Danh mục bài soạn

Tải giáo án Ngữ văn 7 CD Bài 2 - Tiết…: văn bản 2. Ông đồ

Giáo án Ngữ văn 7 cánh diều Bài 2 - Tiết…: văn bản 2. Ông đồ được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

TIẾT…: VĂN BẢN 2. ÔNG ĐỒ

____Vũ Đình Liên___

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ năm chữ (số lượng dòng, chữ; vần, nhịp, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;...)

     - Hiểu được sự đổi thay trong đời sống XH và sự nuối tiếc của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một

- Cảm nhận lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ.

- Biết phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Ông đồ.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Ông đồ.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Giáo dục tinh thn yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức vé trách nhiệm của công dân đối với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Tranh ảnh về nhà thơ Vũ Đình Liên.

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài họcÔng đồ.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ về nghệ thuật thư pháp.

c. Sản phẩm:HS chia sẻ những hiểu biết về nghệ thuật thư pháp.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi, huy động kiến thức đã có của HS:

Trình chiếu hình ảnh một chữ thường treo trong nhà: Hiếu, Lễ, tín, nghĩa, nhẫn, tâm, Phúc-lộc-thọ, câu đối...và hỏi học sinh, em biết gì về những chữ này?

 

Năm mới, xin “ông đồ” chữ gì cho may mắn?

Tranh Thư Pháp Phúc Lộc Thọ

 

-       HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu và trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã tích cực trả lời câu hỏi

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Mỗi năm tết đến, xuân về, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh biểu tượng cho ngày tết như : Câu đối đỏ, bánh chưng xanh hay những con chữ được treo ở một vị trí trang nghiêm trong nhà...những hình ảnh ấy chính là sản phẩm của ông đồ, vậy ông đồ là ai ? Ông viết những câu đối đó có giá trị như thế nào? Tiết học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ Ông đồ qua những vần thơ của Vũ Đình Liên.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm Ông đồ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm Ông đồ.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được một số nét về tác giả Vũ Đình Liên và thông tin tác phẩm Ông đồ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần Thông tin tác giả, tác phẩm trong SGK.

- GV đặt câu hỏi: Nêu hoàn cảnh ra đời văn bản?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc bài, chú ý thức hiện những yêu cầu của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV bổ sung:

+ VĐL đã từng học luật ở trường Bảo Hộ, từng làm tham tá thương chính ở Hà Nội, tức là rất hiện đại, rất “Tây học” nhưng lại làm thơ về 1 ông đồ xưa . Nhà phê bình Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “ Trong làng thơ mới, VĐL là 1 người cũ”.

- Ngoài những sáng tác thơ ông còn dạy học, là nhà giáo nhân dân, từng chủ nhiệm khoa tiếng Pháp ở trường Đại học sư phạm ngoại ngữ HN. Ông còn dịch sách tiếng Pháp.

Ông đồ là người dạy chữ nho xưa. nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học (ông đồ, thày đồ). Theo phong tục, khi tết đến, người ta thường sắm câu đối họăc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ hoặc lụa đỏ để dán trên vách, trên cột nhà, vừa để trang hoàng nhà cửa thêm đẹp, vừa để gửi gắm lời chúc tốt lành. Khi đó người ta phải tìm đến ông đồ (người hay chữ). Ông đồ có dịp trổ tài lại thêm tiền tiêu tết. Vì vậy, dịp giáp tết ông đồ thường xuất hiện với phương tiện “ mực tàu, giấy đỏ” bày trên hè phố để viết câu đối thuê hoặc bán.Tuy viết thuê song chữ của ông thường được mọi người trân trọng thưởng thức.

    Nhưng rồi những năm đầu TK XX, nền Hán học (chữ nho) dần mất vị thế quan trọng khi chế độ thi cử PK bãi bỏ( Khoa thi cuối cùng vào năm 1915) -> một thành trì văn hóa cũ sụp đổ. Các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm trong dời sống VH tinh thần của dân tộc được XH tôn vinh bỗng chốc bước lạc hướng thời đại, bị bỏ quên và cuối cùng vắng bóng. trẻ con không đi học chữ nho nữa mà học chữ Pháp, Nhật, quốc ngữ. Cuộc sống tây hóa khiến người ta không còn vui sắm câu đối chơi tết nữa. Ông đồ vắng bóng và biến mất trên đường phố ngày tết và trong tâm trí của mọi người..

à Bài thơ không bàn bạc về sự hết thời của chữ nho, nhà nho mà chỉ thể hiện tâm trạng ngậm ngùi day dứt về sự tàn tạ, vắng bóng của ông đồ, của con người của 1 thời đã qua.

II. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên: Vũ Đình Liên

- Năm sinh – năm mất:  1913 – 1996

- Quê quán:  Hải Dương.

- Là một trong những lớp đầu tiên  của phong trào thơ mới, nhà giáo nhan dân Việt Nam.

- Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ.

2. Tác phẩm Ông đồ

- Sáng tác 1939, in lần đầu tiên trên báo “Tinh hoa”.

- Bài thơ “Ông đồ” tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác.

“Ông đồ là di tích tiều tụy đáng thương của 1 thời tàn”  (Lời của Vũ Đình Liên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án ngữ văn 7 cánh diều, soạn mới giáo án ngữ văn 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án ngữ văn 7 cánh diều Bài 2 - Tiết…: văn bản 2. Ông đồ
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Ngữ văn 7 CD Bài 2 - Tiết…: văn bản 2. Ông đồ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án ngữ văn 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận