Danh mục bài soạn

Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 19: pháp luật trong đời sống xã hội

Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 19: pháp luật trong đời sống xã hội được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 19: PHÁP LUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

(4 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

-       Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

-       Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ tự học:

§  Bình tĩnh khi gặp vấn đề, tình huống pháp luật và xử sự đúng pháp luật.

§  Biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với pháp luật.

·      Giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm; sử dụng ngôn ngữ, kết hợp thông tin và hình ảnh để trình bày ý tưởng, thảo luận về khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống pháp luật; phát hiện và nêu được tình huống pháp luật có vấn đề trong cuộc sống.

-       Năng lực đặc thù:

·      Điều chỉnh hành vi:

§  Nhận thực được chuẩn mực pháp luật phổ thông phù hợp với lứa tuổi.

§  Tự điều chỉnh được hành vi của mình phù hợp với pháp luật.

§  Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với pháp luật; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

·      Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:

§  Nêu được kiến thức cơ bản về pháp luật. Giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề pháp luật trong xã hội.

§  Phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, tình huống pháp luật trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận về một số vấn đề liên quan đến pháp luật.

§  Có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

§  Tham gia giải quyết được một số tình huống pháp luật của bản thân, gia đình và cộng đồng.

3. Phẩm chất

-       Trách nhiệm:

+ Tự giác chấp hành pháp luật trong cuộc sống hằng ngày.

+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền pháp luật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Sách Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, SGV Chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).

-       Bảng phụ, giấy A4, A0, bút viết bảng, giấy màu.

-       Video, tranh ảnh có liên quan đến Bài 19.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Sách chuyên đề học tập Giáo dục kinh tế pháp luật 10.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung bài học Bài 19.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS huy dộng được kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân để bước đầu nhận biết, làm quen với pháp luật; chia sẻ hiểu biết của mình về pháp luật để chuẩn bị vào bài học mới.

b. Nội dung:

- GV tổ chức cho cả lớp thi đố nhanh “Ai nhanh hơn”, trả lời câu hỏi tương ứng.

- GV nhận xét, kết luận về ý kiến của các nhóm.

c. Sản phẩm:

HS nêu được một số quy định của pháp luật gần gũi với lứa tuổi mà em biết.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho cả lớp thi đố nhanh “Ai nhanh hơn”, trả lời câu hỏi tương ứng.

+ Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm (4 – 6 nhóm).

+ Yêu cầu: Nêu những quy định của pháp luật mà em biết (gợi ý: Luật Giao thông đường bộ; Luật Giáo dục; Luật Phòng, chống ma túy; Luật Bảo vệ môi trường; các luật thuế;...)

+ Luật thi: Nhóm nào nêu được nhiều quy định của pháp luật nhất, đúng nhất, trong thời gian quy định, sẽ là nhóm thắng cuộc.

- GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân và một số kiến thức đã học về pháp luật trong đời sống để thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm chia sẽ những hiểu biết về quy định của pháp luật.

 - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ trật tự an toàn giao thông, văn hóa, giáo dục đến hôn nhân và gia đình, từ bảo vệ môi trường đến hoạt động sản xuất kinh doanh,... ở đâu cũng cần có pháp luật. Pháp luật cần thiết như thế nào trong đời sống xã hội thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội.

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm pháp luật

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan để trình bày được khái niệm pháp luật.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, đọc nội dung mục 1. Khái niệm pháp luật SGK tr.118, 119 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: HS được tiếp cận gần đến khái niệm pháp luật.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tự đọc các trường hợp và tình huống của mục 1. Khái niệm pháp luật trong SGK tr.118, 119, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi:

a) Theo em, các quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường trên đây dành cho những ai?

b) Các quy định của pháp luật do cơ quan nào ban hành và đảm bảo thực hiện?

c) Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người hay chỉ dành cho người vi phạm? Vì sao?

§  Trường hợp 1: Với mục tiêu đưa các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế, cùng với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân của anh X đã được Nhà nước cấp phép kinh doanh và xuất khẩu vải thiều với một công ty nước ngoài.

§  Bộ luật Dân sự năm 2015

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (trích)

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khở, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

§  Luật Bảo vệ môi trường năm 2015

Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng (trích)

1. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng; phân loại, chuyển rác thải vào từng loại thùng chứa rác công cộng hoặc đúng nơi quy định tập trung rác thải; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ nội dung vừa thảo luận trên đây, em hiểu thế nào là pháp luật?

- GV chốt kiến thức về nội dung cơ bản của khái niệm pháp luật theo SGK tr.119.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đọc các trường hợp và tình huống của mục 1. Khái niệm pháp luật trong SGK tr.118, 119, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- Các nhóm nghiên cứu và thảo luận: Từ nội dung vừa thảo luận trên đây, em hiểu thế nào là pháp luật?

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

a) Các điều khoản trong Bộ luật Dân sự và Luật Bảo vệ môi trường trên đây là những quy định dành cho tất cả mọi người: Ai ở trong trường hợp đó theo quy định tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự cũng đều phải bồi thường; ai ở trong trường hợp của khoản 1 Điều 59 Luật Bảo vệ môi trường cùng đều phải làm theo quy định của pháp luật.

b) Các quy định của pháp luật do Quốc hội ban hành và đảm bảo thực hiện. Quốc hội là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Luật.

c) Pháp luật là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người; ai ở trong trường hợp mà pháp luật quy định đều phải thực hiện. Bởi vì mọi công dân đều bình đẳng trong cuộc sống nên pháp luật cũng được áp dụng bình đẳng đối với mọi công dân.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả nghiên cứu:

 Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhấn mạnh:

+ Các quy tắc xử sự chung chính là nội dung của pháp luật, là chuẩn mực về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.

+ Pháp luật bao gồm tất cả các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, từ Hiến pháp, các luật (Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường,…) đến các văn bản dưới luật như nghị quyết, quyeeys định, thông tư,… ở các cấp khác nhau.

- GV chốt kiến thức về khái niệm pháp luật.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu khái niệm pháp luật

- Pháp luật: là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Các quy tắc xử sử chung chính là: nội dung của pháp luật, là chuẩn mực những việc được làm, phải làm và không được làm.

- Mục đích:

+ Nhằm điều chỉnh các hoạt động trong xã hội diễn ra trong vòng trật tự

+ Cá nhân, tổ chức nào đó vi phạm sẽ bị xử lí nghiêm minh

- Pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, gồm:

+ Quy định trong văn bản quy phạm pháp luật

+ Hiến pháp

+ Luật và văn bản dưới luật

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều, soạn mới giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 19: pháp luật trong đời sống xã hội
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 19: pháp luật trong đời sống xã hội . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận