Danh mục bài soạn

Tải giáo án thể dục 7 CTST Chủ đề: Bóng rổ- Bài 2

Giáo án Thể dục 7 chân trời sáng tạo Chủ đề: Bóng rổ- Bài 2 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án Thể dục chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 2: KĨ THUẬT CHUYỀN BÓNG TẠI CHỖ VÀ DI CHUYỂN

(8 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Thực hiện được kĩ thuật chuyền bóng tại chỗ và di chuyển.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học:biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác:có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo:biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục thể chất.

-       Năng lực giáo dục thể chất:

·      Biết cách xử lí một số tình huống khi tổ chức phối hợp với đồng đội.

3. Phẩm chất

-       Nghiêm túc, đủ lượng vận động, chủ động và tích cực trong các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, SGK, SGV Giáo dục thể chất 7.

-       Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ; không ẩm ướt, trơn trượt và không còn những vật nguy hiểm.

-       Quả bóng rổ, rổ đựng bóng, đồng hồ bấm giờ, còi, áo, chiến thuật hoặc dây màu để phân biệt hai đội.

2. Đối với HS

-       SGK Giáo dục thể chất 7.

-       Giày thể thao, quần áo thể dục.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, tạo hứng thú, sự gợi mở cho HS từng bước bước vào bài học.

b. Nội dung:

- GV choHS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

GV tổ chức và hướng dẫn cho HS chơi trò chơi hỗ trợ khởi động– Chuyền bóng đuổi bắt.

c. Sản phẩm học tập:

HS khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- HS chơi trò chơi hỗ trợ khởi động– Chuyền bóng đuổi bắt.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Khởi động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Khởi động chung

- GV tổ chức cho HS chạy với tốc độ chậm đến nhanh dần quanh sân trường.

GV tập hợp HS thành các hàng ngang đứng xen kẽ nhau:

+ Chỉ định một HS lên để đếm nhịp và thực hiện mẫu các động tác xoay các khớp và căng cơ cho các bạn khác.

Mỗi động tác thực hiện 2 lần x 8 nhịp theo nhịp đếm hoặc hoặc 10 – 15 giây.

- GV chú ý nhắc nhở HS thực hiện kĩ các động tác xoay cổ tay, xoay cánh tay, căng cơ tay vai.

Khởi động chuyên môn

GV tổ chức cho HS chạy biến tốc, chạy nghiêng, chạy lùi với cự li 15 – 20 m, lặp lại 2 – 3 lần.

- GV hướng dẫn HS luyện tập các bài tập bổ trợ trong bóng rổ như hai bước dừng, nhảy dừng,…kĩ thuật chuyển và bắt bóng trong 30 giây – 1 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời cả lớp cùng khởi động chung, khởi động chuyên môn.

- GV quan sát thái độ, tác phong, động tác của HS trong lúc khởi động chung, khởi động chuyên môn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa động tác cho HS (nếu có).

Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi khởi động – Chuyền bóng đuổi bắt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi hỗ trợ khởi động.

- GV hướng dẫn, phổ biến luật chơi cho HS:

+ Dụng cụ: Hai quả bóng rổ, còi, đồng hồ bấm giờ, áo chiến thuật hoặc dây màu để phân biệt hai đội.

+ Cách thực hiện:

·      Người chơi chia thành hai đội đều nhau, đứng xen kẽ và xếp thành vòng tròn. Mỗi đội cử một bạn cầm bóng đứng ở giữa vòng tròn, mặt hướng về đồng đội. Khi có hiệu lệnh, bạn cầm bóng chuyền bóng cho đồng đội của mình và bắt bóng lại từ bạn đó, tiếp tục chuyển và bắt bóng lần lượt theo chiều kim đồng hồ.

·      Trường hợp bóng rơi thì nhặt lên lại và tiếp tục thực hiện. Đội nào hoàn thành nhanh nhất là chiến thắng

A group of people playing basketball

Description automatically generated with low confidence

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn, phổ biến luật chơi trò chơi Chuyền bóng đuổi bắt vận dụng kĩ năng đã học để chơi chơi trò chơi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời các đội phối hợp trong cách chơi và động viên cổ vũ đồng đội khi tham gia trò chơi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV công bố kết quả, nhận xét ưu điểm và hạn chế của từng đội.

- GV động viên, khích lệ những tiến bộ của từng đội chơi so với các giờ học trước.

èGV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2: Kĩ thuật chuyền bóng tại chỗ và di chuyển.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quay trước và quay sau

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kĩ thuật thực hiện quay trước và quay sau.

b. Nội dung: GV giới thiệu, phân tích, thị phạm, lưu ý cho HS thực hiện kĩ thuật quay trước và quay sau; HS lắng nghe, quan sát và thực hiện kĩ thuật quay trước và quay saudưới sự hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện kĩ thuật quay trước và quay sau.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tập hợp thành các nhóm theo hàng ngang xen kẽ nhau, HS quan sát, GV vừa thực hiện kĩ thuật vừa phân tích, giảng giải.

+ Quay trước:

A picture containing graphical user interface

Description automatically generated

+ Quay sau:

Diagram

Description automatically generated

- GV thực hiện mẫu kĩ thuật di chuyển không bóng (quay trước, quay sau).

- GV mời 1 – 2 HS thực hiện mẫu.

- GV tổ chức cho HS luyện tập đồng loạt, tổ, nhóm, cá nhân theo khẩu lệnh.

- GV nêu một số lưu ý cho HS khi thực hiện:

+ Quay trước: HS thường dễ bị mất thăng bằng khi thực hiện động tác xoay.

à HS hạ thấp trọng tâm, nên lấy nửa trên của một bàn chân làm trụ khi quay.

+ Quay sau: HS thường nhầm lẫn giữa quay trước và quay sau.

à HS phải chủ động kết hợp cả vai, hông và tay đánh chéo về hướng sau cùng với sức của chân quay đạp đất.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, quan sát GV giới thiệu, thị phạm kĩ quay trước, quay sau. 

- HS quan sát các bạn HS khác thực hiện mẫu bài kĩ thuật quay trước, quay sau.

- HS luyện tập đồng loạt, tổ, nhóm, cá nhân kĩ thuật quay trước, quay sau.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS thực hiện đồng loạt, nhóm, cá nhân kĩ thuật quay trước, quay sau.

- GV mời các HS khác quan sát, nhận xét động tác của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét và chỉnh sửa động tác cho HS (nếu cần).

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quay trước và quay sau

- Quay trước:

+ Hai chân rộng bằng vai, dồn trọng lượng vào chân trụ.

+ Xoay bằng nửa trước bàn chân (chân phải) và khi xoay thì đạp mạnh kết hợp với động tác quay người ra trước, chân còn lại tiếp đất, hai chân rộng hơn vai.

- Quay sau: thực hiện như động tác quay trước nhưng ngược lại.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án thể dục 7 chân trời, soạn mới giáo án thể dục 7 chân trời công văn mới, soạn giáo án thể dục 7 chân trời Chủ đề: Bóng rổ- Bài 2
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án thể dục 7 CTST Chủ đề: Bóng rổ- Bài 2 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án thể dục 7 CTST mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận