Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 12

Tải giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Giáo án có đủ các bài trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Giáo án bản chuẩn có xem trước soạn bám sát theo chương trình học mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BÀI 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân biệt được tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Nêu được các chỉ tiêu của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Giải thích được vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Nhận biết được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững.
  • Tham gia các hoạt động góp phần thúc đẩy sựtăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao và bày tỏ được ý kiến.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Phân tích được các thông tin, trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
  • Năng lực phát triển bản thân:Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân trong hoạt động góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  1. Phẩm chất:
  • Trách nhiệm, tự giác, tích cực thực hiện góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12– Kết nối tri thức, Kế hoạch dạy học.
  • Tranh/ảnh, clip, thông tin liên quan tới bài học.
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12– Kết nối tri thức.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.
  3. Nội dung:

- Đọc yêu cầu trong SGK và thực hiện theo hướng dẫn của GV.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ýnghĩa của sự thay đổi tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 – 2020.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề theo nội dung Mở đầu (SGK – tr.6): 

Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai thuật ngữ được dùng trong hoạt động kinh tế. Các chỉ tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế được sử dụng để đánh giá thành tựu kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững, mỗi quốc gia không chỉ quan tâm thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn phải chú trọng đến các tiêu chí đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy quan sát biểu đồ thể hiện tỉ lệ hộ nghèo ở nước ta giai đoạn 2016 – 2020 và cho biết tỉ lệ này thay đổi thế nào. Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó.

 

Biểu đồ 1. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020

(Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm 2016, 2018, 2020,

NXB Thống kê)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm đôi, vận dụng hiểu biết của bản thân để thực hiện nhiệm vụ.

- HS có thể thảo luận nhóm đôi với bạn bên cạnh.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 cặp đôi trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời:

+ Từ biểu đồ, ta thấy tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 có xu hướng giảm, từ 9,2% xuống 4,8%.

+ Ý nghĩa:

  • Chính sách và các biện pháp kinh tế và xã hội đã hiệu quả trong việc cải thiện điều kiện sống cho người dân.
  • Nền kinh tế đang phát triển, chính sách xã hội đạt hiệu quả.

- Các cặp đôi khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét các ý kiến và đánh giá, kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1: Tăng trưởng và phát triển kinh tế.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế

  1. Mục tiêu: Thôngqua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu để xác định sự tăng trưởng kinh tế.

- Nêu được vai trò của tăng trưởng kinh tế.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìmhiểu về khái niệm tăng trưởng kinh tế,các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và vai trò của tăng trưởng kinh tế.
  2. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về khái niệm tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế vàvai trò của tăng trưởng kinh tế với chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nghiên cứu nội dung Mục 1.a SGK tr.7 – 9 và trả lời câu hỏi:

+ Em hiểu thế nào là tăng trưởng kinh tế?

+ Trình bày các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung Em có biết (SGK – tr.7) để tìm hiểu thêm về cách tính GDP và cách tính GNI.

- GV chia HS thành 4 nhóm, đọc thông tin, quan sát Biểu đồ 2, Bảng 1 – 3 SGK tr.7 – 9 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1: Em có nhận xét gì về chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta qua thông tin trên?

 

Biểu đồ 2. Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2020 – 2022

(Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê

các năm 2016, 2018, 2020, NXB Thống kê) 

+ Nhóm 2: Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GDP và chỉ tiêu GDP/người.

Bảng 1. Chỉ tiêu GDP, GDP/người năm 2022 của Trung Quốc và Singapore

Tên quốc gia

GDP

GDP/người

Trung Quốc

17,96 nghìn tỉ

12.720

Singapore

466,8 tỉ

82.808

(Theo Ngân hàng Thế giới)

+ Nhóm 3:

1/ Em hãy so sánh GDP và GNI của Việt Nam trong từng năm 2021, 2022 và nêu ý nghĩa của từng chỉ tiêu tăng trưởng này.

2/ Em có nhận xét gì về sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 so với năm 2021?

Bảng 2. Chỉ tiêu GDP và GNI của Việt Nam

2021 – 2022

Chỉ tiêu

Năm 2021

Năm2022

GDP

366,14 tỉ

408,8 tỉ

GNI

347,4 tỉ

388,9 tỉ

(Theo Ngân hàng Thế giới)

+ Nhóm 4: Từ bảng số liệu trên, em hãy nhận xét sự khác nhau trong việc phản ánh kết quả tăng trưởng giữa chỉ tiêu GNI và chỉ tiêu GNI/người.

Bảng 3. Chỉ tiêu GNI, GNI/người năm 2022 của Việt Nam – Trung Quốc – Singapore

Tên nước

GNI

GNI/người

Việt Nam

388,9 tỉ

4.010

Trung Quốc

17,77 nghìn tỉ

12.850

Singapore

391,65 tỉ

67.200

(Theo Ngân hàng Thế giới)

- GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

+ Video kinh tế Việt Nam 2023:

">https://www.youtube.com/watch?v=DvproS8nvRw

+ Video tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023:

">https://www.youtube.com/watch?v=FjrO6zXT8Ng&t=31s

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Trả lời Câu hỏi Thông tin (SGK – tr.7)

+ Chỉ tiêu tăng trưởng GDP của nước ta nhìn chung tăng trưởng nhanh (năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước).

+ Tuy nhiên, giảm nhẹ vào năm 2021 (năm 2021 là 2,87% giảm xuống 2,56% vào năm 2021).

* Trả lời câu hỏi Bảng 1 (SGK – tr.8)

+ Chỉ tiêu GDP là bình quân đầu người liên quan đến tổng giá trị sản phẩm hằng năm trên tổng số dân cư.

+ Chỉ số GDP/người là thước đo mức sống người dân của một quốc gia vì nó chỉ ra khối lượng sản phẩm hằng năm mà bình quân một người dân có thể có.

* Trả lời câu hỏi Bảng 2 (SGK – tr.9)

1/ Chỉ tiêu GDP và GNI của Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022 đều tăng.

è Ý nghĩa: GDP và GNI tăng chứng tỏ mức thu nhập của nền kinh tế Việt Nam đạt ở mức ổn định trong một thời gian nhất định.

2/ Năm 2022 tăng trưởng kinh tế Việt Nam cao hơn so với năm 2021.

* Trả lời câu hỏi Bảng 3 (SGK – tr.9)

+ GNI là thước đo về thu nhập của nền kinh tế trong một thời kì nhất định.

+ GNI/người là thước đo trung bình mức thu nhập một người dân trong quốc gia thu được trong năm.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

a. Tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

- Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về thu nhập hay tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế tạo ra trong một thời kì nhất định.

- Tăng trưởng kinh tế: được đo bằng mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng thu nhập quốc dân (GNI) trong một thời gian nhất định (thường là một năm) cả về quy mô và tốc độ gia tăng.

- Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế là:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

+ Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (GDP/người).

+ Tổng thu nhập quốc dân (GNI).

+ Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Nhiệm vụ 2: Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung Mục 1.b SGK tr.10 và cho biết: Trình bày vai trò của tăng trưởng kinh tế.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về vai trò của tăng trưởng kinh tế.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu nội dung Thông tin SGK tr.10 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy chỉ ra vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập trong những thông tin trên.

+ Hãy lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em để minh chứng cho vai trò của tăng trưởng kinh tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Vai trò của tăng trưởng kinh tế được đề cập trong thông tin:

+ Tỉ lệ hộ nghèo cả nước giảm nhanh.

+ Cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường.

+ Thực hiện nhiều giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.

* Chứng minh vai trò của tăng trưởng kinh tế ở địa phương em: Trình bày dưới Nhiệm vụ 2.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Vai trò của tăng trưởng kinh tế.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia:

- Điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng đói nghèo lạc hậu.

- Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa, giáo dục, thể thao,...

- Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.

- Là tiền đề để củng cố an ninh, quốc phòng, nâng cao vai trò quản lí của Nhà nước, vị thế của quốc gia.

è Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.

Kinh tế Hải Phòng tăng trưởng 10,34%, đứng thứ 5 trên cả nước

1. Số liệu tăng trưởng kinh tế tại Hải Phòng

- Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu có sự tăng trưởng cao so cùng kì, một số chỉ tiêu tuy tăng thấp hơn so với cùng kì nhưng vẫn ở mức cao và vẫn đứng trong top đầu của cả nước như chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đứng thứ 5; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) đứng thứ 9.

- GRDP tăng 10,34% so với cùng kì năm trước, đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng Đồng bằng sông Hồng.

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,11%; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 11,54%; khu vực dịch vụ tăng 10,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,83%.

 

Tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Hải Phòng

 

Cơ cấu nền kinh tế của Hải Phòng trong năm 2023

2. Vai trò của tăng trưởng kinh tế ở Hải Phòng

- Đời sống của người dân sẽ càng được cải thiện và tiến bộ.

- Mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như giảm tỉ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,…

- Giảm tỉ lệ thất nghiệp.

- Tạo tiền đề vật chất để cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội.

(Theo Báo Pháp luật)

* GV trình chiếu cho HS quan sát video về tình hình kinh tế Hải Phòng:

+ Kinh tế Hải Phòng trong mùa dịch Covid-19:

 

">https://youtu.be/OxzcA1_pMv8?si=6VtmlfISkaJ9WusQ 

+ Hải Phòng hoàn thành chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023:

 

">https://youtu.be/KemsZVY7hVA?si=mzWU_9MyAUooajHJ 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về phát triển kinh tế

  1. Mục tiêu: Thôngqua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

- Phân biệt được tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

- Trình bày được vai trò của phát triển kinh tế.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìmhiểu khái niệm phát triển kinh tế, các chỉ tiêu phát triển kinh tế và vai trò của phát triển kinh tế.
  2. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về khái niệm pháttriển kinh tế, các chỉ tiêu phát triển kinh tế và vai trò của phát triển kinh tế với chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nghiên cứu nội dung Mục 2.a SGK tr.11, 12 và trả lời câu hỏi: Em hiểu thế nào là phát triển kinh tế? Phát triển kinh tế được xác định qua các chỉ tiêu cơ bản nào?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

- GV chia HS thành 4 nhóm, đọc thông tin, quan sát Thông tin 1, 2 SGK tr.11, 12 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1+ 2: Các thông tin, biểu đồ trên phản ánh các chỉ tiêu nào của phát triển kinh tế? Em có nhận xét gì về kết quả thực hiện các chỉ tiêu đó ở nước ta?

 

Biểu đồ 3. Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam năm 2018, 2022

(Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê

các năm 2018, 2022, NXB Thống kê) 

Bảng 4. Một số thành tựu thực hiện tiến bộ xã hội của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022

Chỉ số

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Chỉ số phát triển con người (HDI)

0,693

0,703

0,706

0,726

0,737

Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini)

0,425

0,423

0,373

0,374

0,375

(Theo Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê

các năm 2018, 2019, 2020, 2012, 2022,

NXB Thống kê)

+ Nhóm 3 + 4: Hãy phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế?

- GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

+ Video kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam năm 2021 – 2025:

">https://www.youtube.com/watch?v=NCzsOHd0GSc

+ Video ví dụ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tỉnh Nam Định):

">https://www.youtube.com/watch?v=zDRlM1h5yTA

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Trả lời Câu hỏi Thông tin 1 (SGK – tr.11)

+ Phản ánh chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

+ Kết quả thực hiện: Cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ tăng qua các năm.

è Có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.

* Trả lời câu hỏi Thông tin 2 (SGK – tr.11)

+ Phản ánh chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.

+ Kết quả thực hiện:

· Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng qua các năm.

· Hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (hệ số Gini) giảm qua các năm.

è Đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

* Trả lời câu hỏi phân biệt tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế:

+ Tăng trưởng kinh tế:

· Sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.

· Là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế nhưng không phải chỉ cần tăng trưởng kinh tế là đã đạt được phát triển kinh tế.

+ Phát triển kinh tế:

· Bao hàm cả tăng trưởng kinh tế lẫn chuyển dịch cơ cấu và tiến bộ xã hội.

· Trên cơ sở những kết quả đạt được về phát triển kinh tế, quốc gia luôn hướng tới mục tiêu tiến bộ xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

è Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

2. PHÁT TRIỂN KINH TẾ

a. Phát triển kinh tế và các chỉ tiêu phát triển kinh tế

- Khái niệm: Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo tiến bộ xã hội.

- Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế:

+ Sự gia tăng GDP, GNI, GDP/người, GNI/người.

+ Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tích cực.

+ Chỉ tiêu về tiến bộ xã hội.

 

Nhiệm vụ 2: Vai trò của phát triển kinh tế

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung Mục 2.b SGK tr.13 và cho biết: Trình bày vai trò của phát triển kinh tế.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về vai trò của phát triển kinh tế.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu nội dung Thông tin SGK tr.13 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy chỉ ra vai trò của phát triển kinh tế được đề cập trong thông tin trên.

+ Hãy lấy ví dụ cụ thể ở địa phương em để minh chứng cho vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Vai trò của phát triển kinh tế được đề cập trong thông tin:

+ Cơ cấu kinh tế ngành và nội ngành chuyển biến tích cực.

+ Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ cao tăng lên.

+ Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động được nâng lên rõ rệt.

* Chứng minh vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế ở địa phương em: Trình bày dưới Nhiệm vụ 2.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Vai trò của phát triển kinh tế.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

b. Vai trò của phát triển kinh tế

- Đảm bảo những tiền đề vật chất cần thiết cho việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao sức mạnh và sự thịnh vượng của quốc gia.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực góp phần nâng cao trình độ phát triển, tạo đà phát triển nhanh, vững chắc cho nền kinh tế.

- Với việc thực hiện tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế không chỉ tạo điều kiện vật chất mà còn tạo điều kiện đảm bảo thực hiện tiến bộ xã hội như xây dựng thể chế kinh tế tiến bộ, nâng cao năng lực tổ chức quản lí của Nhà nước, thực hiện phân phối công bằng, hợp lí,...

è Phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam.

Kinh tế TP Hồ Chí Minh duy trì đà tăng trưởng, phát triển kinh tế năm 2023

Trong tháng 10/2023:

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 2,4%.

- Kim ngạch xuất khẩu tăng 10,5% so cùng kì năm ngoái.

è Tính chung 10 tháng, IIP trên toàn địa bàn Thành phố tăng 3,7%.

- Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm (cơ khí, điện tử – công nghệ thông tin, hóa dược – cao su, nhựa và chế biến lương thực thực phẩm), IIP 10 tháng tăng 6,3% so với cùng kì.

- Về đầu tư FDI, các dự án được cấp mới tăng 43% và tăng 8,1% vốn đầu tư.

- Số lao động được giải quyết việc làm tăng 0,25%; số chỗ việc làm mới tăng 0,29%.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước đạt 108.120 tỉ đồng (tăng 2,6% so với tháng trước, tăng 15% so với cùng kì).

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2023 ước đạt 978.681 tỉ đồng, tăng 9,2% so cùng kì.

- Tổng thu du lịch ước đạt 14.585 tỉ đồng, tăng 10,5% so cùng kì năm 2022.

(Theo VnEconomy)

* GV trình chiếu cho HS quan sát video về kinh tế TP Hồ Chí Minh:

+ TP Hồ Chí Minh phát triển kinh tế ban đêm:

 

">https://youtu.be/W6TaP-jV1Ig?si=jSzBx2yLE_aoS8xF 

+ Sự khởi sắc của kinh tế TP Hồ Chí Minh:

 

">https://youtu.be/zgpq7p-D1i0?si=yOF39fCafOLU_84u 

+ TP Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế Quý 1/2023:

 

">https://youtu.be/iBgVY142Nms?si=9sT3-z41jdMRrAAz 

Hoạt động 3. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

  1. Mục tiêu: Thôngqua hoạt động, HS:

- Trình bày được khái niệm phát triển bền vững.

- Nêu được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìmhiểu khái niệm pháttriển bền vững và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
  2. Sản phẩm:Câu trả lời của HS về khái niệm pháttriển bền vững và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững với chuẩn kiến thức của GV.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nghiên cứu nội dung Thông tin 1 SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: 

+ Em hiểu thế nào là phát triển bền vững?

+ Trình bày mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

- GV có thể cung cấp thêm hình ảnh/video liên quan đến nội dung Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững.

Video Việt Nam hướng tới phát triển kinh tế bền vững:

">https://www.youtube.com/watch?v=cX1B97vl-IQ

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm phát triển bền vững và mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, nghiên cứu nội dung Thông tin 2 SGK tr.15 và trả lời câu hỏi: 

+ Nhóm 1 + 3: Em hãy chỉ ra những tác động tích cực của tăng trưởng kinh tế tới phát triển bền vững và ngược lại.

+ Nhóm 2 + 4: Em hãy chỉ ra những tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới phát triển bền vững và ngược lại.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về những tác động tích cực, tiêu cực của tăng trưởng kinh tế tới phát triển bền vững.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp sau đó trao đổi, thảo luận với nhóm để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận:

* Trả lời Câu hỏi Thông tin 1 (SGK – tr.15)

+ Phát triển bền vững có sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới. Đều hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về văn hoá, tinh thần, sự đồng thuận của xã hội,...

* Trả lời câu hỏi Thông tin 2 (SGK – tr.15)

+ Tích cực: Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, duy trì trong thời gian dài, gắn với đó là quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và bảo đảm tiến bộ xã hội, tự do cho mỗi người góp phần xây dựng một xã hội ổn định, đồng thuận và phát triển thể hiện tính bền vững của xã hội phát triển và có tác động đến sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Tiêu cực: Chỉ đem lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ người giàu, đạo đức xã hội bị suy thoái; môi trường sống của con người bị hủy hoại,...

è  Làm nảy sinh mâu thuẫn, tạo ra sự bất ổn trong xã hội, ảnh hưởng không tốt đến môi trường kinh doanh, làm cản trở đến phát triển kinh tế, không thực hiện được phát triển bền vững.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV kết luận về nội dung Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

- Khái niệm: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

- Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững:

+ Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để thực hiện phát triển bền vững, điều kiện vật chất để nâng cao mức sống của nhân dân, thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra những tác động tiêu cực, cản trở tiến trình phát triển bền vững của quốc gia.

+ Phát triển bền vững với những yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng cùng với thực hiện các chính sách phát triển xã hội tạo điều kiện giữ vững ổn định chính trị, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

è Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững có quan hệ mật thiết với nhau.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu:

- HS được củng cố kiến thức, kĩ năng về tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- HS đánh giá được các hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phán, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và theo nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm, làm các bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1. Tăng trưởng kinh tế là gì?

  1. Là sự gia tăng lênvề quy mô sản lượng củanền kinh tế trong một thời kì nhất định (so với thời kì gốc cần so sánh).
  2. Là sự lớn lên của nền kinh tế đi cùng với quá trình thay đổi cấu trúc của nền kinh tế.
  3. Là sự phát triển của các mối quan hệ giữa các ngành, lĩnh vực, bộ phận liên quan.
  4. Là đích hướng tới trong chiến lược phát triển của các quốc gia.

Câu 2. Đâu không là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế?

  1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
  2. Tổngthu nhập quốc dân (GNI).
  3. Chỉsố về tiến bộ xã hội.
  4. Tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI/người).

Câu 3. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa các mặt nào của sự phát triển?

  1. Kinh tế, xã hội và y tế.
  2. Kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
  3. Giáo dục, xã hội và kinh tế.
  4. Bảo vệ môi trường, giáo dục và kinh tế.

Câu 4. Cơ cấu ngành kinh tế nào giữ vai trò quan trọng nhất để phát triển kinh tế?

  1. nôngnghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
  2. nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.
  3. thủy sản, lâm nghiệp, công nghiệp.
  4. dịch vụ, công nghiệp, lâm nghiệp.

Câu 5. Chỉ số phát triển con người (HDI) được hiểu là

  1. sựcông bằng xã hội, mức sống của người dân tăng lên, chênh lệch giàu nghèo ngày càng ít đi.
  2. số năm đi học bình quân và số năm đi học kì vọng.
  3. tỉ lệ hộ nghèo trong tình trạng con người không được đáp ứng ở các mức tối thiểu nhu cầu cơ bản cuộc sống.
  4. thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các tiêu chí như tuổi thọ trung bình.

Câu 6. Điều kiện tiên quyết để khắc phục tình trạng tụt hậu đối với nước đang phát triển như Việt Nam là

  1. A. tăng trưởng kinh tế.
  2. phát triển con người.
  3. phát triển kinh tế.
  4. phát triển bền vững.

Câu 7. Tăng trưởng kinh tế không hợp lí tạo ra

  1. nhữngtác động tiêu cực, cản trở quá trình phát triển bền vững của quốc gia.
  2. nângcao chất lượng tăng trưởng.
  3. giữvững ổn định chính trị.
  4. nângcao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời cá nhân HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

A

C

B

B

C

C

A

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi mục Luyện tập (SGK – tr.16, 17)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho các nhóm HS làm việc cá nhân và theo nhóm, hoàn thành nội dung Luyện tập (SGK – tr.16).

Câu 1. Em hãy cho biết chỉ tiêu nào dưới đây được chọn để đánh giá tăng trưởng kinh tế. Vì sao?

  1. Mứctăng tổng sản phẩm quốc nội trong một thời kì nhất định.
  2. Tỉ lệ lạm phát của nền kinh tế quốc gia trong một thời kì nhất định.
  3. Mức tăng tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người trong một thời kì nhất định.
  4. Mức tăng dân số của một quốc gia trong một thời kì nhất định.
  5. Mức tăng chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

Câu 2. Phát biểu nào dưới đây phản ánh đúng cách hiểu về phát triển kinh tế? Giải thích vì sao?

  1. Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội.
  2. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là xây dựng được cơ cấu kinh tế hiện đại.
  3. Muốn phát triển kinh tế cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao.

Câu 3. Em hãy thuyết trình về vai trò của tăng trưởng, phát triển kinh tế đối với các vấn đề dưới đây:

  1. Tăng trưởng, phát triển kinh tế tạo điều kiện để phát triển văn hóa, giáo dục.
  2. Phát triển kinh tế góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế.
  3. Phát triển kinh tế góp phần giảm bớt chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng.

Câu 4. Ý kiến nào dưới đây phản ánh đúng cách hiểu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững? Giải thích vì sao?

  1. Muốn phát triển bền vững phải đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  2. Phát triển bền vững là sự bảo đảm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  3. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là điều kiện đủ để phát triển bền vững.

Câu 5. Em hãy đọc thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ XII xác định mục tiêu hành động: “Xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện, giàu lòng yêu nước, có ý chí tự cường, tự hào dân tộc, có lí tưởng, cách mạng, hoài bão, khát vọng vươn lên xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; có đạo đức, ý thức công dân, chấp hành pháp luật; có sức khỏe, văn hóa, kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ năng sống; có nghề nghiệp, ý chí lập thân, lập nghiệp, năng động, sáng tạo. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong hội nhập quốc tế, chuyển đổi số quốc gia, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

- Từ thông tin trên, em hãy cho biết nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam đối với phát triển kinh tế đất nước.  

- Hãy nêu một tấm gương thanh niên tích cực tham gia phát triển kinh tế và rút ra bài học đối với bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS trình bày câu trả lời:

...

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Tải giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri ,Tải giáo án word Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri, tải giáo án chương trình lớp 12 sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 12. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận