Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 7 CD Bài 4 - tiết:...: mở rộng thành phần chính

Giáo án Ngữ văn 7 cánh diều Bài 4 - tiết:...: mở rộng thành phần chính được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT:...: MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH

I.   MỤC TIÊU

1.  Mức độ/ yêu cầu cần đạt

-     Học sinh có thể mở rộng thành phần chính chủ ngữ, vị ngữ bằng cụm chủ vị qua việc tạo lập văn bản

-     Xác định phân tích chủ ngữ, vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị

2.  Năng lực

a.  Năng lực chung

-  Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

·      b. Năng lực riêng biệt

·      - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành.

·      - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập mở rộng thành phần chính

·      - Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn.

·      3. Phẩm chất:

·      Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.

·      II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

·      1. Chuẩn bị của giáo viên:

·      - Giáo án;

·      - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

·      - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

·      - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

·      2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

·      III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

·      A. KHỞI ĐỘNG

·      a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài họcmở rộng thành phần chính của câu.

·      b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhớ lại kiến thức đã học từ tiểu học

·      c. Sản phẩm: HS chỉ ra được các thành phần chính của câu

·      d. Tổ chức thực hiện

·      Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV yêu cầu HS đọc và chỉ ra những thành phần chính phụ trong câu

·      Hôm nay, tôi học bài thực hành tiếng việt

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS nghe GV yêu cầu hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp

Bước 3:  Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-  GV mời HS trả lời

Dự kiến sản phẩm:

-  Trạng ngữ chỉ thời gian: hôm nay

-  Chủ ngữ: tôi

-  Vị ngữ: học bài thực hành tiếng việt

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-  GV nhận xét khen ngợi các HS đã làm đúng, nhăc nhở HS làm chưa đúng

-  Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những thành phần mà chúng ta vừa xác định ở trên là thành phần chính cấu tạo nên 1 câu bao gồm có chủ ngữ và vị ngữ. Tuy nhiên chúng ta có thể mở rộng thành phân chính của câu bằng việc dùng cụm chủ vị bổ sung hoặc dùng cụm chủ vị trực tiếp… Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách mở rộng thành phần chính của câu.

·      B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

·      Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới

a.    Mục tiêu: Nắm được kiến thức về mở rộng thành phần chính của câu

b.    Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học

c.     Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức mở rộng thành phần chính trong câu

d.    Tổ chức thực hiện

·      HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

·      DỰ KIẾN SẢN PHẨM

·      Nhiệm vụ 1: tìm hiểu về khái niệm mở rộng thành phần câu

·      Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và đọc phần Tri thức ngữ văn cho biết:

·   + Mở rộng thành phần chính trong câu là gì?

·      + Lấy 1 ví dụ về việc mở rộng thành phần chính mà em biết?

Bước 2; HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm treo bảng phụ và trình bày kết quả trước lớp yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức -> Ghi lên bảng

1.  Mở rộng thành phần chính của câu

-     Mở rộng thành phần chính của câu ( chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng 1 trong 2 cách chính:

·      + Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ

·      VD: Cái áo mẹ mới mua là hàng hiệu

·      Trong đó: Cái áo mẹ mới mua là Chủ ngữ - là hàng hiệu là Vị ngữ

·      “Mẹ mới mua” là cụm chủ vị bổ sung trực tiêp cho “Cái áo”

·      + Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ hoặc vị ngữ

·      VD: Gió thổi mạnh làm cho Sơn thấy lạnh và cay mắt

·      Trong đó: Gió thổi mạnh làm cho Sơn là chủ ngữ - thấy lạnh và cay mắt là vị ngữ

·      Gió thổi mạnh là cụm chủ vị trực tiếp bổ sung cho chủ ngữ

a

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 7 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 7 cánh diều Giáo án ngữ văn 7 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 7 cánh diều Bài 4 - tiết:...: mở rộng thành phần chính
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 7 CD Bài 4 - tiết:...: mở rộng thành phần chính . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận