Danh mục bài soạn

Tải giáo án Công nghệ 7 CD Bài 7. Bảo vệ rừng

Giáo án Công nghệ 7 cánh diều Bài 7. Bảo vệ rừng được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án môn Công nghệ chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kéo xuống tham khảo

BÀI 7. BẢO VỆ RỪNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

·      Tóm tắt được các biện pháp bảo vệ rừng

·      Có ý thức bảo vệ rừng và môi trường sinh thái.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống, sử dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng về bảo vệ rừng để giải quyết vấn đề trong tình huống mới.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết trình bày ý tưởng và thảo luận những vấn đề về bảo vệ rừng.

- Năng lực riêng:

·      Nắm được tình hình rừng ở nước ta, biết được nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng.

·      Biết được mục đích, biện pháp và ý nghĩa của việc bảo vệ rừng.

3. Phẩm chất:

·      Chăm chỉ: Có ý thức về nhiệm vụ học tập, vận dụng kiến thức, kĩ năng về bảo vệ rừng.

·      Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái, phản đối những hành vi xâm hại rừng…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, Giáo án.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bảo vệ rừng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT. 
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến công việc bảo vệ rừng, phá hoại rừng…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình 7.1 sgk phần mở đầu, yêu cầu HS quan sát và cho biết: Những hình ảnh dưới đây có liên quan gì đến việc mất rừng?

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS đứng dậy trình bày chia sẻ của bản thân.

Gợi ý: Các hình ảnh trong Hình 7.1 có liên quan đến việc mất rừng là:

·      Gây biến đổi khí hậu: hạn hán

·      Gây sạt nở đất

·      Gây lũ lụt

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt vào nội dung bài học: Bài 7. Bảo vệ rừng

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tình hình rừng ở Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được tình hình rừng ở Việt Nam hiện nay.

b. Nội dung: GV cho HS khai thác kênh hình, kênh chữ, trả lời câu hỏi, hình thành kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được tình hình diện tích rừng, nguyên nhân và giải pháp để giảm thiểu thiên tai.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS: Quan sát hình 7.2 và cho biết tình hình rừng ở nước ta diễn biến như thế nào?

 

- Sau khi trình bày tình hình rừng ở nước ta, GV đặt vấn đề: Rừng tự nhiên và rừng trồng của nước ta đang ngày càng gia tăng, nhưng vì nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, diện tích rừng ở nước ta vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng và kéo theo đó nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

- GV tiếp tục chiếu hình ảnh7.3 trả lời câu hỏi: Dựa vào hình 7.3, em hãy nêu nguyên nhân, hậu quả của việc mất rừng ở nước ta.

 

- Từ diễn biến và nguyên nhân gây hậu quả của việc mất rừng: Em sẽ để làm gì để góp phần giảm thiểu thiên tai (lũ lụt, hạn hán…)?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận và chốt kiến thức

1. Tình hình rừng ở Việt Nam

* Tình hình rừng ở nước ta

Tính đến năm 2020:

- Diện tích rừng tự nhiên tăng (đạt 10,3 triệu ha)

- Rừng trồng của nước ta đang ngày càng tăng lên (đạt 4,4 triệu ha)

- Độ che phủ rừng đạt 42%

*Nguyên nhân mất rừng

- Cháy rừng

- Chặt phá rừng lấy gỗ, làm màu…

*Hậu quả mất rừng:

- Đất bị sói mòn, sạt lở

- Lũ lụt

- Mất nguồn nước ngầm -> hạn hán

- Sinh vật mất nơi sinh sống và trú ngụ.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Công nghệ 7 cánh diều, soạn mới giáo án Công nghệ 7 cánh diều công văn mới, soạn giáo án Công nghệ 7 cánh diều Bài 7. Bảo vệ rừng
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Công nghệ 7 CD Bài 7. Bảo vệ rừng . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án công nghệ 7 Cánh diều mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận