Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 10 CTST bài 14 Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại

Hướng dẫn học môn lịch sử 10 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 14 Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại . Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Hành trình phát triển

Câu hỏi:

Câu 1. Hãy trình bày quá trình hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại.

Câu 2. Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1

Quá trình hình thành nền văn minh Đông Nam Á thời cổ đại: Giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

  • Từ đầu Công nguyên, nhiều quốc gia sơ kì được hình thành và phát triển ở ĐNA. Đây là thời kì dung hợp giữa nền văn hóa bản địa với văn hóa Ấn Độ tạo nên bước phát triển mới của nền văn minh Đông Nam Á. 
  • Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X, nhiều nước ĐNA đã hình thành các quốc gia dân tộc. Đây là giai đoạn khu vực ĐNA chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Quốc và văn hóa Ấn Độ. Đặc biệt, Phật giáo được truyền bá mạnh vào ĐNA và ảnh hưởng lớn đến mọi mặt của đời sống văn hóa - xã hội ở nhiều nước. 

Câu 2

Tiến trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời trung đại:

  • Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước ở khu vực ĐNA, nền kinh tế thịnh vượng và xã hội ổn định. Sự tiếp biến có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài thúc đẩy văn minh ĐNA phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu rực rỡ. Ngoài ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc, sự du nhập và ảnh hưởng của Hồi giáo đã bổ sung thêm những giá trị mới cho văn hóa khu vực. 
  • Giai đoạn từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX: Từ thế kỉ XVI, nhiều nước ở ĐNA bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây. Văn hóa phương Tây từng bước ảnh hưởng đến khu vực, xuất hiện thêm nhiều thành tựu văn minh mới. Đây là giai đoạn văn minh ĐNA có những chuyển biến quan trọng cho sự phát triển của khu vực ở thời cận đại và hiện đại. 

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu 

1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Câu hỏi:

Câu 1. Nêu thành tựu văn minh tiêu biểu của khu vực ĐNA.

Câu 2. Tín ngưỡng nào thể hiện tính bản địa của cư dân ĐNA.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1

Thành tựu văn minh tiêu biểu của khu vực ĐNA:

  • Tín ngưỡng:
    • Tín ngưỡng bản địa ĐNA là tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, vừa lệ thuộc, vừa gắn bó với thiên nhiên. Cư dân ĐNA thờ các con vật gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp, thờ thần lúa,....
    • Tín ngưỡng phồn thực - tục cầu sinh sôi nảy nở tồn tại phổ biến ở khu vực ĐNA dưới hình thức thờ sinh thực khí, quan niệm về âm dương,...
    • Tín ngưỡng phong tục thờ cúng tổ tiên có vị trí linh thiêng đối với cư dân ĐNA. 
  • Tôn giáo: 
    • ĐNA phổ biến các loại hình tôn giáo bản địa dựa trên tín ngưỡng vạn vật hữu linh có từ thời nguyên thủy. 
    • Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo được truyền bá vào ĐNA từ đầu Công nguyên, đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức xã hội, khẳng định vương quyền ở một số nhà nước đầu tiên.
    • Đầu Công nguyên, Phật giáo du nhập vào ĐNA từ Trung Quốc và Ấn Độ, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa ở nhiều quốc gia ĐNA. 
    • Hồi giáo du nhập vào ĐNA khoảng thế kỉ VI đến thế kỉ VII qua con đường thương mại biển, đến thể kỉ XIII trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở nhiều nước ĐNA. 
    • Công giáo xuất hiện ở khu vực ĐNA gắn liền với sự hiện diện của người phương Tây. 

Câu 2

Tín ngưỡng thể hiện tính bản địa của cư dân ĐNA: 

  • Tín ngưỡng phồn thực
  • Tục thờ cúng tổ tiên
  • Tục cầu mưa

2. Chữ viết và văn học

Câu hỏi:

Câu 1. Ảnh hưởng từ các nền văn hóa minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á như thế nào?

Câu 2. Hãy cho biết cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết) ở khu vực  Đông Nam Á. 

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1

Ảnh hưởng từ các nền văn hóa minh lớn thế giới đến chữ viết của Đông Nam Á: 

  • Tiếp nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài và sáng tạo chữ viết của mình: 
  • Việt Nam tiếp nhận chữ Hán (Trung Quốc) từ đầu Công nguyên để tạo thành chữ Nôm
  • Chữ Phạn, chữ Pa-li (Ấn Độ) được du nhập vào ĐNA từ thế kỉ III - IV để hình thành chữ Chăm-pa cổ, chữ Thái cổ, chữ Kher-me cổ
  • Chữ viết A-rập du nhập vào các quốc gia Nam Đảo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a. 
  • Từ thế kỉ XVI, chữ viết của nhiều quốc gia ĐNA được La-tinh hóa và được sử dụng đến ngày nay. 

Câu 2

Cơ sở hình thành nền văn học (văn học dân gian và văn học viết) ở khu vực Đông Nam Á: Trước khi tiếp xúc với những nền văn hoá lớn của Phương Đông như Ấn Độ, Trung Quốc, thì văn học Đông Nam Á đã được hình thành trên cơ tầng văn hoá nói chung của Đông Nam Á thời tiền sử, đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Đây là nền tảng, là cơ sở quy định sự phát triển văn hoá tinh thần, văn hoá vật chất, cơ cấu xã hội và đời sống tâm linh, tư duy triết lý của con người Đông Nam Á trong suốt quá trình vận động của xã hội Đông Nam Á từ xưa cho tới nay. Nền văn minh nông nghiệp lúa nước này là cội nguồn  và bản sắc riêng, phát triển liên tục trong lịch sử. Lớp văn hoá nguyên sơ này được nhiều nhà nghiên cứu gọi là cơ tầng văn hoá Đông Nam Á. Trên cơ tầng văn hoá này, văn học dân gian, văn học viết nảy nở, phát triển. Văn học dân gian được xem là ngọn nguồn của văn học dân tộc khu vực Đông Nam Á và đây cũng là lớp văn hoá bản địa trước khi Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn hoá lớn từ bên ngoài.

3. Kiến trúc và điều khắc

Câu hỏi:

Câu 1. Em hãy nêu đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc của cư dân ĐNA thời cổ - trung đại. 

Câu 2. Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong các công trình kiến trúc ở ĐNA là gì?

Câu 3. Em hãy trình bày sự tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở ĐNA. 

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1

Đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc của cư dân ĐNA thời cổ - trung đại: chịu ảnh hưởng rõ nét của điêu khắc Trung Quốc và Ấn Độ, đã phát triển đạt trình độ cao với nhiều tác phẩm như thần, tượng Phật, phù điêu, bức chạm nổi,...

Câu 2

Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong các công trình kiến trúc ở ĐNA:

  • Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo; phổ biến là kiểu kiến trúc tháp vuông hay hình chữ nhật (điển hình là tháp Chăm ở Việt Nam và Ăng-co-vát ở Cam-pu-chia). Kiến trúc Phật giáo phổ biến đặc trưng là kiểu kiến trúc Xơ-tu-pa (tháp).
  • Trên nền kiến trúc Ấn Độ, mỗi dân tộc lại có những nét độc đáo riêng.

Câu 3

Sự tác động của tôn giáo đến các công trình kiến trúc và điêu khắc ở ĐNA: Trong quá trình giao thoa văn hóa giữa văn hóa bản địa và văn hóa Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã kết hợp để sáng tạo cho dân tộc mình những yếu tố văn hóa độc đáo không thể so sánh với bất kỳ dân tộc nào khác. Trong những thành tựu văn hóa đặc sắc đó, nền nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á nổi bật lên không chỉ là minh chứng cho sự giao lưu văn hóa mà còn bởi sự sáng tạo đa dạng, phong phú mang đầy màu sắc bản địa. Tôn giáo là nguồn cảm hứng chính của nghệ thuật cổ điển Đông Nam Á và nghệ thuật cổ điển ở Đông Nam Á là sự thể hiện, mang đậm dấu ấn thế giới tâm linh phong phú đó. Tôn giáo và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong khu vực Đông Nam Á, thể hiện ở điểm:

  • Điêu khắc những vị thần Ấn Độ giáo.
  • Tượng Phật bằng đá, gỗ, đồng được chế tác theo phong cách, kiểu dáng tượng Phật đứng.
  • Khẳng định quyền lực và sự tôn kính, sùng tín của vương quốc đối với các vị thần Ấn Độ giáo thiêng liêng,...

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Luyện tập

Câu 1. Lập niên biểu các giai đoạn phát triển văn minh ĐNA từ khi hình thành đến giữa thế kỉ XIX.

Câu 2. Trình bày các thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNA. Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của nền văn minh này. 

Câu 3. Những thành tựu nào của nền văn minh ĐNA có giá trị thực tiễn đến ngày nay? Cho một vài ví dụ cụ thể. 

Vận dụng

Câu 1. Nếu được lựa chọn để giới thiệu cho bạn bè, em sẽ chọn giới thiệu thành tựu văn minh tiêu biểu nào ở khu vực ĐNA? Vì sao?

Câu 2. Những giá trị nào của các giá trị di sản văn minh ĐNA nói chung, Việt Nam nói riêng cần được bảo tồn và phát huy cho sự phát triển ngày nay? 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 10 sách mới, giải lịch sử 10 CTST, giải lịch sử CTST bài 14 Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 10 CTST bài 14 Hành trình phát triển và thành tựu văn minh Đông Nam Á cổ - trung đại . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận