Danh mục bài soạn

Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 14: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 14: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 14: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được khái niệm, đặc điểm, vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Thực hiện nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp bằng những hành vi cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Phê phần hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung:

Giao tiếp và hợp tác:Biết sử dụng ngôn ngữ trong thảo luận để nêu được khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Năng lực riêng:

Điều chỉnh hành vi:

+ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện Hiến pháp nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Biết phân tích và phê phán hành vi của bản thân và người khác trong thực hiện Hiến pháp.

+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình trong việc thực hiện các quy định của Hiến pháp phù hợp với lứa tuổi.

Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội.

+ Giải thích được những hành vi thực hiện Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong đời sống, phù hợp với lứa tuổi.

+ Bước đầu tham gia các hoạt động thực hiện Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi và tình hình ở địa phương.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm:

+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Có ý thức đấu tranh với những hành vi vi phạm Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Giáo án.

-       Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS huy động các kiến thức, hiểu biết của mình để tìm ra và chia sẻ về các bản Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua các thời kì.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu câu hỏi sau đây trong SGK và cho HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến pháp. Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về Hiến pháp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu câu hỏi; cùng nhau thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát HS làm việc, hỗ trợ khi cần thiết.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV gọi đại diện của 1 hoặc 2 cặp đôi trả lời câu hỏi; một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

+ HS nêu tên được 5 bản Hiến pháp của nước ta từ khi thành lập đến nay bao gồm: Hiến pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992 và Hiến pháp năm 2013.

+ HS bước đầu chia sẻ hiểu biết của mình về Hiến pháp.

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Như vậy, từ khi ra đời cho đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp để quản lí Nhà nước và xã hội. Vậy Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có vị trí và đặc điểm như thế nào? chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm và vị trí Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Nội dung:

c. Sản phẩm học tập:

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

+ Đọc hội thoại mục 1 trong SGK trang 88, 89 trả lời câu hỏi và thảo luận về nội dung hội thoại để xây dựng kịch bản đóng vai (tuyển nhân vật, viết lời thoại; nội dung kịch bản tập trung vào cách thể hiện những điều học được về Hiến pháp), phân công vai diễn cho từng thành viên, đóng vai theo kịch bản,

+ Đọc thông tin mục 1 trong SGK trang 89 và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về Hiến pháp.

Hội thoại

Trên đường đi học về, Mai nhìn thấy khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật".

Mai: Minh ơi, pháp luật minh được học rồi, còn Hiến pháp do cơ quan nào ban hành nhi Minh: Theo mình được biết thì Hiến pháp do Quốc hội ban hành. Mai: Mình thấy có rất nhiều luật như Luật Trẻ em, Luật Giao thông đường bộ, Luật Giáo dục....

Vậy Hiến pháp có nhiều không?

Minh: Theo như mình tìm hiểu thì mỗi giai đoạn của đất nước chỉ có một bản Hiến pháp. Hiện nay chỉ có Hiến pháp năm 2013. Mai: Vậy Hiến pháp quy định về những gì nhỉ? Minh: Nghe bổ minh nói thì Hiến pháp quy định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

Mai: Đó là vấn đề gì? Có phải là vấn đề kinh tế và chính trị không? Minh: Đúng rồi, ngoài ra còn có vấn đề văn hoả, xã hội và quyền học tập của chúng mình nữa đấy.

Thông tin

Hiến pháp năm 2013 Điều 119 (trích)

I. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lí.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, ghi ý kiến cá nhân ra vở nháp/giấy A4 câu trả lời cho các thông tin và thảo luận nhóm để xây dựng kịch bản, chuẩn bị đóng vai.

− GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết.

– HS đọc hội thoại, thông tin theo cá nhân, làm việc theo nhóm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS xây dựng được kịch bản, đóng vai và chia sẻ hiểu biết về Hiến pháp từhội thoại.

+ HS chia sẻ hiểu biết của mình về Hiến pháp qua thông tin.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm và vị trí Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của quốc gia.

Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản quy phạm - pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, phù hợp với Hiến pháp.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều, soạn mới giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 14: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 14: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận