Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 KNTT Chủ đề 8: mùa thu của em - Tiết 32

Giáo án Âm nhạc 7 Kết nối tri thức Chủ đề 8: mùa thu của em - Tiết 32 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

TIẾT 32

- HỌC BÀI HÁT: MƯA HÈ

- NGHE NHẠC: HỢP XƯỚNG HÈ VỀ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau tiết học này, HS sẽ:

-       Hát đúng giai điệu, lời ca, thể hiện được tính chất âm nhạc của bài Mưa hè.

-        Nhớ tên tác giả, cảm nhận và biết thể hiện cảm xúc khi nghe bài hát Hè về.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

-       Năng lực âm nhạc

·      Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Mưa hè.

·      Biết trình diễn bài hát bằng các hình thức: lĩnh xướng, nối tiếp, hoà giọng, thể hiện được sắc thái, tình cảm khi hát.

·      Cảm nhận được nét giai điệu trong sáng, niềm vui hân hoan của mọi người qua bản hợp xưởng Hè về.

3. Phẩm chất

Qua nội dung của bài hát Mưa hè và bản hợp xướng Hè về:

-       HS có thêm những trải nghiệm về cuộc sống quanh các em, từ đó giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, cuộc sống.

-       Học sinh biết trận trong những khoảnh khắc nghỉ hè để dành nhiều thời gian cho những dự định bên gia đình, người thân, bạn bè, những kế hoạch cho bản thân,...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV Âm nhạc 7.

-       Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe nhìn và các tư liệu, file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.

2. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7. 

-       Nhạc cụ gõ, nhạc cụ tự chế.

-       Tìm hiểu trước về bài hát Mưa hè.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS tổ chức cho HS đọc lời theo tiết tấu hoặc chơi trò chơi Bốn mùa cùng em.

c. Sản phẩm: HS đọc lời theo tiết tấu hoặc chơi trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Phương án 1: Đọc lời theo tiết tấu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc mẫu tiết tấu và hướng dẫn HS đọc theo và ghép lời (2 câu hát đầu, đọc không cao độ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV đọc mẫu và thực hành theo.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS đọc tiết tấu và ghép lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần biểu diễn của HS.

Phương án 2: Rap đọc theo tiết tấu và ứng tác lời

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS:

+ Chia tổ đặt lời ứng tác.

+ Từng tổ thể hiện (Rap – gõ, Rap – vận động...).

+ Hoàn thiện bài Rap.

- GV nhắc HS tổ 1 đọc xong tổ 2 kế tiếp không để phần Rap bị rời rạc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hành.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS biểu diễn tiết mục Rap lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần biểu diễn của HS.

Phương án 3: Chơi trò chơi Bốn mùa cùng em

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi:

+ HS chọn cho mình một mùa yêu thích, tìm các bài hát về mùa đó để thi tài với các tổ.

+ Tổ nào đến lượt không hát được sẽ thua, tổ hát được đến cuối cùng sẽ dành chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV hướng dẫn và tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS tham gia trò chơi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, quan sát, nhận xét (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét phần biểu diễn của HS.

- GV dẫn dắt vào bài học: Ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau hát bài Mưa hè của nhạc sĩ Lê Quốc Thắng nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Học bài hát Mưa hè

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Lắng nghe bài hát Mưa hè.

Nêu được nội dung và thống nhất được cách chia đoạn cho bài hát.

Khởi động giọng theo mẫu tự chọn.

Hát từng câu và hát được cả bài hát Mưa hè.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, trả lời câu hỏi và thực hành theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: Hát đúng cao độ, trường độ bài hát Mưa hè.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

a. Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc

- GV tổ chức cho HS lắng nghe bài hát Mưa hè.

https://www.youtube.com/watch?v=rqli8VF5kVU

- GV hát mẫu 1 lần cho HS nghe lại bài hát.

GV cho HS lắng nghe bài hát Mưa hè một lần nữa, kết hợp quan sát bản nhạc.

b. Giới thiệu tác giả

GV yêu cầu: HS nêu những hiểu biết về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng.

c. Tìm hiểu bài hát

- GV đưa yêu cầu cho HS nhắc lại kiến thức lí thuyết âm nhạc thuật ngữ chỉ sắc thái, dấu nhắc lại và kí hiệu khung thay đổi đã học để áp dụng vào phân tích cách hát, chia câu, đoạn bài Mưa hè.

- GV gợi ý để HS chia câu, đoạn bài hát.

d. Khởi động giọng

- GV dùng đàn, video luyện thanh khởi động giọng phù hợp với HS theo mẫu tự chọn.

e. Dạy hát

- GV đàn hoặc hát mẫu, hướng dẫn HS hát từng câu kết hợp vỗ tay vào đầu nhịp.

- GV hướng dẫn HS ghép câu, ghép đoạn, thực hiện đúng các kí hiệu trên bản nhạc và hoàn thiện cả bài.

- GV sửa những chỗ HS hát sai. Hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách, theo nhịp

- GV lưu ý: Đánh dấu những chỗ hát luyến, những chỗ hát nổi có trong bài. Khi hát cần kiểm soát để giọng hát tình cảm, hồn nhiên thể hiện tính chất âm nhạc trẻ trung, sôi động của bài.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV hát mẫu bài hát Santa Lucia kết hợp vỗ tay theo phách để cảm nhận nhịp điệu, giai điệu và nội dung bài hát.

- Cá nhân/ nhóm HS trình bày vài nét về nhạc sĩ Lê Quốc Thắng (đã tìm hiểu trước).

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS nêu hiểu biết về tác giả Lê Quốc Thắng và bài hát Mưa hè.

- GV mời đại diện HS hát đúng cao độ, trường độ bài hát Mưa hè.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Học bài hát Mưa hè

- Nhạc sĩ Lê Quốc Thắng sinh năm 1962 tại Sài Gòn. Ông vừa là Luật gia thuộc Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh, vừa là một nhạc sĩ với nhiều đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà.

- Một số tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như: Mái trường mến yêu, Thanh niên tình nguyện, Tháng năm êm đềm, Khúc hát yêu thương. Nụ cười hồng, Mưa Tây Nguyên...

Mưa hè là bài hát lưu giữ những kỉ niệm đẹp, hồn nhiên, trong sáng của tuổi học trò. Bài hát có giai điệu đẹp, nhịp điệu vui, sôi động hợp với múa hát sân tr

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 kết nối, soạn mới giáo án âm nhạc 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 kết nối Chủ đề 8: mùa thu của em - Tiết 32
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 KNTT Chủ đề 8: mùa thu của em - Tiết 32 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận