Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 12

Tải giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức bản chuẩn có mẫu xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512 mới nhất. Nhiều dạng bài tập, ôn tập hay sẽ giúp thầy cô ôn tập thêm vào các buổi dạy 2 hoặc buổi chiều. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 2: NHỮNG THẾ GIỚI THƠ

ÔN TẬP VĂN BẢN: TÂY TIẾN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến.
  •  Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình tượng, bút pháp nghệ thuật của tác phẩm.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tây Tiến.
  1. Năng lực 
  • Năng lực chung
  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Năng lực đặc thù
  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Tây Tiến.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Trân trọng, yêu quý anh bộ đội Cụ Hồ.
  • Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
  1. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  2.  TIẾN TRÌNH ÔN TẬP
  3.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm nhắc lại kiến thức buổi sáng.

b. Nội dung: GV phát phiếu TN để HS nghiên cứu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: GV đưa câu hỏi trắc nghiệm, HS quan sát và trả lời:

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Từ ngữ nào sau đây KHÔNG dùng để gợi tả cảnh rừng núi?

  1.  Khúc khuỷu.
  2.  Thác gầm thét.
  3.  Heo hút.
  4.  Dãi dầu.

Câu 2: Từ láy “chơi vơi” giúp bạn cảm nhận thế nào về nỗi nhớ của nhà thơ?

  1.  Thấp thỏm, khắc khoải.
  2.  Da diết.
  3.  Nhạt nhòa.
  4.  Dịu êm.

Câu 3: Tác giả thể hiện thái độ gì đối với người lính Tây Tiến qua khổ thứ 3?

  1.  Ngưỡng mộ, biết ơn.
  2.  Yêu thích, biết ơn.
  3.  Thờ ơ, vô cảm.
  4.  Ngưỡng mộ, yêu thích.

Câu 4: Đáp án nào sau đây là ĐÚNG khi nói về mạch cảm xúc của bài thơ?

  1.  Mạch tưởng tượng về tương lai sau đó quay về thực tại.
  2.  Mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, cuối cùng thì trở về thực tại.
  3.  Mạch hồi tưởng, hoài niệm về quá khứ, trở về thực tại sau đó lại một lần nữa trở về quá khứ.
  4.  Mạch nối tiếp từ hiện tại đến tương lai sau đó trở về quá khứ.

Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  1.  Cảm hứng lãng mạn.
  2.  Cảm hứng nhân văn.
  3.  Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
  4.  Cảm hứng ca ngợi người lính Tây Tiến.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án:
  1. D
  1. A
  1. A
  1. B
  1. C

GV dẫn dắt vào bài: Viết về người lính thì rất nhiều nhưng để viết hay và nhuốm màu của sự bi tráng thì không thể nào có thể bỏ qua Tây Tiến của Quang Dũng. Hình ảnh người lính không còn khắc khổ, mà có một nét mới đó là sự hào hoa, phong nhã. Hãy cùng ôn tập lại bài học Tây Tiến.

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Tây Tiến, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong bài thơ. 
  2. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Tây Tiến.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 
  4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến?

+ Nhan đề Tây Tiến có ý nghĩa gì?

+ Bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính được tái hiện thế nào qua bài thơ Tây Tiến?

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

 

 

Nhắc lại kiến thức 

  1. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Bút danh là Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm.

- Năm sinh – năm mất: 1921 – 1988.

- Quê quán: làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Ông là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc. Tuy nhiên, thành công nổi bật của Quang Dũng là ở lĩnh vực thơ ca.

b. Tác phẩm

- Bài thơ Tây Tiến được in trong tập Mây đầu ô (1986).

- Tây Tiến là tên gọi của trung đoàn Tây Tiến, được thành lập vào năm 1947.

- Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển về đơn vị mới, nhớ đơn vị cũ, ông đã sáng tác bài thơ này tại Phù Lưu Chanh nay là Hà Đông, Hà Nội.

c. Nhan đề

+ Bài thơ ban đầu có tên là Nhớ Tây Tiến, sau được đổi là Tây Tiến. Ông đã lượt bỏ chữ Nhớ khiến cho nhan đề thi phẩm trở nên cô đọng, tạo ra sự chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây Bắc rộng lớn, thăm thẳm, hùng vĩ.

+ Tây Tiến có thể hiểu là tên của một binh đoàn, nơi Quang Dũng từng công tác, cũng có thể hiểu là tiến về phía tây, hướng hành quân của binh đoàn Tây Tiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới.

  1. Phân tích bài thơ
  2. Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến

tác giả khắc họa thì thiên nhiên Tây Tiến hiện lên vô cùng hiểm trở: dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống, thác gầm thét, cọp trêu người…. Thế nhưng bên cạnh sự khắc nghiệt đó còn toát lên sự  mĩ lệ, hùng vĩ, trữ tình và huyền ảo thể hiện qua các hình ảnh:  sương lấp, hoa về, đêm hơi, cồn mây, mưa xa khơi, heo hút cồn mây….

 Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên qua ngòi bút của tác giả vô cùng khắc nghiệt, dữ dội nhưng không kém phần huyển ảo, mỹ lệ và trữ tình.

  1. Hình ảnh người lính Tây Tiến

Hình ảnh người lính Tây Tiến được khắc họa trong đoạn 2 và 3 vô cùng sinh động.

-   Ở đoạn thứ 2 tình quân dân thắm đượm đã được Quang Dũng khắc họa vô cùng thành công. Bút pháp lãng mạn đẩy lùi khung cảnh hung hiểm, hoang vu và dữ dội của núi rừng Tây Tiến.

- Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên ở đoạn thứ 3 vừa kiêu hùng, lãng mạn   lại bi tráng.

- Hình ảnh người lính Tây Tiến tuy chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt khó khăn  xong vẫn rất oai phong, kiêu hùng. Quang Dũng không hề che giấu những gian khổ nhưng không hề miêu tả nó một cách trần trụi mà lại qua một cái nhìn đậm chất lãng mạn.

  1. Tổng kết
  • Nội dung
  • Nỗi nhớ da diết của tác giả đối với Tây Tiến. Những chặng đường hành quân gian khổ, thiếu thốn, hi sinh mất mát mà chất chứa kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp cùng những đồng đội Tây Tiến anh hùng….
  • Hình  tượng người lính Tây Tiến vừa hào hoa lại bi tráng.
  • Nghệ thuật

-   Biện pháp hiện thực kết hợp lãng mãn đậm chất bi tráng.

-   Hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất thẩm mỹ, độc đáo.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Tây Tiến.

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Tây Tiến.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

Từ khóa tìm kiếm google:

Tải giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức bản chuẩn ; Tải giáo án word Ngữ văn 12 kết nối tri thức bản chuẩn, tải giáo án dạy thêm chương trình lớp 12 sách mới
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 12. Phần trình bày do Hoàng Yến tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận