Danh mục bài soạn

Tải giáo án Âm nhạc 7 KNTT Chủ đề 5: nhịp điệu mùa xuân - Tiết 20

Giáo án Âm nhạc 7 Kết nối tri thức Chủ đề 5: nhịp điệu mùa xuân - Tiết 20 được biên soạn đầy đủ chi tiết. Nội dung bài học hay kết hợp với phương pháp mới - hướng phát triển năng lực bám sát mẫu Giáo án âm nhạc chuẩn của Bộ Giáo dục. Tài liệu có file tải về, thao tác dễ dàng. Thầy cô kép xuống tham khảo

TIẾT 20

- Thường thức âm nhạc:

Giới thiệu cồng chiêng, đàn t’rưng của Tây Nguyên

- Ôn tập: Bài hát Mùa xuân ơi

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Sau tiết học này, HS sẽ:

-       Nêu được đặc điểm, cấu tạo của nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên: cồng chiêng, đàn t’rưng.

-       Học thuộc lời và hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái của bài hát Mùa xuân ơi.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.

-       Năng lực âm nhạc:

·      Nhận biết được hình dáng, tên gọi và âm sắc của nhạc cụ cồng chiêng, đàn t’rưng khi xem biểu diễn.

·      Biết thể hiện bài hát Mùa xuân ơi bằng hình thức vận động cơ thể theo nhịp điệu.

·      Biết vận động theo nhịp điệu bài hát Sông Đakrông mùa xuân về.

3. Phẩm chất

Qua giai điệu về cồng chiêng, đàn t’rưng:

-       Giáo dục HS thêm yêu thích các loại nhạc cụ dân tộc.

-       Có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị âm nhạc, tài sản vô giá do cộng đồng dân tộc Tây Nguyên sáng tạo truyền lại bao đời nay.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV Âm nhạc 7.

-       Đàn phím điện tử, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, phương tiện nghe nhìn và các tư liệu, file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2. Đối với học sinh

-       SGK Âm nhạc 7. 

-       Nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

-       Tìm hiểu trước một vài thông tin về nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên qua các nguồn tài liệu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động: Nghe hòa tấu nhạc cụ Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết được các loại nhạc cụ hòa tấu đặc trưng của Tây Nguyên.

b. Nội dung: GV cho HS nghe bản nhạc hòa tấu nhạc cụ Tây Nguyên.

c. Sản phẩm: HS nghe và nhận diện được các nhạc cụ đặc trưng của Tây Nguyên.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS nghe / xem 1 – 2 video trích đoạn hòa tấu nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên trong đó có cồng chiêng, đàn t’rưng để cảm nhận.

https://www.youtube.com/watch?v=iLRLajD_PR8

https://www.youtube.com/watch?v=lzmpAYag1tw

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe 1 – 2 video trích đoạn hòa tấu nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên và cảm nhận cái hay, cái đẹp của nhạc cụ cồng chiêng và đàn t’rưng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận về các nhạc cụ hòa tấu của dân tộc Tây Nguyên.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- Từ hoạt động nghe / xem hòa tấu nhạc cụ dân tộc, GV giới thiệu vào bài học: Việt Nam có một nền âm nhạc dân gian phong phú, lâu đời. Cùng những thể loại dân ca trên khắp vùng miền còn có các nhạc cụ dân tộc độc đáo. Trong đó, vùng đất Tây Nguyên nổi tiếng với các nhạc cụ được làm bằng tre, nứa, đá... Đặc biệt Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2005. Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu về hai loại nhạc cụ đặc trưng của Tây Nguyên là cồng chiên và đàn t’rưng nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiều cồng chiêng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nhận biết được nhạc cụ cồng chiêng của Tây Nguyên và cách sử dụng nhạc cụ đó.

b. Nội dung: GV chia nhóm cho HS tìm hiểu về nhạc cụ cồng chiêng của Tây Nguyên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nhạc cụ cồng chiêng của Tây Nguyên.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức hoạt động nhóm:

+ Từng cá nhân đưa ra những thông tin đã chuẩn bị, cùng thảo luận, thống nhất nội dung để cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.

+ Nhóm HS giới thiệu một số video biểu diễn cồng chiêng (tư liệu do HS sưu tầm).

- GV gợi mở cho HS cảm nhận những nét đặc sắc qua âm sắc của tiếng cồng chiêng.

- Lưu ý: Thông qua nội dung tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên, GV tích hợp giáo dục ý thức bảo tồn và gìn giữ những Di sản văn hóa trong dạy học âm nhạc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trình bày theo nhóm những biểu biết về nhạc cụ cồng chiêng mà nhóm đã được phân công tìm hiểu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm thuyết trình về phần tìm hiểu nhạc cụ cồng chiêng.

- GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận những nét đặc sắc qua âm sắc của tiếng cồng chiêng: âm thanh của cồng chiêng phụ thuộc vào kích cỡ to nhỏ khác nhau, loại có đường kính to 90 cm âm thanh vang rền như tiếng sấm, loại có đường kính nhỏ 15 cm có âm thanh cao, trong. Dàn cồng chiêng dủ các cỡ khi hòa vào nhau tạo nên âm thanh huyền bí, mang đậm màu sắc núi rừng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét nội dung trả lời của HS và bổ sung thêm kiến thức.

1. Tìm hiều cồng chiêng

Cồng chiêng là nhạc cụ tự thân vang thuộc bộ gõ của các dân tộc ở Tây Nguyên và một số dân tộc khác như: Mường, Chăm, Khơ-me,...

Cồng chiêng được làm bằng đồng thau, hình tròn, có nhiều cỡ to nhỏ, dày mỏng khác nhau, ở giữa có núm hoặc không có núm.

Người ta dùng dùi gỗ, đầu có núm bọc vải hoặc dùng nắm tay để đánh cồng chiêng.

Âm thanh giữa các loại cồng chiêng cũng khác nhau:

Loại có đường kính rộng có âm thanh rền như tiếng sấm.

+ Loại đường kính nhỏ có âm thanh cao, trong.

Đối với một số dân tộc ở Việt Nam, cồng chiêng là nhạc cụ thiêng và được dùng trong các dịp tế lễ thần linh hoặc các lễ hội dân gian.

Từ khóa tìm kiếm google:

Giáo án Âm nhạc 7 kết nối, soạn mới giáo án âm nhạc 7 kết nối công văn mới, soạn giáo án âm nhạc 7 kết nối Chủ đề 5: nhịp điệu mùa xuân - Tiết 20
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Tải giáo án Âm nhạc 7 KNTT Chủ đề 5: nhịp điệu mùa xuân - Tiết 20 . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn giáo án âm nhạc 7 KNTT mới. Phần trình bày do Ngọc Hà CTV tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận