Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 10 CTST bài 2 Tri thức lịch sử và cuộc sống

Hướng dẫn học môn lịch sử 10 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 2 Tri thức lịch sử và cuộc sống . Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

1. Vai trò

Câu hỏi: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? 

Hướng dẫn trả lời:

Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội: giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa. 

2. Ý nghĩa của tri thức lịch sử

Câu hỏi

Câu 1. Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?

Câu 2. Em hãy tìm hiểu và cho biết chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì đã soạn trong di chúc.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Quá khứ, hiện tại và tương lai có mối quan hệ mật thiết với nhau. Giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử:

  • Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, tri thức lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc. Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình. 
  • Tri thức lịch sử giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. 
  • Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai. 

Câu 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những điều đã soạn trong di chúc: 

  • Về thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và về sự thống nhất đất nước. Người khẳng định: "Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn". Đây là dự báo của một thiên tài, biết trước sự việc như Hồ Chí Minh. Người cũng nêu những công việc Người dự định làm sau đó. Người viết: "Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta…".
  • Người cho rằng sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong công tác xây dựng Đảng, thì vấn đề đoàn kết thống nhất trong Đảng là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất, là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật của Đảng. Đoàn kết thống nhất trong Đảng là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền mà không đoàn kết thống nhất thì sự nghiệp cách mạng của dân tộc không thể thắng lợi.

II. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

1. Sự cần thiết của việc học tập, khám phá lịch sử suốt đời

Câu hỏi: Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

Hướng dẫn trả lời:

Con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời vì:

  • Kho tàng tri thức của nhân loại rất phong phú, rộng lớn và đa dạng. Tri thức lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một phần rất nhỏ trong kho tàng ấy. 
  • Tri thức lịch sử gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,....Muốn hiểu đầy đủ về lịch sử là một quá trình lịch sử. 
  • Trong thời đại ngày nay, những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều chuyển biến mới. 
  • Học tập, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng. Con người có khả năng tự tin ứng phó với những biến đổi ngày càng gia tăng của đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề nghiệp, việc làm đời sống. 
  • Khoa học lịch sử là một trong những ngành khoa học ra đời sớm của nhân loại và luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, việc nghiên cứu và học tập phải được duy trì thường xuyên, liên tục. 

2. Thu thập thông tin sử liệu, làm giàu tri thức

Câu hỏi: Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu?

Hướng dẫn trả lời:

  • Tri thức lịch sử có hai dạng:
    • Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức: thường được thể hiện cụ thể (dưới dạng văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...) để lại cho đời sau, được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục. 
    • Những tri thức thu thấp được từ trải nghiệm thực tế thường ẩn chứa trong mỗi cá nhân (dưới dạng niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,...). Những tri thức này được truyền lại qua sách vở, qua học tập, là bí kíp gia truyền từ thế hệ này sang thế giới khác, thành kinh nghiệm lịch sử, kĩ năng giúp đỡ đời sau tiếp thu và phát triển. 
  • Khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử liệu vì: Thu thập, xử lí thông tin là những hoạt động quan trọng trong quá trình học tập tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. Muốn tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác cần tìm kiếm các nguồn sử liệu (sử liệu trực tiếp, sử liệu gián tiếp). Dùng các nguồn thông tin, sử liệu thu thập đươc để khôi phục, giải thích, đánh giá sự kiện lịch sử, từ đó có những phát hiện mới làm giàu tri thức cho nhân loại. 

3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống

Câu hỏi: Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã đưa em vào vận dụng thực tiễn. 

Hướng dẫn trả lời

Một số tri thức lịch sử, bài học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã đưa em vào vận dụng thực tiễn:

  • Tiếp thu tri thức lịch sử về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, vận dụng vào thực tiễn tại Đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. 
  • Tiếp thu tri thực lịch sử về nước Văn Lang - Âu Lạc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. 

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Luyện tập

Tri thức lịch sử có vai trò ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội? Nêu ví dụ chứng minh.

Vận dụng

Tìm hiểu về Hoàng thành Thăng Long và nêu suy nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau. 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 10 sách mới, giải lịch sử 10 CTST, giải lịch sử CTST bài 2 Tri thức lịch sử và cuộc sống
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 10 CTST bài 2 Tri thức lịch sử và cuộc sống . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận