Danh mục bài soạn

Trắc nghiệm Toán 4 CTST bài 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng

Bộ câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Toán 4 CTST bài 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng của bộ sách toán 4 Chân trời. Bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực học sinh qua những câu hỏi với các mức độ: thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Đây sẽ là tài liệu giúp học sinh và giáo viên ôn tập kiến thức chương trình học. Kéo xuống dưới để tham khảo thêm

BÀI 13. TÍNH CHẤT GIAO HOÁN, 

TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG

 

  • TRẮC NGHIỆM
  • NHẬN BIẾT (12 câu)

 

Câu 1: Bình nói: “a + b = b + a”. Đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng 
  3. Không kết luận được 
  4. Sai, a + b = b - a

 

Câu 2: m + n = n + ... . Đáp án đúng điền vào chỗ chấm là?

  1. m + n
  2. m
  3. n - m
  4. m : n

 

Câu 3: So sánh

4824 + 3579 ..... 3579 + 4824

  1. =
  2. >
  3. Không so sánh được

 

Câu 4: Điền dấu thích hợp

997 + 987 ........ 978 + 897

  1. Không so sánh được
  2. <
  3. >

 

Câu 5: Chọn đáp án đúng vào chỗ chấm

m + 0 = … + m = … 

  1. 0 và 0
  2. 0 và m
  3. m và m
  4. 1 và 0

 

Câu 6: Cho biểu thức (375 +28). Biểu thức nào sau đây có giá trị bằng biểu thức đã cho?

  1. 28 x 375
  2. 28 + 395 
  3. 29 + 375
  4. 28 + 375

 

Câu 7: Bạn Long nói “(49 + 222) + 111 = 49 + (222 + 111)” đúng hay sai?

  1. Sai
  2. Đúng 
  3. Sai, phải bằng 49 x 222 + 111
  4. Không xảy ra trường hợp này

 

Câu 8: Câu nào sau đây đúng?

  1. Khi cộng một tổng hai số với số thứ 3, ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tích của số thứ hai và số thứ ba
  2. Khi cộng một tổng hai số với số thứ 3, ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba
  3. Khi cộng một tổng hai số với số thứ 3, ta có thể lấy số thứ hai cộng với tổng của số thứ hai và số thứ ba
  4. Khi cộng một tổng hai số với số thứ 3, ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của số thứ hai và số thứ nhất

 

Câu 9: Câu nào sau đây sai?

  1. Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng thay đổi
  2. Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi
  3. x + y = y + x
  4. 230 + 120 =  120 + 230

 

Câu 10: Điền số thích hợp vào ô trống:

123 + 999 + 472 = 472 + 123 +....

  1. 999
  2. 123
  3. 472
  4. 999 - 123

 

Câu 11: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm

(a + c) + b …. (b + a) + c

  1. >
  2. =
  3. <
  4. Không so sánh được

 

Câu 12: Điền số thích hợp vào ô trống:

61 291 + ........... = (6 000 + 725) + 61 291

  1. 6 725 
  2. 6 275
  3. 61 291
  4. Không có giá trị

 

 

  • THÔNG HIỂU (7 câu)

 

Câu 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm

(295480 + 5) + 422609 ... 422609 + 295485

  1.   <
  2.   >
  3.   = 
  4.   Không tính được giá trị

 

Câu 2: Tính bằng cách thuận tiện

320 + 32 + 680 + 68

  1.   320 + (32 + 68 + 680)
  2.   (320 + 680) + (32 + 68)
  3.   320 – 32 + 680 - 68
  4.   680 – 320 + 68 - 32

 

Câu 3: Cho y – 22000 = 7000 + 8500. Tìm y

  1. 37 400
  2. 37 450
  3. 37 470
  4. 37 500

 

Câu 4: Cho biểu thức 375 + 28. Biểu thức nào sau đây không bằng biểu thức đã cho? 

  1. 27 + 375
  2. 26 + 377
  3. 25 + 378
  4. 24 + 379

 

Câu 5: Tìm y biết

8117 + y + 739 = 739 + (8117 + 263)

  1. 266
  2. 262
  3. 263
  4. 264

 

Câu 6: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm

67 398 + 10 754 ... 10 754 + (67 300 + 98)

  1. =
  2. <
  3. >
  4. Không so sánh được

 

Câu 7: Một huyện có 4 trường học lần lượt là A, B, C, D. Số học sinh của trường A là 2 120 học sinh, số học sinh của trường B là 3 214 học sinh, số học sinh của trường C là 2 880 học sinh và số học sinh của trường D là 1 786 học sinh. Hỏi tổng số học sinh tiểu học của huyện đó là bao nhiêu?

  1. 11 000
  2. 20 000
  3. 10 000
  4. 12 000

 

 

  • VẬN DỤNG (7 câu)

 

Câu 1: Một quỹ tiết kiệm ngày đầu nhận được 75 500 đồng, ngày thứ hai nhận được 86 950 đồng, ngày thứ ba nhận được 14 500 đồng. Hỏi cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được bao nhiêu tiền ?

  1. 186 950
  2. 176 500
  3. 176 950
  4. 186 900

 

Câu 2: Điền đáp án đúng vào ô trống:

Mẹ mua cho An một cục tẩy giá 5 000 đồng và một quyển sách giá 8 550 đồng. Biết mẹ đưa cho cô bán hàng 50 000 đồng. Vậy cô bán hàng phải trả lại mẹ ……… đồng?

  1. 36 540
  2. 37 450
  3. 36 450
  4. 37 550

 

Câu 3:  Một đội công nhân ngày đầu là được 5780 mét đường. Ngày thứ hai làm nhiều hơn ngày thứ nhất 1250 mét đường. Hỏi cả hai ngày đội công nhân đó làm được bao nhiêu mét đường? 

  1. 12 018
  2. 12 810
  3. 12 800
  4. 12 080

 

Câu 4: Cho biểu thức sau (754270 + 6) + 284685. Tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức đã cho.

  1.  754270 + 284685
  2. 6 + 284685
  3. 754270 + 6 
  4. 284685 + 754276

 

Câu 5:  Tổ một làm được 12055 sản phẩm. Tổ hai làm nhiều hơn 1568 sản phẩm. Vậy cả hai tổ làm được ……….. sản phẩm. 

  1. 25 668
  2. 25 678
  3. 25 567
  4. 25 765

 

Câu 6: Tổng dân số của huyện Từ Liêm là 2152 người, huyện Sóc Sơn ít hơn huyện Từ Liêm là 500 người, huyện Đông Anh nhiều hơn huyện Sóc Sơn là 696 người. Vậy cả 3 huyện có ............... người.

  1.   6 152
  2.   6 155
  3.   6 252
  4.   6 225

 

Câu 7: Hồng có 18 viên phấn, Hồng có ít hơn Lan 4 viên phấn, Lan có ít hơn Đào 3 viên phấn. Vậy ba bạn có ............... viên phấn.

  1. 68
  2. 67
  3. 66
  4. 65

 

 

  • VẬN DỤNG CAO (4 câu)

 

Câu 1: Tổng của hai số là 216. Nếu tăng số hạng thứ nhất thêm 214 đơn vị thì tổng mới là bao nhiêu?

  1. 430
  2. 340
  3. 440
  4. 540

 

Câu 2: Một buổi hội thảo ban đầu có 356 người tham dự. Sau 1 giờ, số người tham gia tăng lên 194 người so với lần đầu, Sau 2 giờ thì tăng lên 150 người so với lần 2. Hỏi tổng cộng buổi hội thảo có bao nhiêu người tham gia? 

  1. 1 244
  2. 1 412
  3. 1 442
  4. 1 424

 

Câu 3: Tổng hai số là 45 , nếu tăng số hạng thứ nhất lên 12 đơn vị và tăng số hạng thứ hai lên 18 đơn vị thì tổng mới là?

  1. 55
  2. 45
  3. 65
  4. 75

 

Câu 4: Có hai kệ sách, kệ thứ nhất được chia thành 5 ngăn, mỗi ngăn có 46 quyển. Kệ thứ hai được chia thành 7 ngăn, mỗi ngăn có nhiều hơn ngăn ở kệ thứ nhất 6 quyển. Vậy hai kệ có tất cả ……….. quyển sách.

  1. 86
  2. 594
  3. 549
  4. 586

 

B. ĐÁP ÁN

  1. NHẬN BIẾT
1. B2. B3. A4. D5. B
6. D7. B8. B9. A10. A
11. B12. A   

 

  1. THÔNG HIỂU
1. C2. B3. C4. A5. C
6. A7. C

 

  1. VẬN DỤNG
1. C2. C3. B4. D5. B6. A7. D

 

  1. VẬN DỤNG CAO
1. A2. B3. D4. B

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Trắc nghiệm Toán 4 chân trời bài 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng trắc nghiệm Toán 4 CTST, Bộ đề trắc nghiệm Toán 4 chân trời
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Trắc nghiệm Toán 4 CTST bài 13: Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng . Bài học nằm trong chuyên mục: Bộ trắc nghiệm toán 4 chân trời sáng tạo. Phần trình bày do Minh Thu CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận