Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 10 CTST bài 8 Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

Hướng dẫn học môn lịch sử 10 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 8 Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại . Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên

Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng gì đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ đại?

Hướng dẫn trả lời:

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự ra đời của nền văn minh Ấn Độ cổ đại: 

  • Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn nằm ở Nam Á, ba mặt giáp biển, thuận lợi cho giao thương và giao lưu văn hóa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều vùng khô nóng nhưng cũng có vùng ẩm mát. 
  • Phía bắc là khu vực đồi núi, có dãy Hi-ma-lay-a, nơi khởi nguồn của những con sông lớn. Đồng bằng hạ lưu có thung lũng sông Ấn và lưu vực sông Hằng - nơi phát tích của những trung tâm văn minh. Khu vực phía Nam có cao nguyên Đêcan, được xem là vùng đất cổ xưa nhất, tạo dựng nên những giá trị văn minh riêng biệt của các dân tộc Đra-vi-đa. 

2. Dân cư

Câu hỏi: Theo em, điều gì làm nên sự đa dạng về tộc người ở Ấn Độ?

Hướng dẫn trả lời:

Điều làm nên sự đa dạng về tộc người ở Ấn Độ: 

  • Cư dân bản địa của Ấn Độ cổ đại sinh sống trên lưu vực sông Ấn. Khoảng từ TNK III đến TNK II TCN, họ đã xây dựng nền văn minh đầu tiên với dấu tích được khai quật ở Mô-hen-giô Đa-rô và Ha-ráp-pa. Họ được gọi là người Ha-ráp-pan. 
  • Khoảng giữa TNK II TCN, người A-ri-a gốc từ I-ran xâm nhập, chinh phục và làm chủ vùng Bắc Ấn. Phía Nam Ấn Độ chủ yếu là tộc người Đra-vi-đi-an. 
  • Trong các thời kì sau, người Hy Lạp, Hung Nô, A Rập,....cũng đến Ấ Độ cư trú, tạo nên quá trình hỗn chủng và sự đa đạng về tộc người. 

3. Tình hình kinh tế

Câu hỏi: Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

Hướng dẫn trả lời:

Cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại:

  • Ngay từ thời cổ đại, ở Ấn Độ đã phát triển ngành nông nghiệp dựa trên kĩ thuật canh tác (sử dụng cày, sức kéo) và hệ thống thủy lợi (đào mương, đắp đập). Cư dân biết trồng nhiều loại cây (lúa mì, lúa mạch, đậu, kê, bông,...) và chăn nuôi gia súc, gia cầm. 
  • Thủ công nghiệp sớm xuất hiện với các nghề như luyện kim, gốm, dệt, chế biến, hương liệu,...Giao thương trong và ngoài nước phát triển, thống nhất về đơn vị đo lường. Thương nhân Ấn Độ ngay từ thời cổ - trung đại đã nổi tiếng giỏi buôn bán ở các thị trường châu Á và phương Tây. Các mặt hàng nổi tiếng của Ấn Độ là nông sản, hương liệu, sản phẩm thủ công. 

4. Tình hình chính trị xã hội

Câu hỏi: Trình bày bối cảnh chính trị xã hội của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại.

Hướng dẫn trả lời:

Trình bày bối cảnh chính trị xã hội của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:

  • Vào thiên niên kỉ III TCN, ở Ấn Độ đã hình thành nhà nước, có trung tâm đô thị và thành lũy kiên cố. Từ giưa TNK II đến giữa TNK I TCN là thời kì văn minh sông Hằng của người A-ri-a, còn gọi là thời kì Vê-đa. 
  • Trong khoảng thế kỉ VI TCN đến thế kỉ IV các quốc gia cổ đại và các vương triều được thành lập. Từ thế kỉ IV, chế độ phong kiến xác lập và phát triển thành đạt ở giai đoạn vương triều Hồi giáo Mô-gôn. Thời kì trung đại ở Ấn Độ kết thúc với sự xâm lược và cai trị của thực dân Anh (giữa thế kỉ XIX).

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

1. Chữ viết và văn học

Câu hỏi:

Câu 1. Dựa vào Hình 8.8, em hãy tìm hiểu và cho biết quốc gia nào ở Đông Nam Á kế thừa chữ viết Ấn Độ?

Câu 2. Theo em, giá trị to lớn của hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na trong văn học Ấn Độ cổ đại là gì?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Quốc gia ở Đông Nam Á kế thừa chữ viết Ấn Độ: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ (dựa trên chữ Phạn).

Câu 2. Theo em, giá trị to lớn của hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na trong văn học Ấn Độ cổ đại là:

  • Trong kho tàng văn học dân gian Ấn Độ có hai bộ sử thi đồ sộ nổi tiếng thế giới là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na với từ 2 - 4 vạn khổ thơ mỗi bộ. Nếu như bộ Ra-ma-y-a-na là câu chuyện về tình yêu, gia đình thì bộ Ma-ha-bha-ra-ta kể về những cuộc chiến vương quyền gay gắt. Nhưng hơn thế, như tục ngữ Ấn Độ từng có câu: “Cái gì không tìm thấy ở trong Ma-ha-bha-ra-ta  thì cũng không thể tìm thấy được ở Ấn Độ”.
  • Ma-ha-bha-ra-ta trở thành công trình của nhiều đời thi sĩ và triết gia, mỗi đời thêm thắt ít nhiều. Trong truyền thống văn hóa của Ấn Độ "Mahabharata" được coi là Veda thứ năm và được tôn kính như một cuốn sách thánh.
  • Ra-ma-y-a-na - một thiên anh hùng ca văn học, ở Ấn Độ "Kavya". Nó được làm đầy với những ẩn dụ đầy màu sắc, thay phiên nhau phức tạp của bài phát biểu và giới thiệu hay dùng văn kêu. Bài thơ này là một sự nhạy cảm tinh tế, sự đau khổ của tình yêu và lòng chung thủy.
  • Với giá trị lịch sử và văn học vĩ đại, bài thơ Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na t đã trở thành một di sản quốc gia của người dân Ấn Độ, những người trong giai đoạn khó khăn của lịch sử của nó đã thu hút họ sức mạnh đạo đức và hỗ trợ.

2. Tôn giáo và triết học

Câu hỏi:

Câu 1. Hãy nêu cơ sở ra đời Bà La Môn giáo ở Ấn Độ cổ đại. 

Câu 2. Theo em, vì sao Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước châu Á?

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1. Cơ sở ra đời Bà La Môn giáo ở Ấn Độ cổ đại:

  • Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất của Ấn Độ, ra đời từ TNK I TCN; giáo ló chủ yếu dựa theo bộ kinh Vê-đa.
  • Bà La Môn giáo thờ các vị thần tối cao là Bra-ma (thấn Sáng tạo), vis-nu (thần Bảo vệ), Si-va (thần Hủy diệt).
  • Tư tưởng của tôn giáo này nói về thuyết luân hồi và nghiệp báo, trở thành công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. 

Câu 2. Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước châu Á vì: 

  • Ngoài lụa, giấy, gia vị, đồ gốm..., con đường tơ lụa còn chuyên chở một loại hàng hóa đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với lịch sử thế giới: Tôn giáo. Các đoàn thương nhân trao đổi buôn bán hàng hóa trên con đường tơ lụa cổ đại là những người đã mang Phật giáo từ Ấn Độ đến Pakistan, Afghanistan, Trung Á, Trung Hoa, Hàn Quốc và Nhật Bản.
  • Phật giáo giúp người khác vượt qua nỗi bất hạnh và khổ đau mà họ tạo ra cho bản thân, vì thiếu hiểu biết về thực tại.

3. Nghệ thuật

Câu hỏi: Tạo sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo?

Hướng dẫn trả lời:

Nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo vì:  Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. 

4. Khoa học kĩ thuật

Câu hỏi: Những thành tựu nào về khoa học kĩ thuật của người Ấn Độ đánh dấu sự phát triển nền khoa học của nhân loại. 

Hướng dẫn trả lời:

Những thành tựu  về khoa học kĩ thuật của người Ấn Độ đánh dấu sự phát triển nền khoa học của nhân loại:

  • Thiên văn học: tạo ra lịch, một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, sau 5 năm thêm một tháng nhuận. Nhận thức được Trái đất và Mặt trăng có hình cầu; phân biệt 5 hành tinh là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. 
  • Toán học: sáng tạo ra hệ số 10 chữ số, đặc biệt là phát minh ra số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3, tính được diện tích các hình tiêu biểu.
  • Vật lí: nêu ra thuyết Nguyên tử, biết được sức hút của Trái đất. 
  • Hóa học: ra đời và phát triển do nhu cầu của các nghề thủ công như nhuộm, thuộc da,...
  • Y học: các thầy thuốc Ấn Độ đã biết sử dụng thuốc tế, thuốc mê, phẫu thuật,...

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Luyện tập

Câu 1. Trình bày những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất?

Câu 2. Trong những thành tựu nổi bật của nền văn minh Ấn Độ, em ấn tượng với thành tựu nào nhất? Vì sao? 

Vận dụng

Câu 1. Nếu được đến Ấn Độ du lịch, em mong muốn tham quan di sản văn hóa nào nhất? Vì sao?

Câu 2. Thực hành Dự án Hành trình kết nối di sản, em hãy lựa chọn một số di sản văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ và trình bày những giá trị đặc sắc của di sản văn hóa đó. 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 10 sách mới, giải lịch sử 10 CTST, giải lịch sử CTST bài 8 Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 10 CTST bài 8 Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận