Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 KNTT Chủ đề 4: giai điệu quê hương - Tiết 16

Giáo án Âm nhạc 7 Kết nối tri thức Chủ đề 4: giai điệu quê hương - Tiết 16 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

TIẾT 16:

- Thường thức âm nhạc: Dân ca một số vùng miền Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau tiết học này, HS sẽ:

●       Biết được các vùng dân ca của Việt Nam, một số đặc điểm chi phối bản sắc dân ca của vùng miền. Nhận biết được một số làn điệu dân ca tiêu biểu khi nghe hát.

 2. Năng lực

- Năng lực chung:

●       Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●       Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

●       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

- Năng lực âm nhạc:

●       Phát triển khả năng cảm thụ và hiểu biết âm nhạc thông qua nội dung tìm hiểu tư liệu và nghe các làn điệu. Trình bày được những nét cơ bản về đặc điểm của các vùng dân ca.

●       Thể hiện đúng giai điệu, lời ca và tính chất âm nhạc của bài đọc nhạc Inh lả ơi ở các hình thức nhóm, cặp đôi và cá nhân.

 3. Phẩm chất: Giáo dục HS tình cảm yêu quỷ, lòng tự hào và ý thức gìn giữ, phát huy các làn điệu dân ca của vùng miền (địa phương) trong đời sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV Âm nhạc 7

-       recorder hoặc ken phim, máy đánh nhịp (hoặc đàn phim điện tử), file âm thanh (beat nhạc) phục vụ cho tiết dạy

2. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7. 

-       Nhạc cụ giai điệu (nếu có)

-       Tìm hiểu trước về làn điệu các vùng dân ca và một số làn điệu tiêu biểu.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS nghe một số trích đoạn dân ca các vùng miền để HS đoán xem làn điệu đó thuộc vùng dân ca nào

c. Sản phẩm học tập: HS đoán được một số làn điệu dân ca

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe một số trích đoạn dân ca và đoán xem đó là dân ca thuôc vùng miền nào.

+ Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc (Xòe hoa)

https://www.youtube.com/watch?v=IpQdEo7pOi4&ab

+ Dân ca Tây Nguyên (Ru em)

https://www.youtube.com/watch?v=Z8B020g27nk&ab

+ Dân ca Nam bộ (Chim sáo)

https://www.youtube.com/watch?v=R5UM3aqpF2s&list=RDR5UM3aqpF2s&start_radio=1&ab

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe các trích đoạn và trả lời xem làn điệu đó thuộc vùng dân ca nào

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Cả lớp lắng nghe câu trả lời của bạn sau đó nhận xét đúng hay sai

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Như vậy thì các em đã nghe qua một số làn điệu dân ca của các vùng miền và phân biệt được chúng. Vậy dân ca là gì? Dân ca của các vùng miền khác nhau như thế nào, chúng ta hãy cùng bước vào - Tiết 16: Dân ca một số vùng miền Việt Nam

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các vùng miền dân ca

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ:

- Biết được dân ca là gì?

- Dân ca có những thể loại nào?

b. Nội dung: GV chia nhóm cho Học sinh tìm hiểu theo từng dân ca của các vùng miền và thể hiện một vài câu hát thuộc thể loại dân ca vùng miền đó

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Dân ca là gì?

- GV phân chia các nhóm lần lượt thuyết trình về thể loại ca khúc:

+ Nhóm 1: Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc

+ Nhóm 2: Dân ca trung du và đồng bằng Bắc Bộ

+ Nhóm 3: Dân ca Trung Bộ

+ Nhóm 4: Dân ca Tây Nguyên

+ Nhóm 5: Dân ca Tây Nguyên

- GV khuyến khích các nhóm khi thuyết trình thể hiện một bài dân ca thuộc thể loại mà nhóm đã tìm hiểu

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trình bày theo nhóm những hiểu biết về vùng miên dân ca mà nhóm mình được phân công tìm hiểu

HS lắng nghe, góp ý cho nhau

- Các nhóm thể hiện một bài dân ca thuộc vùng miền mà nhóm đã tìm hiểu.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm lên thuyết trình và thể hiện bài dân ca thuộc vùng miền mà nhóm đã tìm hiểu.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét nội dung trả lời của HS và bổ sung thêm kiến thức

- Nhận xét phần trình diễn của các nhóm

 

1. Tìm hiểu về các vùng miền dân ca

- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tạo, được gọt giũa, lưu truyền bằng phương thức truyền khẩu qua nhiều thế hệ

a. Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc

- Miền núi phía Bắc nước ta là nơi tập trung các dân tộc như: Dao, Mông, Tày, Nùng, Thái,... Các làn điệu dân ca của đồng bào nơi đây thường có giai điệu trong sáng, vui tươi, lời ca mộc mạc, giản dị gắn với những hình ảnh gần gũi của núi rừng và đời sống sinh hoạt, lao động trên nương rẫy,..

- Một số bài dân ca phổ biến có thể kể đến như: Xoè hoa- dân ca Thái, Mưa rơi- dân ca Khơ-mủ, Gà Gáy- dân ca Công Khao

b. Dân ca trung du và đồng bằng Bắc Bộ

- Các làn điệu dân ca trung du và đồng bằng Bắc Bộ thường có tính chất trữ tình, thiết tha, trong sáng lời ca mộc mạc, giản dị gắn với sinh hoạt và đời sống của người dân vùng trồng lúa nước. Có thể kể đến một số thể loại phổ biến như: hát trống quân, hát xoan, hát ru, hát dô, hát đúm, hát quan họ, đồng dao,.

c. Dân ca Trung Bộ

- Với địa hình đa dạng và trải dài theo chiều dọc của đất nước, dân ca Trung Bộ có sự phong phú về giai điệu, có những nét đẹp rất riêng và gắn với đặc điểm ngôn ngữ của từng địa phương. Có thể kể đến một số vùng miền tiêu biểu như: dân ca Thanh Hoá (VD: bài Đi cấy,...), dân ca Nghệ Tĩnh, dân ca Bình Trị Thiên (VD: bài Lí triều khúc,...), dân ca Nam Trung Bộ với các điệu hò điệu lí, điệu vi, hát dặm, hát giao duyên, hát ru, các bài dân ca lao động gắn với các ngành nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, dệt vải, dệt chiếu,...

d. Dân ca Tây Nguyên

- Nằm bên dãy Trường Sơn đại ngàn đầy nắng gió, vùng đất Tây Nguyên là xứ sở của những bài dân ca khi thì mạnh mẽ hoà nhịp với âm hưởng cồng chiêng cùng các điệu dân vũ, khi thì thủ thi, tâm tình những lời hát mộc mạc, giản dị, lúc lại tha thiết yêu thương với những khúc hát ru dành cho con trẻ như: bài Ru em (dân ca Xơ-đăng), bài Hát mừng (dân ca Hrê),...

e. Dân ca Nam Bộ

- Với khung cảnh của miền quê gắn với đời sống miệt vườn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, những điệu lí, hò (VD: hồ Đồng Tháp,...) cùng các làn điệu dân ca của đồng bào Chăm, người Hoa và Khơ-me (VD: bài Chim sáo,...) đã góp phần tạo nên kho tàng dân ca rất độc đáo của vùng quê Nam Bộ.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 kết nối, soạn mới giáo án âm nhạc 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 kết nối
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 KNTT Chủ đề 4: giai điệu quê hương - Tiết 16 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận