Danh mục bài soạn

Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 12: bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 12: bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 12: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

Nêu được đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân.

Phê phân, đấu tranh với những hành vi chống phá Nhà nước.

2. Năng lực

Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ trong thảo luận và trình bày trong các hoạt động học tập để nêu được đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Năng lực riêng:

– Điều chỉnh hành vi:

+ Hiểu được trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước.

+ Phê phán, đấu tranh với các hành vi chống phá nhà nước.

- Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Có kiến thức cơ bản về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng, tình huống về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thực tiễn cuộc sống; có khả năng tham gia thảo luận về một số vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

+ Có khả năng tham gia một số hoạt động bảo vệ bộ máy nhà nước phù hợpvới lứa tuổi.

3. Phẩm chất

– Yêu nước: Tự giác, tích cực thực hiện và vận động người khác tham gia các hoạt động góp phần bảo vệ và xây dựng bộ máy nhà nước.

– Trách nhiệm: Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạtđộng tuyên truyền về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Giáo án.

-       Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

HS bước đầu huy động được kiến thức, sự hiểu biết, kinh nghiệm của mình để chia sẻ cùng cả lớp về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- HS chuẩn bị tâm thế vào bài học mới.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 3 – 5 HS chia sẻ hiểu biết của mình về bộ máy nhà nước. HS có thể nêu những hiểu biết của các em: Có những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước từ Tung ương đến địa phương? Bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ gì? Hoạt động như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học:

Kể từ khi thành lập cho đến nay, bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện cả về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và chức năng nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Bộ máy nhà nước có đặc điểm gì, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Mục tiêu: Biết sử dụng ngôn ngữ trong thảo luận và trình bày trong các hoạt động để giới thiệu và nêu được đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Nội dung: GV tổ chức lớp thành các nhóm và hoàn thành nhiệm vụ

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành các nhóm ( 6 nhóm). GV giao nhiệm vụ cho HS:

Nhiệm vụ 1:

+ Cá nhân đọc thông tin 1 ở mục la trong SGK trang 71.

+ Thảo luận nhóm: Mỗi nhóm vẽ 1 sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam.

Nhiệm vụ 2:

+ Cá nhân: Các nhóm đọc thông tin 1, 2, 3 ở mục 1b trong SGK trang 72.

+ Thảo luận nhóm và trả lời 2 câu hỏi dưới các thông tin ở mục 2b.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong SGK; trao đổi, thảo luận nhóm. Ghi câu trả lời thống nhất của nhóm vào bảng nhóm/giấy A3.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

Nhiệm vụ 1: Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Yêu cầu: Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam, gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, chính quyền địa phương, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước. Không cần vẽ các cơ quan của Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân các cấp. Chỉ cần vẽ chính quyền địa phương, không cần nêu Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp.

Nhiệm vụ 2:

– Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước:

+ Đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và mang tính thống nhất.

+ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Nguyên tắc phápquyền xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Giới thiệu bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

- Đặc điểm: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm là: quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và mang tính thống nhất.

- Nguyên tắc hoạt động: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều, soạn mới giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 12: bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 12: bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận