĩ Thanh Duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, lắng nghe, vận động theo nhạc và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS thể hiện sự tự tin khi trình diễn tiết mục bài hát.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Bài hát Follow Your Dream mang thông điệp truyền cảm hứng mạnh mẽ đến cho người nghe với ca từ ý nghĩa, giai điệu rộn ràng, tràn đầy sự lạc quan và niềm tin yêu cuộc sống. “Hãy luôn giữ vững niềm tin để theo đuổi đến cùng đam mê” - đó là nội dung ý nghĩa mà ca khúc này muốn gửi gắm. Mỗi người, mỗi số phận trong cuộc đời - nhưng đều gặp nhau ở 1 điểm chung - đó là mang trong mình những khát khao, hoài bão và sự quyết tâm theo đuổi giấc mơ đến cùng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SGK tr.5 và quan sát tranh chủ đề - SGK tr.6:

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 1?

+ Mô tả bức tranh chủ đề.

- GV định hướng: Mỗi cá nhân có nhiều cách khác nhau để trưởng thành, sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng được biểu hiện khác nhau. Chủ đề này giúp các em nhận ra sự trưởng thành của bản thân và tự hào về những gì mình đã trải qua, tiếp tục rèn luyện và chuẩn bị tốt nhất cho tương lai sắp tới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi:

+ Chủ đề 1 giúp chúng ta có hiểu biết về tầm quan trọng và cách phấn đấu hoàn thiện bản thân:

  • Nhận diện những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân.
  • Xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình trưởng thành.
  • Chỉ ra những biểu hiện và ý nghĩa của tư duy độc lập.
  • Nhận diện khả năng tư duy độc lập qua các tình huống và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong tư duy độc lập khi giải quyết vấn đề.
  • Thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi trong các tình huống.
  • Rèn luyện khả năng tư duy độc lập, khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
  • Điều chỉnh cảm xúc và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
  • Chia sẻ về sự hợp lí trong điều chỉnh cảm xúc của em.
  • Thực hành điều chỉnh cảm xúc và cách thức ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.
  • Thực hiện công việc theo kế hoạch, tuân thủ thời gian, các cam kết đề ra và rèn luyện thông qua tình huống.
  • Vận dụng vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tế của mình.
  • Phân tích những tình huống cụ thể thể hiện tính trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ những nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống của em.
  • Thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự trung thực, tuân thủ nội quy, quy định của pháp luật trong đời sống và thể hiện các cách này trong một số tình huống.
  • Tổ chức sự kiện đánh dấu sự trưởng thành.

+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang trò chuyện sau giờ học.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Có thể nói rằng trong cuộc sống của con người tất cả chúng ta hẳn ai cũng có một tham vọng đó chính là sự trưởng thành. Trưởng thành để hoàn toàn có thể đi trên đôi chân của mình và hoàn toàn có thể đảm nhiệm được những trách nhiệm quan trọng. Và trưởng thành giúp toàn bộ những suy nghĩ của tất cả chúng ta chín chắn hơn. Để biết cách phấn đấu hoàn thiện bản thân mình như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay - Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự trưởng thành

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được những biểu hiện khác nhau về sự trưởng thành của bản thân.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự trưởng thành theo các nội dung:
  • Nhận diện những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân.
  • Xác định những thuận lợi, khó khăn của em trong quá trình trưởng thành và cách em vượt qua những khó khăn đó.
  • Chia sẻ cảm nhận của em về bản thân ở thời điểm hiện tại.
  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự trưởng thành.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhận diện những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và thực hiện nhiệm vụ sau: Em hãy nhận diện những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân.

- GV hướng dẫn HS đánh giá, nhận diện biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân: Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về các mức độ trường thành:

">https://youtu.be/-pHkOXmJS2A?si=iXQeZFWdOLAmjud_

(5p5 - 11p20)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các cặp trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các cặp lần lượt trình bày kết quả thảo luận, chia sẻ những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân.

- GV yêu cầu các cặp còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trưởng thành là quá trình phát triển của một cá nhân, trong đó người đó trở nên trưởng thành về mặt tinh thần, tư duy và cảm xúc. Nó thường đi kèm với sự trưởng thành về cơ thể và trí tuệ.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Tìm hiểu về sự trưởng thành

1.1. Nhận diện những biểu hiện của sự trưởng thành ở bản thân

- Biết lắng nghe người khác.

- Biết cách kiên nhẫn.

- Hiểu sâu sắc hơn về tình yêu.

- Không còn xem mình là trung tâm vũ trụ.

- Quan tâm hơn đến cảm xúc của người khác.

- Biết cách chấp nhận hiện thực.

- Biết cách điều tiết cảm xúc của bản thân.

- ...

à Trưởng thành là khả năng thích ứng được với môi trường, xã hội, nhận thức được rõ thời gian, địa điểm chính xác để có cư xử đúng mực, biết cần làm gì tùy vào hoàn cảnh, văn hóa nơi đang sinh sống.

 

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TRƯỞNG THÀNH CỦA BẢN THÂN

Biểu hiện của sự trưởng thành

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Trong suy nghĩ

Tư duy độc lập.

 

 

 

Suy nghĩ khách quan.

 

 

 

Thể hiện lập trường, quan điểm riêng.

 

 

 

Chấp nhận bản thân, tôn trọng sự khác biệt.

 

 

 

Điều chỉnh bản thân để

phù hợp với hoàn cảnh

 

 

 

Trong giao tiếp ứng xử

Kiểm soát và giữ cân bằng cảm xúc.

 

 

 

Ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

 

 

 

Giữ lời hứa, cam kết.

 

 

 

Trong công việc

Có tinh thần trách nhiệm trong công việc, tuân thủ nội quy, quy định.

 

 

 

Thực hiện kế hoạch đặt ra.

 

 

 

Trong những mặt khác

...

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Xác định những thuận lợi, khó khăn của em trong quá trình trưởng thành và cách em vượt qua những khó khăn đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát Ví dụ ở mục 2 SGK tr.8 và thảo luận: Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình trưởng thành của bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi.

- HS trong nhóm ghi lại những điểm ấn tượng của bạn trong quá trình khắc phục những khó khăn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp về những điểm ấn tượng của các bạn trong nhóm trong quá trình khắc phục những khó khăn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Trưởng thành là cần phải học cách tư duy, biết suy nghĩ để đưa ra được sự lựa chọn sao cho phù hợp thay vì việc giữ nguyên lối tư duy cũ, không chịu thoát ra cái hang tư duy nhỏ hẹp.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1.2. Xác định những thuận lợi, khó khăn của em trong quá trình trưởng thành và cách em vượt qua những khó khăn đó

- Thuận lợi: Bố mẹ thường tôn trọng ý kiến của em; hướng dẫn em khá tỉ mỉ về cách vượt qua những khó khăn để thực hiện ý tưởng của mình.

- Khó khăn: Em hay bị bạn bè trêu chọc về vẻ bên ngoài, em đã mất một thời gian dài mới thoát ra khỏi nỗi ám ảnh đó.

- Cách vượt qua khó khăn: Chấp nhận vẻ bên ngoài của mình, không ngại ngần khi bị trêu chọc và tìm cách tự khẳng định mình bằng năng lực của bản thân.

 

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm nhận của em về bản thân ở thời điểm hiện tại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (3 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm: Chia sẻ cảm nhận của bản thân (tự hào, hài lòng, chấp nhận,... hay ngược lại).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ cảm nhận về bản thân và các bạn sau chia sẻ trong nhóm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Quá trình trưởng thành là một hành trình cá nhân đầy thách thức và cơ hội, và nó không có điểm dừng cuối cùng. Mỗi người trưởng thành theo cách riêng của mình và tìm kiếm ý nghĩa và mục tiêu trong cuộc sống của mình.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1.3. Chia sẻ cảm nhận của em về bản thân ở thời điểm hiện tại

HS liên hệ với bản thân, liệt kê những việc làm mà bản thân thấy thay đổi với trước kia.

Ví dụ:

- Biết cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ dành cho mình.

- Biết san sẻ với khó khăn vất vả với người khác.

- Nhận ra được những lỗi lầm của mình và cố gắng nỗ lực sửa chữa thay thế và triển khai xong bản thân từng ngày một.

- Ý thức được những hành vi của mình là đúng hay sai và từ đó kiểm soát và điều chỉnh chính bản thân mình.

- ...

Hoạt động 2: Nhận diện khả năng tư duy độc lập của bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa và bản chất của tư duy độc lập trong từng trường hợp và giải thích lí do.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận diện khả năng tư duy độc lập của bản thân theo các nội dung:
  • Lựa chọn những biểu hiện dưới đây để thể hiện tư duy độc lập và giải thích lí do.
  • Chỉ ra ý nghĩa của tư duy độc lập đối với sự trưởng thành của bản thân.
  • Kể về những tình huống mà em thể hiện tư duy độc lập và cách em rèn luyện.
  • Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được tư duy độc lập trong giải quyết một vấn đề.
  1. Sản phẩm: HS thực hành nhận diện khả năng tư duy độc lập của bản thân.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Lựa chọn những biểu hiện dưới đây để thể hiện tư duy độc lập và giải thích lí do

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Tư duy độc lập là một kỹ năng tư duy tồn tại khi chúng ta có khả năng đánh giá thông tin và suy nghĩ một cách độc lập, không bị trói buộc bởi ý kiến hoặc áp lực từ bên ngoài. Đây là một khả năng quan trọng để có thể đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề một cách tự chủ và sáng tạo.

- GV chia HS cả lớp thành 5 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:

+ Nhóm 1: Tham khảo ý kiến của mọi người về vấn đề mình đang suy nghĩ.

+ Nhóm 2: Tổng hợp và đánh giá ý kiến của mọi người, dựa vào đó xây dựng quan điểm của mình.

+ Nhóm 3: Ra quyết định dựa trên sự nghiên cứu kĩ các yếu tố liên quan.

+ Nhóm 4: Lắng nghe ý kiến của mọi người, sau đó theo ý kiến số đông.

+ Nhóm 5: Luôn lo lắng về quyết định của mình, không biết mọi người có ủng hộ không.

- GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Vì sao tư duy độc lập lại là biểu hiện của trưởng thành?

+ Vì sao trường hợp này là thể hiện sự độc lập của tư duy?

+ Cho ví dụ minh họa thêm về trường hợp này.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận cho nhóm bạn (theo chiều kim đồng hồ): Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi: Tư duy độc lập là biểu hiện của trưởng thành vì nó phản ánh khả năng của một người đánh giá và quyết định về các vấn đề một cách riêng biệt, không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi ý kiến của người khác.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tư duy độc lập là một kỹ năng quan trọng để nâng cao sự tự chủ và sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định. Nếu chúng ta có thể phát triển khả năng này, chúng ta sẽ trở thành những người tự tin, linh hoạt và thành công trong cuộc sống.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. Nhận diện khả năng tư duy độc lập của bản thân

2.1. Lựa chọn những biểu hiện dưới đây để thể hiện tư duy độc lập và giải thích lí do

- Một số biểu hiện của tư duy độc lập:

+ Nhận diện được vấn đề theo cách riêng của mình.

+ Chủ động tự tìm cách giải quyết vấn đề.

+ Đánh giá một cách độc lập, hiệu quả các cách giải quyết.

- Tư duy độc lập trong đánh giá các hiện tượng:

+ Có quan điểm nhìn nhận riêng về các hiện tượng xảy ra.

+ Việc đánh giá không bị tác động bởi ngoại cảnh.

+...

- Tư duy độc lập trong tiếp nhận và sàng lọc thông tin:

+ Lắng nghe ý kiến của mọi người và sàng lọc theo quan điểm của mình.

+ Chủ động chọn lọc và lĩnh hội kiến thức cần cho mình.

+ ...

BIỂU HIỆN THỂ HIỆN TƯ DUY ĐỘC LẬP VÀ GIẢI THÍCH

Biểu hiện của tư duy độc lập

Giải thích

1. Tham khảo ý kiến của mọi người về vấn đề mình đang suy nghĩ.

Tư duy độc lập không có nghĩa là không tham khảo ý kiến từ người khác, mà cần tham khảo ý kiến và phân tích đầy đủ những ý kiến đó trước khi chấp nhận hay từ chối ý kiến.

2. Tổng hợp và đánh giá ý kiến của mọi người, dựa vào đó xây dựng quan điểm của mình.

Tiếp nối nội dung trên, cá nhân cần phải biết tổng hợp ý kiến và đưa ra quan điểm của mình.

3. Ra quyết định dựa trên sự nghiên cứu kĩ càng các yếu tố liên quan.

Thể hiện cao của tư duy độc lập.

4. Lắng nghe ý kiến của mọi người, sau đó theo ý kiến số đông.

Đôi khi, trong một số việc, chúng ta cũng cần lắng nghe số đông và hãy nghĩ tại sao số đông lại như vậy; mình có thể giữ quan điểm của mình nhưng cần chấp nhận từng số đông nếu đó là nguyên tắc.

5. Luôn lo lắng về quyết định của mình, không biết mọi người có ủng hộ không.

Đôi khi chúng ta có thể do dự, nhưng cuối cùng vẫn phải ra quyết định mà không quá phụ thuộc vào người xung quanh. Thường xuyên do dự sẽ là người thiếu tự tin.

Nhiệm vụ 2: Chỉ ra ý nghĩa của tư duy độc lập đối với sự trưởng thành của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Em hãy nêu vai trò và ý nghĩa của tư duy độc lập đối với sự trưởng thành.

- GV yêu cầu HS xem lại câu trả lời chuẩn bị trong SBT và trả lời câu hỏi.

- GV cho HS bình chọn ý kiến mà mình tâm đắc nhất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày ý nghĩa của tư duy độc lập đối với sự trưởng thành của bản thân.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Tư duy độc lập có vai trò quan trọng trong cuộc sống vì nó giúp con người đứng vững và tự tin đối mặt với những thách thức và quyết định trong cuộc sống.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2.2 Chỉ ra ý nghĩa của tư duy độc lập đối với sự trưởng thành của bản thân

- Tư duy độc lập giúp em tự đưa ra quyết định và tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình.

- Tư duy độc lập giúp em tự chủ trong hành động, tránh nghe hoặc làm theo số đông.

- Tư duy độc lập giúp ta tự tin trong việc đưa ra lựa chọn và quyết định riêng mà không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi ý kiến của người khác.

- Tư duy độc lập giúp em phân tích và đánh giá các tình huống và vấn đề một cách khách quan.

- Tư duy độc lập là cách để ta tự rèn luyện và phát triển bản thân.

- Tư duy độc lập giúp ta nhận thức về trách nhiệm và hành động tự giác.

- ...

Nhiệm vụ 3: Kể về những tình huống mà em thể hiện tư duy độc lập và cách em rèn luyện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm nhỏ (3 – 4 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau: Kể về những tình huống mà em thể hiện tư duy độc lập và cách rèn luyện.

- GV giải thích Ví dụ ở mục 3 SGK tr.9.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp về những tình huống thể hiện tư duy độc lập.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Tư duy độc lập quan trọng vì nó giúp chúng ta tự chủ, tự tin, giải quyết vấn đề hiệu quả, thúc đẩy sáng tạo, phát triển cá nhân và có trách nhiệm. Bằng cách rèn luyện và thực hành tư duy độc lập, ta có thể tận hưởng cuộc sống và đạt được thành công trong mọi lĩnh vực.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2.3. Kể về những tình huống mà em thể hiện tư duy độc lập và cách em rèn luyện

- Tình huống 1: Khi em nghe được thông tin mình bị nhóm bạn trong lớp nói xấu, em đặt nghi vấn cho thông tin này và tìm hiểu vấn đề một cách khách quan.

à Cách rèn luyện:

+ Luôn kiểm chứng thông tin trước khi đưa ra những nhận định.

+ Không nghe theo ý kiến nào nếu chưa có đủ lí lẽ thuyết phục.

+ ...

- Tình huống 2: Nhiều ý kiến cho rằng xu thế của giới trẻ hiện nay là sống rất thực dụng, riêng em không nghĩ như vậy.

à Cách rèn luyện:

+ Trau dồi kiến thức để có đủ thông tin cho suy nghĩ độc lập.

+ Nhìn mọi vấn đề cần khách quan, tìm ra cả ưu và nhược điểm.

+ ...

Nhiệm vụ 4: Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được tư duy độc lập trong giải quyết một vấn đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức buổi tọa đàm trên lớp, phỏng vấn nhanh HS chia sẻ về cảm xúc của các em khi thể hiện được tư duy độc lập.

- GV định hướng để HS rèn luyện cho mình tư duy độc lập.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia buổi tọa đàm và trả lời câu hỏi phỏng vấn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi phỏng vấn về cảm xúc khi thể hiện tư duy độc lập.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về cảm xúc tư duy độc lập trong giải quyết một vấn đề

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2.4. Chia sẻ cảm xúc của em khi thể hiện được tư duy độc lập trong giải quyết một vấn đề

Để phát triển tư duy độc lập, bạn cần tích lũy kiến thức, sử dụng thông tin một cách khách quan, suy nghĩ logic và linh hoạt, và có lòng tự tin trong quan điểm của mình nhưng sẵn lòng thay đổi khi cần thiết.

RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG - MỞ RỘNG

Hoạt động 3: Thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rèn luyện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân và biết điều chỉnh theo hướng tích cực.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân theo nội dung:
  • Thảo luận về những biểu hiện của khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
  • Thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân trong các tình huống.
  • Chia sẻ suy nghĩ của em về khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
  1. Sản phẩm: HS thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.
  2. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về những biểu hiện của khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích cho HS: Dấu hiệu thích ứng với sự thay đổi môi trường, điều kiện sống và sự thay đổi cơ thể (nếu có).

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm quan sát mục 1 SGK tr.10 và thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về những biểu hiện của khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.

- GV giải thích cho HS: Dấu hiệu thích ứng với sự thay đổi môi trường, điều kiện sống và sự thay đổi cơ thể (nếu có).

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường, điều kiện sống:

">https://youtu.be/cl8YjBwM0NQ?si=aSW6YHONMow_ydOs

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm thảo luận, chỉ ra những biểu hiện của khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ những biểu hiện của khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thay đổi bản thân là quá trình thay đổi tư duy, lối sống, thái độ, hành vi của mình để trở nên tốt hơn và có giá trị với xã hội. Quá trình này bao gồm việc trau dồi kiến thức, cải thiện kỹ năng, loại bỏ thói quen xấu, nâng cao sức khoẻ, chú trọng vào đời sống tinh thần, phát triển mối quan hệ,...

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3. Thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân

3.1. Thảo luận về những biểu hiện của khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân

- Biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường học tập hoặc làm việc:

+ Có cảm xúc tích cực khi đón nhận môi trường học tập (làm việc) mới.

+ Dễ dàng bắt đầu công việc và tập trung cho công việc.

+ Đạt được mục tiêu công việc đặt ra.

+ ...

- Biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sống:

+ Chấp nhận hoàn cảnh và không than phiền.

+ Điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

+ Vẫn giữ được hiệu quả công việc, quan hệ, suy nghĩ tích cực.

+ ...

- Biểu hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của cơ thể (nếu có):

+ Chấp nhận bản thân.

+ Suy nghĩ tích cực với thực trạng mới của bản thân.

+ Làm nhiều việc có ý nghĩa.

+ ...

 

Nhiệm vụ 2: Thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân trong các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

+ Nhóm 1, 2, 3: Thực hành thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân trong tình huống sau:

Tình huống 1: Năm nay sẽ là năm có nhiều biến động đối với H và các bạn của H. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, bạn thì đi học, bạn thì đi làm. H sẽ thi vào một trường đại học ở thành phố nhưng hiện tại, H chưa hình dung hết được những gì sẽ diễn ra trong tương lai, H biết rõ ràng đây là dấu mốc lớn gắn với sự thay đổi trong cuộc đời mình.

Nếu là H, em sẽ làm gì để thích ứng với sự thay đổi đó?

+ Nhóm 4, 5, 6: Thực hành thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân trong tình huống sau:

Tình huống 2: Trước đây gia đình D sống rất vui vẻ, hạnh phúc, nhưng vài năm  gần đây, bố mẹ D thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã nhau. D cảm thấy rất lo lắng và bất an. Rồi bố mẹ quyết định li hôn, D sống với mẹ còn em trai D sống với bố.

Nếu là D, em sẽ làm gì để thích ứng với hoàn cảnh mới?

- GV khuyến khích các nhóm sắm vai và xử lí tình huống, thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.

- GV mở rộng kiến thức, bổ sung tình huống về những thay đổi có thể xảy ra với chính bản thân và điều kiện sống và yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong tình huống dưới đây:

+ Tình huống 1: Hình như dạo này M hay chỉ trích, phê phán các bạn. Trước đây M ít đưa ra những nhận xét về ai đó. Các bạn trong lớp cũng cảm thấy khó chịu vị sự thay đổi này của M.

+ Tình huống 2: Mấy năm học cấp Trung học phổ thông, S tăng chiều cao khá nhanh so với các bạn trong lớp. S cảm thấy không quen với chính mình và hay đi đứng lòng khòng cùng dáng vẻ thiếu tự tin. Trong khi đó, Q thì vẫn bé như hồi học Trung học cơ sở và các bạn hay gọi là chim chích. Ai trong lớp cũng bảo hai bạn bù trừ được cho nhau thì tốt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm thảo luận, tìm ra phương án thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân trong tình huống 1 và 2.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu hỏi phần mở rộng:

+ Tình huống 1: M nhìn lại bản thân thấy mình có những biểu hiện thiếu tích cực và có ý thức điều chỉnh dần, giảm bớt sự chỉ trích.

+ Tình huống 2: Về hình dáng, chúng ta có thể khắc phục một chút nhờ tập luyện, song cần biết chấp nhận và hãy tự tin là chính mình; trau dồi những năng lực và phẩm chất tốt đẹp - điều đó sẽ giúp chúng ta tự tin.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Quá trình thay đổi bản thân có thể gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, sự quyết tâm và nhất quán trong cách hành động.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

3.2. Thể hiện khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân trong các tình huống

- Tình huống 1:           

+ Tìm hiểu môi trường nơi trường đại học đóng.

+ Tìm hiểu kĩ về trường đại học, phương pháp học...; nơi ở (nếu phải xa nhà).

+ Xác định những khó khăn có thể gặp khi học đại học,

+ Xác định cách vượt qua khó khăn (nếu có).

+ ...

- Tình huống 2:

+ Chấp nhận sự thật và sẵn sàng đối mặt với sự thật này.

+ Không ngại đối mặt nếu bị bạn bè đàm tiếu và có cách ứng xử phù hợp.

+ Suy nghĩ tích cực rằng sau li hôn, bố mẹ có thể có cuộc sống phù hợp hơn và đối với mình thì bố mẹ vẫn là bố mẹ, vẫn yêu thương mình.

+ Suy nghĩ xây dựng cuộc sống tương lai một cách tích cực.

+ ...

 

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ suy nghĩ của em về khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (2 – 3 HS/nhóm).

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: Nêu cảm nhận của em khi thấy mình có thể thích ứng với sự thay đổi của chính mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm thảo luận, nêu cảm nhận của cá nhân khi thấy thích ứng với sự thay đổi của chính mình.

- GV quan sát, hướng dẫn, kịp thời hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp về cảm nhận của cá nhân khi thấy thích ứng với sự thay đổi của chính mình.

- GV yêu cầu các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thích ứng với sự thay đổi bản thân tạo ra cơ hội để phát triển và mở rộng các kỹ năng. Bên cạnh đó còn giúp mở rộng tầm nhìn về cuộc sống và thế giới xung quanh.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3.3. Chia sẻ suy nghĩ của em về khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân

HS liên hệ với bản thân, chia sẻ suy nghĩ về khả năng thích ứng với sự thay đổi của bản thân.

Ví dụ:

Thay đổi bản thân giúp em tìm ra niềm đam mê và mục tiêu trong cuộc sống. Khi em định hướng đúng và làm những điều mà em yêu thích, em tạo ra một ý nghĩa sâu sắc và tăng sự hài lòng với bản thân và cuộc sống. Việc phát triển bản thân và đạt được những thành tựu cá nhân mang lại niềm vui và hạnh phúc cho em.

 

Hoạt động 4: Điều chỉnh cảm xúc và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được sự trưởng thành của bản thân thể hiện ở việc làm chủ được cảm xúc của mình và ứng xử phù hợp với các tình huống giao tiếp khác nhau.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS điều chỉnh cảm xúc và ứng xử hợp lí theo nội dung:
  • Đóng vai thể hiện cách điều chỉnh cảm xúc và ứng xử của nhân vật trong các tình huống.
  • Trao đổi về sự hợp lí trong ứng xử của em và các bạn với các tình huống giao tiếp trên.
  • Chia sẻ cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân để ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
  1. Sản phẩm: HS thực hành điều chỉnh cảm xúc và ứng xử hợp lí trong những tình huống giao tiếp khác nhau.
  2. Tổ chức thực hiện:

................

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 chân ,Tải giáo án word Hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 chân, tải giáo án chương trình lớp 12 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 bản 1 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 12. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận