Danh mục bài soạn

Pages

, , , , , , ,

.....

=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án chuyên đề sinh học 12 cánh diều bản chuẩn có xem trước

Chuyên mục: Giáo án lớp 12

Tải giáo án chuyên đê sinh học 12 cánh diều bản chuẩn có xem trước. Giáo án tải về là file word, được soạn theo mẫu CV 5512. Giáo án chuyên đề 12 mới biên soạn đủ các chủ đề trong chương trình kì I + kì II. Cách trình bày chi tiết, khoa học. Bộ giáo án chuyên đề này theo chương trình mới. Do đó, bộ tài liệu này sẽ là sự tham khảo hữu ích, cũng như giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc giảng dạy

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC

BÀI 5: KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm kiểm soát sinh học.
  • Phân tích được vai trò của kiểm soát sinh học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tchủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về kiểm soát sinh học và ứng dụng của kiểm soát sinh học trong đời sống.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức kiểm soát sinh học vào đời sống.

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học:
    • Nêu được khái niệm kiểm soát sinh học.
    • Phân tích được vai trò của kiểm soát sinh học.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Nhận biết được kiểm soát sinh học là biện pháp sử dụng các sinh vật sống (thiên địch), virus, các hợp chất thiên nhiên để ngăn chặn hoặc kiểm soát sự tấn công của các tác nhân gây hại như động vật, cỏ dại và vi sinh vật gây bệnh đối với các sinh vật cần bảo vệ, từ đó sử dụng kiến thức về mối quan hệ sinh thái giữa các loài vào giải thích các mối quan hệ của sinh vật trong chuỗi và lưới thức ăn.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS đề xuất được ý tưởng về ứng dụng kiểm soát sinh học diệt trừ sâu, bệnh hại để phục vụ đời sống con người.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị cho nội dung bài học mới.
  • Trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh, video liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Chuyên đề học tập Sinh học 12 - Cánh Diều.
  • Nghiên cứu bài học, video trước giờ lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Nhận biết được phương pháp vừa giúp cây trồng sinh trưởng tốt, vừa thân thiện với môi trường.
  3. Nội dung:GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 30.
  4. Sản phẩm học tập:
  • Câu trả lời của HS.
  • Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
  1. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu HS suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời cho câu hỏi trong hoạt động mở đầu SGK trang 30:

Nêu các biện pháp người dân thường sử dụng để tiêu diệt sâu hại cây trồng. Biện pháp nào vừa cho hiệu quả diệt sâu lại vừa thân thiện với môi trường?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời:

Gợi ý trả lời:

Một số biện pháp diệt sâu hại, thân thiện với môi trường: Sử dụng thiên địch; chăm sóc cây trồng; lựa chọn thời gian gieo trồng hợp lí; lựa chọn giống cây trồng có khả năng kháng sâu hại; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học;...

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Cây trồng là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người. Tuy nhiên theo số liệu thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), hằng năm sâu bệnh làm giảm 20 - 40% sản lượng cây trồng. Thuốc trừ sâu hóa học hiện nay đang được dùng khá phổ biến trong kiểm soát sâu bệnh, đồng thời giúp tăng năng suất cây trồng, nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy đối với môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Vì vậy một số phương pháp giúp loại trừ sâu bệnh nhưng thân thiện với môi trường và sức khỏe con người đã và đang được khuyến khích sử dụng. Các phương pháp đó thường dựa theo nguyên lí kiểm soát sinh học. Vậy kiểm soát sinh học là gì? Vì sao cần phải kiểm soát sinh học? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 5. Khái niệm và vai trò của kiểm soát sinh học.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm kiểm soát sinh học

  1. Mục tiêu:Trình bày khái niệm kiểm soát sinh học.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I SGK trang 30 - 31 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Khái niệm kiểm soát sinh học.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục I SGK tr.30 - 31 và thảo luận cặp đôi hoàn thành Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:....................

Đọc hiểu nội dung mục I. Khái niệm kiểm soát sinh học SGK trang 30 - 31 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Kiểm soát sinh học là gì?

2. Kiểm soát sinh học nhằm mục đích gì?

3. Trong kiểm soát sinh học, các sinh vật gây hại được kiểm soát bởi tác nhân nào?

4. Nêu tên một số loài thiên địch đã được con người áp dụng trong kiểm soát các loài sinh vật gây hại.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.33 - 35, quan sát video và hình ảnh, thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm xung phong trình bày Phiếu học tập số 1.

- Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV mở rộng kiến thức về sử dụng thiên địch trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

I. KHÁI NIỆM KIỂM SOÁT SINH HỌC

- Khái niệm: Kiểm soát sinh học là biện pháp sử dụng các sinh vật sống (thiên địch), virus, các hợp chất thiên nhiên để ngăn chặn hoặc kiểm soát sự tấn công của các tác nhân gây hại như động vật, cỏ dại và vi sinh vật gây bệnh đối với các sinh vật cần bảo vệ.

- Ví dụ:

+ Một số loài thiên địch được áp dụng trong kiểm soát sinh học

 

 

+ Sử dụng virus để kiểm soát sinh học

 

+ Bẫy pheromone

 

- Mục đích chính:

+ Tăng cường sức chống chịu của sinh vật cần bảo vệ hoặc kiểm soát các sinh vật gây hại.

+ Không gây ảnh hưởng xấu đến hệ thực vật, động vật, môi trường sinh thái và sức khỏe của con người.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của kiểm soát sinh học

  1. Mục tiêu:Phân tích được vai trò của kiểm soát sinh học.
  2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục II, quan sát Hình 5.3 SGK trang 31 - 33 và thực hiện nhiệm vụ.
  3. Sản phẩm học tập: Vai trò của kiểm soát sinh học.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò của kiểm soát sinh học đối với hệ sinh thái và thực tiễn sản xuất

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm HS tìm hiểu nội dung mục II.1 SGK tr.31 - 32 và hoàn thành Phiếu học tập số 2:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:...............................

Đọc hiểu nội dung mục II.1. Vai trò của kiểm soát sinh học đối với hệ sinh thái và thực tiễn sản xuất SGK trang 31 - 31, thực hiện nhiệm vụ sau:

1. Lấy ví dụ chứng minh vai trò của kiểm soát sinh học đối với hệ sinh thái và thực tiễn sản xuất.

2. Căn cứ vào thông tin trong bảng 5.1, nêu các ưu điểm của biện pháp kiểm soát sinh học so với biện pháp hóa học.

Bảng 5.1. Một số tiêu chí đánh giá quá trình phát triển, sử dụng biện pháp hóa học và kiểm soát sinh học

Tiêu chí đánh giá

Biện pháp hóa học

Biện pháp kiểm soát sinh học

Tỉ lệ thử thành công khi thử nghiệm

1 : 200 000

1 : 10

Giá thành phát triển sản phẩm

150 triệu đô la Mỹ

2 triệu đô la Mỹ

Thời gian phát triển

10 năm

10 năm

Tỉ lệ lợi nhuận/giá thành

2 : 1

20 : 1

Nguy cơ kháng thuốc

Lớn

Nhỏ

Tính đặc hiệu

Rất nhỏ

Rất lớn

Tác động xấu

Rất nhiều

Không/rất ít

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS nghiên cứu mục II.1 SGK tr. 31 - 32, thảo luận phân công và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả trả lời Phiếu học tập số 2.

Gợi ý trả lời câu 2 PHT số 2:

Ưu điểm của biện pháp kiểm soát sinh học với biện pháp hóa học: tỉ lệ thành công cao, giá thành rẻ, lợi nhuận mang lại lớn, nguy cơ kháng thuốc thấp, có tính đặc hiệu cao và thường không có hoặc rất ít tác động xấu đến môi trường, đa dạng sinh học.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV mở rộng kiến thức mục Em có biết SGK tr.32.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC

1. Vai trò của kiểm soát sinh học đối với hệ sinh thái và thực tiễn sản xuất

- Kiểm soát sinh học tồn tại ở tất cả các hệ sinh thái ở hai dạng:

+ Kiểm soát sinh học tự nhiên thể hiện mối liên hệ ràng buộc giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái thông qua các chuỗi và lưới thức ăn.

Ví dụ: chim sâu ăn sâu hại

 

+ Kiểm soát sinh học nhân tạo được thể hiện thông qua việc con người sử dụng các tác nhân sinh học trong kiểm soát các sinh vật gây hại.

Ví dụ: Sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh

 

- Kiểm soát sinh học giúp duy trì các loài sinh vật trong hệ sinh thái ở mức độ nhất định.

- Kiểm soát sinh học được ứng dụng trong thực tiễn sản xuất nhằm ngăn chặn dịch bệnh, đồng thời tăng năng suất và chất lượng nông, lâm sản nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đa dạng sinh học.

Ví dụ: Sử dụng giống cây trồng chuyển gene có khả năng chống chịu sâu hại, kháng thuốc diệt cỏ, cho năng suất cao.

 

Ruộng bắp biến đổi gene được trồng khảo nghiệm trên diện hẹp tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 2011 (Nguồn: Báo Kinh tế Sài gòn, 2014)

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về vai trò của kiểm soát sinh học đối với con người

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật Think - Pair - Share, yêu cầu HS tìm hiểu nội dung mục II.2 SGK tr.32 - 33 và sau đó thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi tr.32:

Vì sao áp dụng biện pháp kiểm soát trong sản xuất lại góp phần bảo vệ sức khỏe con người?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS nghiên cứu mục II.1 SGK tr. 32 - 33, thảo luận phân công và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV mở rộng kiến thức mục Em có biết SGK tr.33.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

2. Vai trò của kiểm soát sinh học đối với con người

- Áp dụng các biện pháp kiểm soát sinh học trong sản xuất giúp bảo vệ sức khỏe con người, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, nền kinh tế xanh.

- Một số lợi ích đối với người nông dân trong sản xuất:

+ Giảm sự phơi nhiễm với hóa chất độc hại.

+ Năng suất và chất lượng sản phẩm cao vì biện pháp kiểm soát sinh học không ảnh hưởng xấu đến sinh lí, sinh trưởng của cây trồng.

+ Không bị khống chế thời gian thu hoạch sau khi áp dụng biện pháp kiểm soát sinh học.

+ Dễ theo dõi tác động khi áp dụng vì biện pháp kiểm soát chỉ tác động lên một số loại sinh vật gây hại nhất định.

+ Sản phẩm được xã hội tiếp nhận nên thường bán được giá cao.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về kiểm soát sinh học.
  3. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; Cá nhân HS trả lời câu hỏi luyện tập để củng cố lại kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi luyện tập tr.31 SGK:

Quan sát hình 5.3 và cho biết nên tạo điều kiện cho sinh vật nào phát triển để qua đó kiểm soát số lượng châu chấu.

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Gợi ý trả lời câu hỏi luyện tập tr.31 SGK: Nên tạo điều kiện cho ếch và chim phát triển để kiểm soát số lượng châu chấu.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động vận dụng.

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và giải thích các hiện tượng liên quan đến kiểm soát sinh học trong thực tiễn.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết về thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập:Câu trả lời của HS cho câu hỏi vận dụng liên quan đến kiểm soát sinh học trong thực tiễn.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi vận dụng trang 33 SGK:

Kể tên và nêu tác dụng của một số sinh vật hoặc hợp chất được sử dụng trong kiểm soát sinh học ở địa phương em.       

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết về thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm HS xung phong trả lời câu hỏi:

Gợi ý trả lời câu hỏi:

+ Sử dụng bọ rùa để tiêu diệt rầy nâu phá hoại mùa màng;

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ các vi sinh vật vừa diệt trừ sâu hại vừa thân thiện với môi trường, góp phần duy trì sự phát triển bền vững;...

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Tìm hiểu và sưu tầm thêm video, sách, báo,... về các biện pháp kiểm soát sinh học đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Từ đó đề xuất ý tưởng về ứng dụng kiểm soát sinh học diệt trừ sâu, bệnh hại để phục vụ đời sống con người.
  • Chuẩn bị Bài 6 - Cơ sở của kiểm soát sinh học.

 

Từ khóa tìm kiếm google:

<p>Giáo án chuyên đề học tập sinh học 12 cánh diều bản chuẩn có, GA chuyên đề sinh học 12 cánh diều bản chuẩn có, Giáo án chuyên đề học tập lớp 12 bộ sách mới</p>
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giáo án chuyên đề sinh học 12 cánh diều bản chuẩn có xem trước . Bài học nằm trong chuyên mục: Giáo án lớp 12. Phần trình bày do Phương Hiền tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận