Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 12

Tải giáo án chuyên đê sinh học 12 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án chuyên đề 12 mới biên soạn đủ các chủ đề trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Bộ giáo án chuyên đề này theo chương trình mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2. SINH HỌC PHÂN TỬ

BÀI 1. KHÁI QUÁT SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ CÁC THÀNH TỰU

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm sinh học phân tử.
  • Trình bày được một số thành tựu hiện đại về lí thuyết và ứng dụng của sinh học phân tử.
  • Phân tích được các nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tchủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu sinh học phân tử
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Thực hiện kế hoạch tìm hiểu ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong tương lai.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
    • Nêu được khái niệm sinh học phân tử.
    • Trình bày được một số thành tựu hiện đại về lí thuyết và ứng dụng của sinh học phân tử.
    • Phân tích được các nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Tìm hiểu và sưu tầm thông tin, hình ảnh trên internet, sách, báo,... để thiết kế poster hoặc infographic giới thiệu về những thành tựu của việc ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong y học tại Việt Nam và trên thế giới.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất ý tưởng ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong tương lai.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp trong tương lai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SCĐ, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh về nguyên lí các kĩ thuật sinh học phân tử như điện di, PCR; hình ảnh các thành tựu ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong y - dược; nông, lâm, ngư nghiệp; bảo vệ môi trường; công nghiệp chế biến; quốc phòng, an ninh.
  • Video dự án giải mã hệ gene ở người: .
  • ">https://youtu.be/vlviE2Vj648.
  1. Đối với học sinh
  • SCĐSinh học 12 - Chân trời sáng tạo.
  • Nghiên cứu bài học trước giờ lên lớp.
  • Bảng trắng, bút lông.
  • Thiết bị (máy tính, điện thoại,...) có kết nối mạng internet.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú tìm hiểu, khám phá nội dung bài học mới.
  3. Nội dung:GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS vận dụng hiểu biết về thực tiễn và thực hiện nhiệm vụ được giao.
  4. Sản phẩm học tập:
  • Câu trả lời của HS.
  • Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận cặp đôi vấn đề được nêu ở hoạt động Khởi động SCĐ trang 5:

Trong đại dịch Covid–19, Việt Nam đã sử dụng phương pháp Real time RT–PCR để xét nghiệm SARS-CoV-2. Kết quả có hay không có đoạn gene (RNA) của virus để phát hiện sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể của những người nghi nhiễm. Vậy phương pháp này là kết quả của thành tựu khoa học nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời.

Gợi ý trả lời: Sinh học phân tử.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Sinh học phân tử là gì? Thành tựu sinh học phân tử được ứng dụng trong các lĩnh vực nào? Để tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 1. Khái quát sinh học phân tử và các thành tựu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm sinh học phân tử

  1. Mục tiêu:Nêu được khái niệm sinh học phân tử.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I SCĐ trang 5 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm sinh học phân tử.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi 1 tr.5 SCĐ:

Trong các nghiên cứu về cấu trúc, chức năng của DNA/RNA, protein, tế bào, cơ thể, quần thể, nghiên cứu nào thuộc về cấp sinh học phân tử?

- Dựa trên câu trả lời của HS đưa ra, GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục I và rút ra kết luận về khái niệm sinh học phân tử.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SCĐ tr.5, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi.

- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. KHÁI NIỆM SINH HỌC PHÂN TỬ

- Sinh học phân tử là ngành khoa học nghiên cứu sự sống ở cấp độ phân tử, trong đó chủ yếu nghiên cứu cấu trúc, chức năng của nucleic acid và protein.

- Phát triển các kĩ thuật sinh học phân tử dựa vào những hiểu biết về cấu trúc và chức năng của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành tựu hiện đại của sinh học phân tử

  1. Mục tiêu:Trình bày được một số thành tựu hiện đại về lí thuyết và ứng dụng của sinh học phân tử.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục II, quan sát Hình 1.1 - 1.4 SCĐ trang 5 - 11 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Thành tựu hiện đại của sinh học phân tử.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về thành tựu lí thuyết của sinh học phân tử

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm HS (4 - 6 HS), yêu cầu tìm hiểu nội dung mục II.1. Thành tựu về lí thuyết của sinh học phân tử, kết hợp quan sát Hình 1.1, 1.2 SCĐ tr.5 - 7 và hoàn thành Phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:................................

Đọc hiểu nội dung mục II.1 SCĐ trang 5 - 7 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Câu 1. Hãy nêu một số thành tựu hiện đại về lí thuyết của sinh học phân tử.

Câu 2. Hãy trình bày vai trò của các kĩ thuật sinh học phân tử như PCR, điện di, giải trình tự gene, Southern blot, Northern blot và chuyển gene bằng cách hoàn thành bảng sau:

STT

Kĩ thuật sinh học phân tử

Vai trò

1

PCR

 

2

Điện di

 

3

Giải trình tự gene

 

4

Southern blot

 

5

Northern blot

 

6

Western blot

 

7

Chuyển gene

 

Câu 3. Quan sát Hình 1.2 và cho biết nếu dùng cùng một loại mồi xuôi và mồi ngược thì các đoạn DNA được tạo ra sau khi chạy PCR có giống nhau và giống đoạn DNA đích ban đầu không. Vì sao?

 

- Dựa trên câu trả lời của HS, GV yêu cầu HS kết luận về Các thành tựu về lí thuyết của sinh học phân tử.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS nghiên cứu mục II.1 SCĐ tr. 5 - 7, thảo luận phân công và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả Phiếu học tập:

Gợi ý trả lời:

Câu 1. Một số thành tựu hiện đại về lí thuyết của sinh học phân tử:

+ Những phát hiện và mô tả cấu trúc vật chất di truyền cấp độ phân tử (DNA, RNA).

+ Làm sáng tỏ chức năng vật chất di truyền cấp độ phân tử (DNA, RNA).

Câu 2.

STT

Kĩ thuật sinh học phân tử

Vai trò

1

PCR

Nhân thành nhiều bản sao DNA từ một đoạn DNA ban đầu.

2

Điện di

Phân tách các đoạn DNA/RNA theo khối lượng/kích thước.

3

Giải trình tự gene

Xác định trình tự nucleotide trên DNA.

4

Southern blot

Dò tìm một đoạn DNA xác định giữa hỗn hợp nhiều đoạn DNA.

5

Northern blot

Dò tìm RNA xác định.

6

Western blot

Dò tìm protein.

7

Chuyển gene

Chuyển gene từ loài này sang loài khác.

Câu 3. Các đoạn DNA được tạo ra sau khi chạy PCR giống nhau và giống đoạn DNA đích ban đầu.

Giải thích: Nếu như trong tế bào sống, DNA được nhân bản dựa trên hệ thống các enzyme thì với PCR, DNA được nhân bản dựa trên các chu kì nhiệt. Quá trình nhân bản DNA theo nguyên tắc bổ sung dựa trên khuôn mẫu DNA ban đầu, do đó các DNA được tạo ra sau khi chạy PCR giống nhau và giống đoạn DNA đích ban đầu.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. THÀNH TỰU HIỆN ĐẠI CỦA SINH HỌC PHÂN TỬ

1. Thành tựu về lí thuyết của sinh học phân tử

- Những phát hiện và mô tả cấu trúc vật chất di truyền cấp độ phân tử:

+ Năm 1868: Khám phá ra nulecin (hỗn hợp của RNA và protein) từ nhân tế bào.

 

Fried Miescher

Nuclein

+ Năm 1944: Chứng minh được DNA là vật liệu mang thông tin di truyền.

 

Oswald Avery

+ Năm 1953: Tìm ra mô hình xoắn kép của DNA.

 

James Watson (trái) và Francis Crick (phải) bên cạnh mô hình mà họ đã xây dựng về cấu trúc của DNA.

- Làm sáng tỏ chức năng vật chất di truyền ở cấp độ phân tử:

+ Năm 1957: Học thuyết trung tâm (central dogma) được đề xuất, mô tả dòng thông tin di truyền từ DNA qua RNA rồi đến protein.

 

Francis Crick

+ Năm 1958: Chứng minh sao chép DNA là bán bảo toàn.

 

Matthew Meselson (trái) và Franklin Stahl (phải)

+ Năm 1968: Giải Nobel Sinh lí học và Y học cho công trình giải mã di truyền.

 

- Phát triển các kĩ thuật sinh học phân tử:

+ Những năm 1930: Phát triển phương pháp điện di trên bản gel.

Nguyên lí: Đưa DNA/RNA tích điện âm vào bản gel đặt trong điện trường, các đoạn DNA/RNA sẽ di chuyển về cực dương. Vận tốc di chuyển của các đoạn DNA/RNA trong bản gel tỉ lệ nghịch với khối lượng, kích thước phân tử của chúng. Từ đó, phân tách được các đoạn DNA/RNA theo khối lượng phân tử, kích thước. So sánh với thang chuẩn sẽ xác định được các đoạn DNA/RNA cần tìm.

 

+ Năm 1975: Kĩ thuật Southern blot được công bố. Tương tự, kĩ thuật Northern blot dò tìm RNA, Western blot dò tìm protein.

 

      Southern blot                Northern blot

 

Western blot

+ Năm 1977: Công bố các phương pháp giải trình tự gene.

+ Năm 1981: Thành công tạo ra động vật chuyển gene đầu tiên trên thế giới.

 

Chuột bình thường (trái) và chuột được chuyển gene mã hóa hormone sinh trưởng GH của chuột cống (phải)

+ Năm 1985: Công bố kĩ thuật PCR.

+ 31/3/2022: Công bố trình tự hệ gene người hoàn chỉnh.

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về ứng dụng của sinh học phân tử

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để tổ chức cho HS tìm hiểu về các ứng dụng của sinh học phân tử.

*Vòng 1: Hình thành nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu tìm hiểu nội dung mục II.2 SCĐ tr.8 – 11 và thực hiện nhiệm vụ như sau:

Nhóm 1: Trình bày ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong y - dược học.

Nhóm 2: Trình bày ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong nông, lâm, ngư nghiệp.

Nhóm 3: Trình bày ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong bảo vệ môi trường.

Nhóm 4: Trình bày ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong quốc phòng, an ninh.

- GV yêu cầu các nhóm làm việc trong vòng 5 - 7 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt.

* Vòng 2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV tiến hành tạo nhóm mảnh ghép từ các thành viên của 4 nhóm chuyên gia.

- GV giao nhiệm vụ: Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia. Sau đó, tập hợp lại thành nội dung hoàn chỉnh vào bảng nhóm.

- Đồng thời, GV yêu cầu các nhóm mảnh ghép thảo luận trả lời câu hỏi sau: Các kĩ thuật sinh học phân tử có ứng dụng được trong lĩnh vực công nghệ chế biến không? Nếu có hãy nêu một số ví dụ chứng minh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS nghiên cứu mục II.2 SCĐ tr. 8 - 11, thảo luận phân công và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm mảnh ghép báo cáo kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận:

+ Thành tựu nổi bật về lí thuyết sinh học phân tử là: phát hiện và mô tả cấu trúc vật chất di truyền ở cấp độ phân tử; làm sáng tỏ chức năng của vật chất di truyền ở cấp độ phân tử; phát triển các kĩ thuật di truyền (công nghệ gene, PCR, điện di,...).

+ Các thành tựu sinh học phân tử được ứng dụng trong y tế; dược phẩm; nông, lâm, ngư nghiệp; bảo vệ môi trường, công nghiệp chế biến; quốc phòng, an ninh.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

2. Ứng dụng của sinh học phân tử

Ứng dụng trong y - dược học

Về y học:

- Kĩ thuật giải trình tự gene, Realtime PCR, Realtime RT - PCR giúp xác định được các bệnh tật di truyền, bệnh do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm kí sinh trùng; xác định sớm các bệnh di truyền ở thai nhi; giải mã hệ gene người; chẩn đoán về điều trị bệnh di truyền.

 

Kết quả giải trình tự chuỗi DNA

A. Dữ liệu thô, B: đột biến c,589_590insACCCGC của gene CEBPA trong bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

 

Ứng dụng kĩ thuật PCR trong chẩn đoán HPV (virus gây ung thư cổ tử cung)

Về dược phẩm:

- Kĩ thuật chuyển gene để tạo các vi sinh vật có khả năng sản xuất các chế phẩm sinh học dùng trong dược phẩm như chế tạo ra các loại thuốc, mĩ phẩm và thực phẩm chức năng; tạo vaccine thế hệ mới.

 

Sản xuất insulin điều trị bệnh tiểu đường

 

Ứng dụng trong nông, lâm, ngư nghiệp

- Southern blot, Northern blot, Western blot được sử dụng để xác định vị trí các gene mã hóa cho các tính trạng mong muốn. Kết hợp công nghệ gene (kĩ thuật chuyển gene, công nghệ biến đổi gene đã có trong hệ gene,...) tạo ra các sinh vật biến đổi gene mang đặc điểm mới, đáp ứng nhu cầu của con người.

 

- Công nghệ DNA tái tổ hợp kết hợp với công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme và protein để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong bảo vệ cây trồng, cải tạo đất, chế biến và bảo quản nông sản - thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm sạch nước sinh hoạt, xử lí các phế phụ phẩm hay chất thải từ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Ứng dụng bảo vệ môi trường

- Ứng dụng kĩ thuật chuyển gene, biến đổi gene để tạo các chủng vi sinh vật có khả năng sản xuất chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường phục vụ đời sống của con người; tạo ra các sinh vật biến đổi gene dùng để kiểm soát một số dịch bệnh gây hại cho cây trồng, vật nuôi nhằm hạn chế việc sử dụng hóa chất gây tác động xấu cho môi trường.

 

Ứng dụng trong công nghiệp chế biến

- Ứng dụng kĩ thuật chuyển gene kết hợp với các công nghệ enzyme, protein, vi sinh để sản xuất quy mô công nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, xử lí ô nhiễm môi trường,...

 

Sử dụng enzyme protease phân hủy protein

Ứng dụng trong quốc phòng, an ninh

- Kĩ thuật giải trình tự gene, PCR dùng để xét nghiệm DNA được ứng dụng trong việc truy tìm tội phạm; xác định quan hệ huyết thống trong các vụ kiện/tranh chấp có liên quan tới xác định huyết thống.

 

Các thiết bị hiện đại trong giám định DNA của Trung tâm giám định pháp lí - Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử

  1. Mục tiêu:Phân tích được các nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục III SCĐ trang 11 - 12 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Nguyên tắc ứng dụng sinh học phân tử.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Việc nghiên cứu và ứng dụng sinh học phân tử vào thực tiễn được tiến hành đảm bảo nguyên tắc tạo ra các sản phẩm sinh học ứng dụng trong mọi mặt của đời sống. Song song với đó là nguyên tắc an toàn sinh học và đạo đức sinh học.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục III SCĐ tr.11 - 12 và trả lời câu hỏi sau:

Vì sao phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn sinh học, đạo đức sinh học trong ứng dụng sinh học phân tử vào thực tiễn?

- Trên cơ sở đó, GV yêu cầu HS phân biệt an toàn sinh học an ninh sinh học.

- GV hướng dẫn HS

- Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức về thực tiễn và cho biết: Nước ta có những văn bản nào liên quan đến vấn đề nguyên tắc an toàn và đạo đức sinh học?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS nghiên cứu mục III SCĐ tr. 11 - 12, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS xung phong trình bày câu trả lời dưới dạng một bài hùng biện.

- Một số HS xung phong trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 và Nghị định số 118/2020/NĐ-CP ngày 2/10/2020 về An toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gene, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gene.

+ Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm.

+ Thông tư số 45/2017/TT-BYT ngày 16/11/2017 về việc quy định việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.

- HS khác nhận xét, đánh giá, góp ý.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận: Ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn cần đảm bảo:

+ Nguyên tắc ứng dụng các kĩ thuật sinh học phân tử để tạo ra sản phẩm sinh học phục vụ mọi mặt của đời sống;

+ Nguyên tắc về an toàn sinh học như bảo mật thông tin, an toàn cho sức khỏe con người, an toàn và an ninh sinh học trong nghiên cứu sinh học phân tử;

+ Nguyên tắc về đạo đức sinh học hướng tới lợi ích cộng đồng.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

III. NGUYÊN TẮC ỨNG DỤNG SINH HỌC PHÂN TỬ

1. Nguyên tắc ứng dụng các kĩ thuật sinh học phân tử để tạo ra sản phẩm sinh học

- Là nguyên tắc cơ bản của ứng dụng sinh học phân tử trong thực tiễn, nhằm mục đích tạo ra các sản phẩm phục vụ lợi ích của con người.

 

Chế phẩm vi sinh vật phân giải rác thải hữu cơ

2. Nguyên tắc về an toàn sinh học

An toàn bảo mật thông tin

- Để phòng tránh những rủi ro về an toàn thông tin, cần có một nguyên tắc và phải phát triển thành luật bảo vệ thông tin cho mỗi cá nhân.

An toàn sức khỏe cho con người

- Các sinh vật biến đổi gene có thể xảy ra một số nguy cơ:

(1) Những gene gây ung thư được chuyển vào virus, chính virus đó lây nhiễm vào tế bào của người;

(2) Sinh vật biến đổi gene (GMO) thoát ra ngoài, có thể phát triển trên diện rộng, khó kiểm soát;

(3) Sản phẩm có nguồn gốc từ GMO có thể không an toàn đối với sức khỏe con người: di ứng, rối loạn sinh sản ở người, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ung thư,...

- Chính phủ đã ban hành các biên bản nhằm kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo không gây ra nguy cơ cho sức khỏe con người.

An toàn và an ninh sinh học trong nghiên cứu sinh học phân tử

- An toàn sinh học là các nguyên tắc được thực hiện nhằm ngăn việc vô tình phơi nhiễm hoặc vô ý phát tán các tác nhân sinh học đã bị biến đổi di truyền.

- An ninh sinh học là các biện pháp an ninh nhằm ngăn chặn việc thất thoát, sử dụng sai, chuyển đổi mục đích hoặc cố ý phát tán các tác nhân sinh học bị biến đổi di truyền.

- Các hoạt động an toàn và an ninh sinh học trong nghiên cứu sinh học phân tử là nền tảng để bảo vệ lực lượng lao động trong phòng xét nghiệm và cộng đồng khỏi việc vô tình bị phơi nhiễm hoặc phát tán các tác nhân sinh học bị biến đổi di truyền có khả năng gây bệnh.

- Các phòng thí nghiệm sinh học cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn sinh học.

3. Nguyên tắc về đạo đức

- Trước khi đưa các kĩ thuật sinh học phân tử vào ứng dụng đều phải trải qua giai đoạn thử nghiệm nghiêm ngặt, được Hội đồng đạo đức Y sinh phê duyệt, đảm bảo tối đa tính chính xác, khoa học và hạn chế tuyệt đối những rủi ro gặp phải trong nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng sau này.

- Tránh các tác động tiêu cực của nghiên cứu đối với sinh vật sử dụng trong thí nghiệm sinh học phân tử; kết quả nghiên cứu phải hướng tới lợi ích của cộng đồng.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Tìm hiểu và sưu tầm thông tin, hình ảnh trên internet, sách, báo,... để thiết kế poster hoặc infographic giới thiệu về những thành tựu của việc ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong y học tại Việt Nam và trên thế giới.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; HS hoạt động nhóm, phân công công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao.
  4. Sản phẩm học tập: Sản phẩm thiết kế của các nhóm HS về những thành tựu của việc ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong y học tại Việt Nam và trên thế giới.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm (6 - 8 HS), sử dụng phương pháp dạy học dự án để hướng dẫn HS tiến hành nhiệm vụ Luyện tập SCĐ tr.8: Tìm hiểu và sưu tầm thông tin, hình ảnh trên internet, sách, báo,... để thiết kế poster hoặc infographic giới thiệu về thành tựu của việc ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong y học đang được áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới.

- GV yêu cầu các nhóm phân công nhiệm vụ, báo cáo tiến độ làm việc của nhóm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS cử nhóm nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc và thực hiện nhiệm vụ.

- GV có thể gợi ý HS tìm kiếm thông tin ứng dụng kĩ thuật như:

+ PCR, PCR cải tiến và ứng dụng.

+ Giải trình tự gene và ứng dụng.

+ Giải trình tự gene thế hệ mới và ứng dụng.

+ Kĩ thuật sản xuất vaccine tái tổ hợp và ứng dụng.

+ Công nghệ chỉnh sửa gene và ứng dụng.

+ Đa hình nucleotide đơn (SNP) ở người.

+ Công nghệ DNA tái tổ hợp.

Hoặc có thể tìm kiếm thông tin trên các cơ sở dữ liệu sinh học lớn trên thế giới như:

+ Trung tâm Thông tin Quốc gia và Công nghệ Sinh học Hoa Kì (NCBI):  có">https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ có các tài nguyên và dịch vụ như GenBank, Entrez, PubMed, BLAST.

+ Viện Tin sinh học châu Âu (cơ sở dữ liệu EMBL): ">http://www.ebi.ac.uk/. Các tài nguyên gồm: nguồn dữ liệu chính của châu Âu về trình tự nucleotide, phần mềm xử lí thông tin sinh học, cơ sở dữ liệu được tạo ra trong sự hợp tác với genBank, cung cấp các dịch vụ và thông tin liên quan đến Sinh học phân tử.

- GV theo dõi tiến độ công việc của từng nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV sử dụng kĩ thuật phòng tranh, tổ chức cho các nhóm ở buổi học tiếp theo. Các nhóm báo cáo dự án của mình theo hình thức thuyết trình.

- Mỗi nhóm đưa ra 3 ưu điểm, 3 nhược điểm và 3 biện pháp khắc phục nhược điểm của nhóm bạn. Các nhóm tự đánh giá (phụ lục).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và góp ý cho sản phẩm dự án của các nhóm (phụ lục).

- GV tổng kết bài học.

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS đề xuất được ý tưởng ứng dụng kĩ thuật sinh học phân tử trong tương lai.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết về thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS cho câu hỏi vận dụng.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi Vận dụng SCĐ tr.13:

Hãy đưa ra ý tưởng về việc ứng dụng một trong các kĩ thuật sinh học phân tử như: PCR, điện di, giải trình tự gene, Southern blot, Northern blot, Western blot và chuyển gene vào một lĩnh vực trong tương lai. Đánh giá vai trò thực tiễn của ứng dụng đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết về thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm HS xung phong trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời câu hỏi:

* Ứng dụng giải trình tự gene tạo hồ sơ gene định danh. Hồ sơ gene của mỗi cá nhân được ứng dụng cho mọi hoạt động như:

+ Định danh.

+ Thay cho căn cước công dân.

+ Thay cho chữ kí.

+ Thay cho hộ chiếu/visa.

+ Theo dõi tình trạng sức khỏe và điều trị mang tính đặc trưng cho cá thể.

+...

* Đánh giá vai trò thực tiễn:

+ Ưu điểm: Thuận tiện, chính xác, hiệu quả.

+ Nhược điểm: Nếu hồ sơ gene bị đánh cắp thì hậu quả khó lường, sẽ khó có khả năng ngăn chặn nhanh chóng.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Thực hiện nhiệm vụ được giao ở hoạt động Luyện tập.
  • Chuẩn bị Bài 2 - Tách chiết DNA từ tế bào.

PHỤ LỤC

Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm (nhóm tự đánh giá)

Tên thành viên

Tham gia hợp tác nhóm

(tối đa 3đ)

% đóng góp

(tối đa 3đ)

Tự giác – trách nhiệm

(tối đa 4đ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phiếu đánh giá của giáo viên cho các nhóm (8 – 10 HS/1 nhóm)

Nội dung

Điểm

Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

1. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên. Có báo có tiến trình hoạt động nhóm.

20

 

 

 

 

2. Thể hiện sự đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

20

 

 

 

 

3. Hoàn thành các nhiệm vụ GV giao và đạt 90% chất lượng trở lên.

20

 

 

 

 

4. Trong tiến trình hoạt động có đóng góp ý kiến cho các nhóm bạn và rút kinh nghiệm cho bài trình bày của nhóm mình.

10

 

 

 

 

5. Phương án trình bày sáng tạo, lời dẫn thu hút và hiệu quả.

20

 

 

 

 

Tổng tối đa

100

 

 

 

 

Lưu ý: Tổng điểm là gói điểm tương đương 100 điểm/nhóm. HS tự chia cho từng thành viên dựa vào phiếu đánh giá trong nhóm; yêu cầu: điểm chẵn, không chia điểm lẻ.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Giáo án chuyên đề học tập sinh học 12 chân trời sáng tạo bản, GA chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo bản, Giáo án chuyên đề học tập lớp 12 bộ sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 12. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận