Danh mục bài soạn

Array

Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đã đóng góp như thế nào vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Luyện tập

Câu 1. Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đã đóng góp như thế nào vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc?

Câu 2. Em hãy phân tích những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng. 

Câu 3. Sự tích Bánh chưng bánh giày chuyển tải những thông điệp gì về thời dựng nước của người Việt. 

Cách làm cho bạn:

Câu 1

Việc sớm hình thành tổ chức nhà nước và xã hội đã đóng góp vào sự hình thành, phát triển những thành tựu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc: Nhà nước Văn Lang được thành lập trên cơ sở thống nhất các bộ lạc Lạc Việt do nhu cầu trị thuỷ, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và cùng chống ngoại xâm. Trong các bộ lạc Lạc Việt có bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả và thủ lĩnh Văn Lang đã đóng vai trò lịch sử, đứng ra thống nhất các bộ lạc Lạc Việt thành lập nhà nước Văn Lang. Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương (Vua Hùng) và các đời vua của nhà nước Văn Lang kế tục đều được mang danh hiệu đó. Lãnh thổ của những cư dân Lạc Việt của nhà nước Văn Lang là miền Bắc Việt Nam. Mặc dù còn sơ khai, chưa có luật pháp nhưng tổ chức nhà nước đã có tính hệ thống. 

Câu 2

Phân tích những giá trị văn hóa được lưu giữ trên các trống đồng, thạp đồng:

  • Trồng đồng:
    • Nhìn lên hoa văn trên trống ta có thể thấy đây là các hình mang tính biểu tượng, ước lệ và cách điệu cao. Từng đường nét hoa văn trên trống khúc triết, đơn giản mà tự nhiên, sinh động (hình người, chim, thú, nhà, thuyền,…). Tùy theo phiên bản của trống đồng Đông Sơn là Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Quảng Xương,… mà hình tượng ngôi sao nhiều cánh biểu tượng mặt trời được thể hiện khác nhau. Xung quanh là các vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí, trong đó có ba vòng được trang trí hình người và vật, một vòng có hình hươu và chim xen kẽ, một vòng có hình loại chim ăn cá, con đứng, con bay.
    • Trống đồng Việt Nam có nhiều loại hình, nhưng tất cả đều khởi nguồn từ trống Đông Sơn là trống loại I Hê- Ghơ theo sự phân loại của nhà khảo cổ học người Đức. Trống được ra đời từ nền văn hoá Đông Sơn gắn liền với thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang mà địa bàn Phú Thọ là trung tâm của nền Văn hoá Đông Sơn- Văn minh sông Hồng- Đỉnh cao của sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Đền Hùng có kích thước trống loại I lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện năm 1990 tại Đồi Khuôn Muồi- Một làng cổ ngay sát chân núi Nghĩa Lĩnh- Nơi có Đền thờ các Vua Hùng đã có công dựng nước. Điều đó chứng minh: Trống đồng Đền Hùng là vật linh thiêng đã được nhà nước Văn Lang dùng làm linh vật mỗi khi tế lễ, hội hè tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Cùng với nhiều chiếc trống đồng loại I khác đã được tìm thấy trên dải đất Việt Nam, đó là những tư liệu vô cùng quý báu chứng minh nguồn gốc ra đời và đã có vị trí linh thiêng trong đời sống tâm linh của người Việt. Trống đồng không chỉ là vật linh mà thông qua đó chúng ta đã được sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học mà trống đồng là thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà Nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta ngày nay hình dung được đôi nét về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa ấy. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ.  Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội, và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quí, và được làm đồ tuỳ táng khi người chủ qua đời.
  • Thạp đồng: Hoa văn và đề tài trang trí trên thạp là hình ảnh cặp đôi giao hợp trên nắp thạp Đào Thịnh dường như là một hiện tượng duy nhất, được biết cho đến nay, nhưng tinh thần và bản chất quen thuộc của văn hóa Đông Sơn vẫn  toát lên, đó là ý nghĩa phồn thực của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Việt cổ. Bốn tượng chim bồ nông trên nắp thạp Hợp Minh, dẫu cũng là phiên bản thứ hai về tính độc bản, nhưng lại cho một hình ảnh thân quen hơn với văn hóa Đông Sơn, qua trực quan từ các loại thủy cầm trên trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam), Cẩm Giang (Thanh Hóa)… 

Câu 3

Sự tích Bánh chưng bánh giày chuyển tải những thông điệp về thời dựng nước của người Việt:

  • Thông điệp về bài ca ước vọng của nhân dân lao động: Lang Liêu là nhân vật đại diện cho nhân dân lao động. Là chàng trai nghèo khó, sớm mất mẹ, thiệt thòi hơn cả trong hai mươi hai vị quan lang và công chúa con Hùng Vương (có tài liệu là mười tám vị), tự tay phải trồng cấy, lao động, hình tượng Lang Liêu thể hiện quan điểm mang đậm màu sắc dân gian, trân trọng và gửi gắm khát khao về một cuộc sống tốt đẹp sẽ đến với những con người trực tiếp lao động, chân lấm tay bùn.
  • Thông điệp về giá trị của lúa gạo: Lang Liêu nghèo khó, thiếu may mắn,song chàng lại được thần nhân giúp qua giấc mộng chỉ bảo về sự quý giá, đáng trân quý của hạt gạo hơn mọi thứ trong trời đất. Phải chăng tác giả dân gian đời này qua đời khác, từ thời biết tìm ra lúa gạo trên mảnh đất này đã muốn gửi vào chi tiết cốt lõi của câu chuyện này một thông điệp cho con cháu muôn đời sau về giá trị của lúa gạo - cũng là giá trị cốt lõi của nền văn hóa dân tộc.
  • Thông điệp về triết lí thế giới quan của người Việt cổ: Hai thứ bánh của Lang Liêu đều là bánh được làm từ lúa gạo giống như hàng trăm thứ bánh, bún và sản vật ẩm thực khác ở xứ sở nông nghiệp lúa nước; song, điều khác biệt, hai thứ bánh đó lại được tạo hình “cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất”.
  • Thông điệp về quan niệm dân chủ trong việc chọn người tài:  Với những chi tiết mô tả về thân thế, địa vị của Lang Liêu, tác giả dân gian đã gửi gắm quan niệm dân chủ trong việc chọn người tài đảm trách vị trí lãnh đạo nhân dân - thậm chí vị trí quan trọng nhất là làm vua của muôn dân. Hùng Vương nói “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý… cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Cuối cùng, với trí tuệ cũng như tài năng và đức hạnh của Lang Liêu, qua hai thứ bánh gói ghém nhiều ý nghĩa, vua Hùng đã “truyền ngôi cho Lang Liêu mà không truyền ngôi cho con trưởng”. Hình tượng của chàng để lại một câu chuyện đẹp về phong tục nhưng cũng gửi cho đời sau một lời răn dạy về quan niệm trọng người tài đức rất đáng trân trọng của ông cha ta.
  • Thông điệp về những thành tựu, sáng tạo văn hóa của cha ông: Với bối cảnh câu chuyện được xây dựng hợp lí về tình huống kén chọn người tài dâng cúng sản vật muôn phương, truyện hai thứ bánh truyền thống được lí giải một cách hợp lí, sâu sắc về quan niệm của cư dân nông nghiệp trồng lúa, đó là sự trân quý cây lúa, hạt gạo hàng đầu trong trời đất. 
  • Thông điệp về nguồn gốc di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ: Thông qua câu chuyện với tình huống chọn người kế vị bằng việc dâng sản vật cúng tổ tiên, câu chuyện về Lang Liêu đã lí giải một cách dễ hiểu nhưng sâu sắc nhất căn nguyên, cội rễ của đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Lễ vật giản đơn nhưng ý nghĩa sâu sắc có giá trị bày tỏ niềm kính hiếu với tổ tiên, sự tri ân với trời đất. Đó là điểm khởi phát của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và từ đó, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được coi như sự “bừng nở” và “thăng hoa” của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận