Danh mục bài soạn

Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 11: công dân với hệ thống chính trị nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 11: công dân với hệ thống chính trị nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 11: CÔNG DÂN VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được cấu trúc, đặc điểm và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống chính trị ở nước ta.

- Thực hiện được nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những hành vi cụ thể, phù hợp quy định của pháp luật.

2. Năng lực

Năng lực chung:

+ Giao tiếp và hợp tác: Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp để mô tả được cấu trúc của hệ thống chính trị ở Việt Nam.

+ Tự học và tự chủ: Biết tự thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đểtrình bày được đặc điểm của hệ thống chính trị.

Năng lực riêng:

– Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Thuyết trình và giải thích được một cách đơn giản nguyên tắc hoạt động củahệ thống chính trị ở Việt Nam.

+ Tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam bằng những việc làm cụ thể theo quy định của pháp luật.

– Điều chỉnh hành vi:

+ Tự điều chỉnh bản thân và nhắc nhở người khác thực hiện nghĩa vụ bảo vệ,xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá hệ thống chính trị nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính trị Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Giáo án.

-        Máy tính, máy chiếu, ti vi, bảng phụ, giấy A4, A0; bút viết bảng, bút màu;

-        SGK, SGV, SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10;

-        Sơ đồ, hình ảnh, số liệu liên quan đến hệ thống chính trị Việt Nam.

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS huy động được kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để bước đầu nhận biết được một số hoạt động của hệ thống chính trị ở Việt Nam.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu trò chơi “Mảnh ghép", chia lớp thành 4 đội, phát bằng/giấy A4, bút viết cho các đội và giao nhiệm vụ với nội dung sau: Quan sát các ô màu trên màn hình, mỗi đội chọn lô màu, khi mỗi ô màu được mở sẽ xuất hiện hình ảnh kèm theo (4 hình trong SGK trang 66). Trong thời gian nhanh nhất các đội phải nhận diện và đưa ra những thông tin về các cơ quan, tổ chức từ các hình ảnh trong ô màu của đội mình (viết tên và thông tin của những cơ quan, tổ chức trong hình ảnh vào bảng nhóm/giấy A4),

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện trò chơi theo hướng dẫn; cùng giơ bảng nhóm/giấy A4 khi có hiệu lệnh.

- GV hướng dẫn HS cùng chia sẻ những hiểu biết của đội mình về các cơ chức và các hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hình ảnh.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

·      Hình 1: Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội Đảng lần thứ XIII,

·      Hình 2: Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Phiên họp lần thứ nhất 2021.

·      Hình 3: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Đại hội lần thứ IX.

·      Hình 4: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh – Đại hội Đoàn lần thứ XI.

- GV dựa vào câu trả lời của HS, dẫn vào bài học và giới thiệu những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể cần tìm hiểu, khám phá trong bài học.

- GV tiếp tục nêu câu hỏi gợi mở: Những cơ quan, tổ chức mà các em vừa tìm quan, được trong trò chơi có liên quan như thế nào đến hệ thống chính trị ở Việt Nam?

- GV dẫn dắt vào bài học:

Mỗi quốc gia đều có một hệ thống chính trị gồm nhiều thành tố được liên kết với nhau thông qua các cơ chế vận hành nhằm thực thi quyền lực chính trị. Ở Việt Nam, hệ thống chính trị, ngoài những đặc điểm cấu trúc chung, cũng có những đặc trưng thể hiện bản sắc chính trị riêng, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc, đặc điểm của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Mục tiêu: HS biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm với quy mô phù hợp để mô 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều, soạn mới giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 11: công dân với hệ thống chính trị nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 11: công dân với hệ thống chính trị nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận