Danh mục bài soạn

Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 5: ngân sách nhà nước

Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 5: ngân sách nhà nước được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

CHỦ ĐỀ 3: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THUẾ

BÀI 5: NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước.

- Liệt kê được đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách.

-  Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

 Giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để trình bày được khái niệm ngân sách nhà nước.

+ Biết đặt câu hỏi để liệt kê được những đặc điểm của ngân sách nhà nước.

- Năng lực riêng:

 Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Phát biểu được những quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật ngân sách. Giải thích được một cách đơn giản vai trò của ngân sách nhà nước.

+ Điều chỉnh hành vi: Đồng tình, ủng hộ những hành vi chấp hành về thu, chi ngân sách nhà nước; phê phán với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật việc thu, chi ngân sách nhà nước.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong thu, chi ngân sách nhà nước.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong thực hiện pháp luật ngân sách.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Giáo án.

-       Hình ảnh, video clip có liên quan đến ngân sách nhà nước

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có); giấy A0/A4

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS huy động được kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để bước đầu nhận biết được về một số khoản kinh phí đầu tư cho giáo dục lấy từ ngân sách nhà nước.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu (chiếu trên màn hình) một số hình ảnh về giáo dục và đào tạo và giao nhiệm vụ cho HS:

+ Quan sát các hình ảnh, thông tin trong video và liệt kê tên những công trình, hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo được nhắc đến trong video.

+ Trả lời câu hỏi: Có những nguồn kinh phí nào được sử dụng để đầu tư cho những hoạt động, công trình đó? Em hãy chia sẻ ý nghĩa của các khoản hỗ trợ và đầu tư đó đối với sự phát triển của giáo dục – đào tạo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ, ghi tên các hoạt động, công trình thuộc lĩnh vực giáo dục và câu trả lời vào giấy A4/nháp,...

- GV yêu cầu HS trao đổi kết quả thực hiện nhiệm vụ với bạn ngồi cạnh.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV gọi một số cặp HS đứng tại chỗ trình bày kết quả : Các hình ảnh: Xây dựng trường học, hoạt động đào tạo nghề, hoạt động xây dựng, đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông, phát học bổng cho HS, hỗ trợ HS nghèo, HS các vùng khó khăn,... Kinh phí đầu tư có thể của Nhà nước, các địa phương, doanh nhân tài trợ, nhân dân đóng góp,...

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Trong số những nguồn kinh phí đó, nguồn kinh phí nào được lấy từ ngân sách nhà nước? Hãy kể những điều em biết về ngân sách nhà nước, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Ngân sách nhà nước.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước

a. Mục tiêu:

- HS biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để trình bày được khái niệm ngân sách nhà nước;

- Biết đặt câu hỏi có giá trị để liệt kê được những đặc điểm của ngân sách nhà nước.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS mở SGK trang 27, 28, chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, chiếu sơ đồ và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS mở SGK trang 27, 28, chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn, chiếu sơ đồ và giao nhiệm vụ cho HS với nội dung sau:

+ Tự đọc số liệu và trả lời câu hỏi trong SGK trang 28; ghi câu trả lời vào giấy A4/vở nhập.

+ Thảo luận theo nhóm để thống nhất câu trả lời và ghi vào bảng nhóm/giấy A3.

a) Ngân sách nhà nước bao gồm những khoản nào? Hệ thống ngân sách nhà nước gồm những bộ phận nào?

b) Ngân sách nhà nước được thực hiện trong thời gian bao lâu?

 c) Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước?

d) Ngân sách nhà nước được sử dụng nhằm mục đích gì?

- GV tiếp tục nêu câu hỏi khai thác sâu: Ngân sách nhà nước là của Nhà nước hay của nhân dân?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân, sau đó trao đổi, thảo luận trong nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn), hoàn thành bảng nhóm.

– GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, phát hiện nhóm khi thảo luận có nhiều ý kiến trái chiều, phát hiện nhóm có kết quả không không giống nhau.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS treo bảng ghi kết quả vào vị trí của nhóm, các nhóm nhận xét và đặt câu hỏi về đặc điểm của ngân sách nhà nước cho nhóm bạn (N1 =N2=N3=...N). Các nhóm trao đổi câu hỏi của nhóm bạn và cử đại diện trả lời trước lớp. HS thảo luận theo lớp những nội dung chưa thống nhất giữa các nhóm về đặc điểm của ngân sách nhà nước.

a) Ngân sách nhà nước gồm khoản thu, khoản chi; gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương.

b) Thời gian thực hiện: thường trong 1 năm.

c) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Quốc hội quyết định, Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.

d) Mục đích của ngân sách nhà nước: Thực thi vì lợi ích chung của quốc gia.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm và đặc điểm của ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

- Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hướng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chỉ của cấp trung ương.

- Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hướng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chỉ của cấp địa phương.

- Ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu:

+ Bao gồm các khoản thu chi được dự toán và thực hiện trong một thời gian nhất định.

+ Được quyết định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động thu chi của ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp.

+ Được xây dựng và thực hiện nhằm mục tiêu bảo đảm về mặt tài chính cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước vì lợi ích chung của quốc gia.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều, soạn mới giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 5: ngân sách nhà nước
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 5: ngân sách nhà nước . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận