Danh mục bài soạn

Giải lịch sử 10 CTST bài 4 Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Hướng dẫn học môn lịch sử 10 sách mới chân trời sáng tạo. Dưới đây là lời giải chi tiết bài 4 Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại . Từng bài tập được giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu. Hi vọng, hocthoi.net sẽ hỗ trợ các em trong quá trình học tập, giúp các em ngày càng tiến bộ hơn.

I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên 

1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn vá phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu hỏi: Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 có phải là di sản văn hóa không? Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay? 

Hướng dẫn trả lời:

- Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 có phải là di sản văn hóa vì:

    • Phố cổ Hà Nội chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể lớn với 121 di tích, gồm 83 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích lịch sử cách mạng và 8 di tích khác; Trong đó, có 25 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng: đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am. Khu phố cổ cũng có các giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn như: sinh hoạt của người dân, ẩm thực, các loại hình diễn xướng dân gian như ca trù và xẩm, các lễ hội truyền thống ở đền Bạch Mã, đình Yên Thái, lễ hội kim hoàn... tạo nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội ngàn năm.
    • Chùa Cầu (Hội An): là nơi sầm uất với những hoạt động giao thương. Việc này không chỉ diễn ra trong nước mà còn mở rộng với các thương nhân nước ngoài. Đặc biệt, nơi đây đã còn chứng kiến sự giao thoa văn hóa của Đông Nam Á và Đông Á. Là điểm sáng của du lịch Hội An với cảnh sắc trầm mặc. Địa danh này còn chứng kiến sự thay đổi của lịch sử với vô vàn biến cố, đổi thay.

- Chúng được bảo tồn đến ngày nay vì: đây là những bức tranh lịch sử, mang giá trị lịch sử văn hóa, cần được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 

2. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên 

Câu hỏi: Quan sát Hình 4.4 và cho biết vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn?

Hướng dẫn trả lời:

Phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn vì:

- Việc lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị các giá trị di sản của văn minh Chăm-pa để lại là sự nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau. 

- Bảo đảm sự phát triển bền vững của dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả kinh tế, xã hội cho đia phương, đất nước. 

II. Phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn vì:

1. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Câu hỏi: Dựa vào Hình 4.5 và những hiểu biết của cá nhân em, hãy cho biết vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp hóa. 

Hướng dẫn trả lời

Vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp hóa:

  • Cung cấp chất chiệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa (thời trang, phim ảnh, âm nhạc, sân khấu, triển lãm, xuất bản,...).
  • Góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa

2. Vai trò của ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với sử học được thể hiện trong Hình 4.6, Hình 4.7.

Hướng dẫn trả lời

Mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với sử học được thể hiện trong:

  • Hình 4.6 - Đua ghe Ngo (Sóc Trăng):
    • Mối liên hệ giữa ngành du lịch với và văn hóa với sử học. 
    • Sử học cung cấp ý tưởng, cảm hứng trong các lễ hội văn hóa; Du lịch và văn hóa cung cấp tư liệu về hội Đua ghe Ngo giúp khôi phục bức tranh lịch sử một cách đầy đủ, sinh động hơn, thúc đẩy Sử học nghiên cứu văn hóa. 
  • HÌnh 4.7 - Gốm Bát Tràng (Hà Nội):
    • Mối liên hệ giữa ngành thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật với sử học.
    • Sử học cung cấp ý tưởng, cảm hứng sáng tạo nghệ thuật; Thủ công mỹ nghệ, mỹ thuật cung cấp tư liệu về gốm Bát Tràng giúp khôi bức tranh lịch sử một cách đầy đủ, sinh động hơn, thúc đẩy Sử học nghiên cứu văn hóa. 

III. Sử học với phát triển du lịch 

1. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Câu hỏi

Câu 1. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào? 

Câu 2. Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng nào ở Việt Nam? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử? 

Hướng dẫn trả lời

Câu 1

Giá trị lịch sử và văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại:

  • Thờ cúng các Vua Hùng không chỉ là hoạt động tâm linh cầu mong Quốc Tổ phù hộ cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước yên vui, thịnh vượng mà còn có ý nghĩa sâu xa nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam, những người cùng chung một cội nguồn. 
  • Đây là cội nguồn của tinh thần yêu nước của dân tộc Việt. Ý thức về các vua Hùng cũng chính là ý thức về cội nguồn dân tộc, đất nước từ đó hình thành tinh thần tự cường dân tộc, ý thức độc lập tự chủ. Dân tộc ta trải qua thăng trầm của bao cuộc chiến tranh nhưng lòng yêu nước, ý thức độc lập tự chủ được các thế hệ người Việt tiếp nối nhau chưa bao giờ tắt, tạo nên một giá trị đặc trưng nổi bật trong hệ thống giá trị đạo đức của người Việt. 
  • Ý thức đầu tiên về sự cố kết cộng đồng của người Việt Nam đã được dân gian huyền thoại hóa bằng thiên truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ” với hình ảnh “Bọc trăm trứng” chứa đựng triết lý nhân văn sâu sắc để lý giải nguồn cội con cháu Rồng Tiên. 
  • Luôn hướng con người tới cái chân - thiện - mỹ, cái cao cả mà con người luôn ước vọng tôn thờ.
  • Thể hiện lòng tự hào về cội nguồn quốc gia dân tộc, ý thức của người dân về lịch sử - một ý thức hệ sâu sắc như một minh triết được ông cha truyền lại cho đến ngày hôm nay. Truyền thống tôn thờ Hùng Vương là một hình thức biểu hiện mạnh mẽ nhận thức về lịch sử và sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam, truyền cảm mãnh liệt sự tôn kính của người dân với quá khứ của tổ tiên và di sản văn hóa đặc sắc.

Câu 2.

  • Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân các tỉnh miền ven biển Việt Nam từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc).
  • Ý nghĩa về mặt lịch sử của lễ hội Nghinh Ông: 
    • Là lễ hội truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội tổng kết một mùa đánh bắt trên biển của ngư dân và chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới với những ước vọng một mùa bội thu. Đây là lễ hội thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn, tạ ơn Thần Nam Hải (cá Ông) và Thần Biển của ngư dân .
    • Có vị trí quan trọng trong đời sống của người dân, là sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu của cộng đồng. Lễ hội góp phần cố kết cộng đồng, là sợi dây liên kết mọi người, cùng thờ cúng chung một vị thần linh và cùng vui chung trong những trò diễn. Lễ hội Nghinh Ông đáp ứng nhu cầu tâm linh và thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cộng đồng; bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, hướng về nguồn cội, tưởng nhớ những người có công khai khẩn vùng đất (tiền hiền, hậu hiền), các diễn xướng dân gian. Lễ hội Nghinh Ông góp phần phát triển kinh tế thông qua thu hút khách du lịch qua các hoạt động như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng.

2. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

Câu hỏi: Em hãy phân tích các hình từ 4.10 đến hình 4.13 để thấy được tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Hướng dẫn trả lời

Tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:

  • Nhu cầu du lịch của con người không chỉ là tham quan các di tích mà cao hơn là các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản ấy. 
  • Là nguồn thúc đẩy sức tăng cường, bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa của địa phương, dân tộc. 
  • Vừa tạo ra việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa tạo ra nguồn lực kinh tế để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử. 

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Luyện tập

Câu 1. Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa.

Câu 2. Theo em, ngành du lịch cần làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?

Vận dụng

Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp (từ 3-5 người) sưu tầm tài liệu và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương, dân tộc em để giới thiệu với du khách. 

Từ khóa tìm kiếm google:

giải sgk lịch sử 10 sách mới, giải lịch sử 10 CTST, giải lịch sử CTST bài 4 Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Giải lịch sử 10 CTST bài 4 Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại . Bài học nằm trong chuyên mục: Giải lịch sử 10 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Hoàng Anh CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận