Danh mục bài soạn

Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 4: cơ chế thị trường

Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 4: cơ chế thị trường được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Kinh tế pháp luật chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo.

BÀI 4: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Nêu được khái niệm cơ chế thị trường.

- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường.

- Hiểu được giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường.

- Tôn trọng tác động khách quan của cơ chế thị trường.

- Phê phán những hành vi không đúng khi tham gia thị trường.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

Giao tiếp và hợp tác:

+ Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ khái niệm cơ chế thị trường, giá cả và các chức năng của giá cả thị trường.

+ Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo luận, lập luận về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của cơ chế thị trường.

- Năng lực riêng:

– Điều chỉnh hành vi:

+ Trình bày được ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường.

+ Phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của mình và của người khác khi tham gia thị trường. Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp, thuận chiều với những ưu điểm của cơ chế thị trường; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm chuẩn mực pháp luật và đạo đức khi tham gia các hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường.

+ Tự điều chỉnh và nhắc nhở, giúp đỡ người khác điều chỉnh được hành vi của mình khi tham gia thị trường, phù hợp với lứa tuổi.

– Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế – xã hội:

+ Giải thích được các hiện tượng kinh tế như sự biến động của giá cả thị trường trong cuộc sống hằng ngày ở địa phương và trong xã hội.

+ Lựa chọn, đề xuất được phương án hành động của bản thân và gia đình theo tín hiệu của thị trường khi tham gia các hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất

Trách nhiệm:

+ Tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động phù hợp trên thị trường.

+ Có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc thực hiện các hành vi kinh tế theo cơ chế thị trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, Giáo án.

-       Hình ảnh, video clip có liên quan đến bài học.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       SGK.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng bước bước vào bài học. HS bước đầu nhận biết, làm quen với cơ chế thị trường, giá cả thị trường.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thuyết trình và nêu ví dụ về ba cách thức vận hành nền kinh tế trong lịch sử: kinh tế truyền thống (nền kinh tế vận hành theo kiểu tự nhiên, tự cung, tự cấp) kinh tế kế hoạch hóa tập trung (nền kinh tế vận hành theo mệnh lệnh của chính phủ), kinh tế thị trường (nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường).

– GV trình chiếu video clip hoặc đoạn thông tin của một bản tin thị trường đã chuẩn bị, yêu cầu HS theo dõi, thảo luận theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?v=_QdvKxa1iYM

1/ Bản tin em vừa xem nói về biển động thị trường của hàng hóa nào?

2/ Tình hình sản xuất, tiêu thụ hàng hoá đó trên thị trường hiện nay như thế nào?

3/ Giá cả thị trường của hàng hoá đó biến động như thế nào trong thời gian xem xét?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động

- HS trả lời câu hỏi:

1/ HS xác định được loại hàng hoá và thị trường của loại hàng hoá đó trong bản tin.

2/ Nêu được tình hình sản xuất (tinh hình cung ứng hàng hoá đó) của thị trường; nhận xét được tình hình tiêu thụ (nhu cầu tiêu thụ, biến động trong tiêu thụ) hàng hoá đó trên thị trường.

3/ Nhận xét được biến động giá cả hàng hoá ở các thời điểm khác nhau theo bản tin. Nhận biết nguyên nhân biến động giá theo kết quả phân tích thông tin.

- GV ghi nhận các câu trả lời của HS, chưa vội kết luận đúng sai, sẽ để HS xác nhận lại sau khi học xong bài học.

- GV dẫn dắt vào bài học: Vậy, thế nào là cơ chế thị trường? Cơ chế thị trường có những ưu điểm và nhược điểm gì? Giá cả thị trường được hình thành như thế nào? Giá cả thị trường có các chức năng gi? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học trong hôm nay – Bài 4: Cơ chế thị trường.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cơ chế thị trường

a. Mục tiêu:

- HS nêu được khái niệm “Cơ chế thị trường”.

- HS được phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tìm hiểu hoạt động kinh tế – xã hội.

- HS biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ khái niệm thị trường.

b. Nội dung: GV tổ chức lớp thành 4 nhóm; giao nhiệm vụ cho các nhóm

c. Sản phẩm học tập: khái niệm “Cơ chế thị trường”.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức lớp thành 4 nhóm; giao nhiệm vụ cho các nhóm:

 + Đọc trường hợp ở mục 1 “Khái niệm cơ chế thị trường”.

a) Tìm ra các chủ thể kinh tế có liên quan trong trường hợp. Chỉ ra ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế.

b) Khám phá những yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn trên thị trường của các chủ thể kinh tế.Chỉ ra những thay đổi trên thị trường do kết quả thay đổi lựa chọn của các chủ thể kinh tế.

- GV đặt thêm câu hỏi: Từ nội dung vừa thảo luận, em hãy cho biết thế nào cơ chế thị trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK, thảo luận, trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện của 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có). Qua hoạt động thảo luận nhóm, HS được tiếp cận gần đến khái niệm cơ chế thị trường.

a) Kể tên các chủ thể kinh tế có liên quan trong trường hợp: Người nuôi cá Basa (chủ thể sản xuất, người bán), người tiêu dùng cá Basa (chủ thể tiêu dùng, người mua).

Ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của các chủ thể này: Sản phẩm do người nuôi cá làm ra phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng. Khi điều kiện sản xuất khó khăn, sản lượng cá nuôi thấp thì khan hiếm cá trên thị trường, người tiêu dùng khó mua, khi người tiêu dùng thay đổi lượng cá tiêu thụ (Ví dụ: Giảm tiêu thụ cá thì ảnh hưởng tới hoạt động bán hàng và hoạt động sản xuất của người nuôi cá, khó bán).

=> Ảnh hưởng này diễn ra một cách tự phát trên thị trường.

b) Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn trên thị trường của các chủ thể kinh tế:

+ Chủ thể tiêu dùng: Giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm.

+ Chủ thể sản xuất: Giá cả sản phẩm, tốc độ tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ, lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh. Khi các chủ thể kinh tế thay đổi lựa chọn của mình, thị trường có những biến động như sau:

+ Khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm khác thay thế cá Basa, nhu cầu tiêu dùng cả giảm sút, trong một khoảng thời gian sẽ tác động làm giảm giá sản phẩm này.

+ Chủ thể nuôi cá Basa (người sản xuất) rời bỏ ngành nuôi cá, chuyển vốn sang sản xuất mặt hàng khác (Ví dụ: Đầu tư sang nuôi tôm làm cho sản phẩm cá cung ứng trên thị trưởng sau một thời gian cũng giảm sút. Nguồn cung ứng cá giảm trong khi các điều kiện khác không thay đổi làm giá cả lại tăng lên).

+ Những thay đổi từ cả phía người sản xuất (người bán), người tiêu dùng (người mua) khiến cho giá cả mặt hàng cá Basa biến động, tăng giảm tại những thời điểm khác nhau.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm cơ chế thị trường

- Cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế trong đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để phân bổ các nguồn lực, hình thành giá cả, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất, tiêu dùng tuân theo yêu cầu của các quy luật 

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều, soạn mới giáo án kinh tế pháp luật 10 cánh diều công văn mới, soạn giáo án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 4: cơ chế thị trường
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Kinh tế pháp luật 10 Cánh diều Bài 4: cơ chế thị trường . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án kinh tế pháp luật 10 Cánh diều. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận