Danh mục bài soạn

Array

Sưu tầm tư liệu và trình bày về trang phục, phong tục tập quán của một dân tộc (tự chọn)

Vận dụng

Câu 1. Sưu tầm tư liệu và trình bày về trang phục, phong tục tập quán của một dân tộc (tự chọn).

Câu 2. Hãy trình bày hiểu biết của bản thân về các dân tộc cư trú tại địa phương (nếu có); hoặc kể lại một trải nghiệm qua một chuyến du lịch đến các địa phương có các dân tộc (phong tục, tập quán, lễ hội, ẩm thực, ca múa,....của các dân tộc). 

Cách làm cho bạn:

Câu 1: 

Tư liệu và trình bày về dân tộc Thái:

  • Trang phục: Một bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Thái bao gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Không chỉ có nước da trắng, người dân tộc Thái còn biết cách sử dụng trang phục để khéo léo tôn lên vẻ đẹp của đường cong cơ thể vừa kín đáo, tế nhị. Mỗi một chi tiết trên trang phục của người dân tộc Thái đều có ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:
    • Kiểu dáng áo cóm: Nếu như áo cóm của người Thái trắng thường có cổ hình trái tim thì người Thái đen thường có cổ cao. Riêng với người Thái trắng, áo cóm được thiết kế theo hai kiểu ngắn tay và cộc tay. Những chiếc áo cóm ngắn tay thường dùng cho phụ nữ có tuổi còn những chiếc áo cóm cộc tay dành cho thiết nữ.
    • Hàng cúc trên áo cóm: Cúc trên áo cóm không phải là những loại cúc thông thường chúng ta thường hay nhìn thấy hàng ngày mà được làm bằng bạc và có hình con bướm. Hàng cúc trên áo được chia thành hai bên đối xứng với nhau và một bên là hàng bướm cái, một bên là hàng bướm đực. Những người con gái dân tộc Thái nếu chưa có chồng sẽ mặc áo có hàng cúc lẻ còn những người đã có chồng sẽ mặc hàng áo có cúc chẵn.
    • Ngoài ra người Thái còn có phong tục cho cô dâu mặc những chiếc áo cóm có cục bằng vàng để làm của hồi môn khi về nhà chồng. Đặc biệt khi già và chết đi, nhất định phải được mặc áo cóm và áo luông dài.
  • Phong tục, tập quán: 
    • Văn hóa nhà sàn: Những câu hát này được chàng trai kết hợp với các nhạc cụ như: sáo, nhị, đàn môi, đoạn gỗ dài khoảng 40 cm dùng để gõ lên sàn nơi cô gái nằm. Nếu cô gái đồng ý, chàng trai sẽ về thưa chuyện với cha mẹ để đến hỏi cưới cô gái.
    • Tục chọc sàn: Những câu hát này được chàng trai kết hợp với các nhạc cụ như: sáo, nhị, đàn môi, đoạn gỗ dài khoảng 40 cm dùng để gõ lên sàn nơi cô gái nằm. Nếu cô gái đồng ý, chàng trai sẽ về thưa chuyện với cha mẹ để đến hỏi cưới cô gái.
    • Trang phục: Phụ nữ Thái có trang phục áo cỏn màu trắng, xanh bó sát thân với khuy bạc trắng, kết hợp cùng váy dài đen thêu viền hoa văn ở gấu. Còn nam giới người Thái mặc những chiếc áo thổ cẩm màu chàm xanh hoặc đen. Những phụ kiện mà phụ nữ Thái sử dụng: chiếc khăn Piêu truyền thống, các loại trang sức khác như vòng bạc, xuyến bạc, hoa tai bằng vàng,…Những trang phục, phụ kiện này giúp họ tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm. Chẳng trách những cô gái Thái được xem là đẹp nhất trong tất cả các dân tộc khác ở Việt Nam.
    • Tăng cẩu: phong tục tập quán của phụ nữ Thái đen để phân biệt giữa người đã có chồng và chưa có chồng. Theo phong tục này, khi phụ nữ lấy chồng sẽ phải búi tóc lên đỉnh đầu. Hành động này thể hiện sự chung thủy cũng như sự tôn trọng gia đình chồng của phụ nữ dân tộc Thái. Khi lấy chồng, phụ nữ Thái sẽ được tổ chức lễ tằng cẩu rất trang trọng. Họ sẽ chỉ bỏ tằng cẩu nếu chồng chết.
    • Ở rể: Khi chàng trai Thái đến tuổi lấy vợ sẽ tự tìm người con gái mà mình yêu, sau đó sẽ nhờ bố mẹ mời ông mối đến nhà cô gái để làm mối. Nếu gia đình cô gái ưng ý, chàng trai sẽ đến ở rể mang theo các lễ vật như: một chiếc áo, một con gà mổ sẵn, một gói cơm, một chai rượu và một cái “Toong bai”- dụng cụ “đựng vía” được làm bằng một sợi dây mây, một đầu được cuộn xoắn lại. “Toong bai” theo quan niệm của người Thái là để cho vía chú rể trú ngụ ở đó. Trong thời gian ở rể, chàng trai được đối xử như thành viên của gia đình. Thời gian ở rể có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, thậm chí là ở luôn nhà gái.

Câu 2. 

Trải nghiệm qua một chuyến du lịch đến Hà Giang:

  • Người Mông ở tỉnh lịch trình có số dân đông nhất chiếm đến hơn 31% các dân tộc trong tỉnh, với 2 nhánh chính là Mông trắng và Mông hoa cư trú hầu hết ở các Huyện phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và hai huyện phía tây Hoàng Su phì, Xín Mần, xen kẽ với các dân tộc: Dao, Lô Lô, Pu Péo, Cờ Lao, Tày, Nùng ... Người Mông của chương trình nổi tiếng với truyền thống canh tác nương đá, trồng lúa, ngô và các loại hoa màu khác. Những đồ sản xuất thủ công của người Mông đạt đến trình độ khá cao như dệt, đan lát, làm đồ gỗ, rèn đúc...
  • Đối với những người phụ nữ Mông, trang phục dành cho họ rất độc đáo. Một bộ nữ phục sẽ bao gồm váy, áo cánh, áo xẻ ngực có yếm lửng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp... Váy thường có hình nón cụt, được xếp nếp và xoè rộng sang hai bên, đôi khi cũng có thể là váy ống, khi mặc lên sẽ xếp ở hai bên hông. Người Mông ở du lịch Hà Giang thường làm nhà bằng đất với 3 gian độc đáo, gian giữa được xem là trang trọng nhất là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và để thở cùng. Các cửa chính và cửa phụ đều mở về phía trong.
  • Người Mông ở hành trình không chỉ có những nét độc đáo riêng trong cách ăn mặc, làm nhà mà còn sở hữu cả một kho tàng văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng. Văn hoá truyền thống của người Mông bao gồm những phong tục tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, những nếp sống, nếp nhà, nếp sinh hoạt đời thường rất đặc sắc. Không phải dòng họ người Mông nào ở chuyến đi có cách thờ cúng tổ tiên giống nhau. Một vài lễ cúng chính như cúng ma cửa (xia mình), ma lớn mụ (đa trung) với số lượng, nội dung các bài cúng, bài trí, sắp xếp nơi cúng, nơi ăn uống rất đa dạng và phức tạp, tùy vào mỗi dòng họ.
  • Người Mông ở lịch trình còn nuôi dưỡng một nền văn học nghệ thuật rất phong phú, đa màu sắc, là nơi giãi bày, thổ lộ những tâm tư, tình cảm kín đáo của cộng đồng, là ý thức của cộng đồng về các vấn đề về tự nhiên, xã hội và lịch sử. Nếu như những nét đẹp đời thường khác thể hiện chiều rộng trong văn hóa tư tưởng của đồng bào người Mông thì văn học nghệ thuật lại thể hiện được chiều sâu đời sống tinh thần của cả một cộng đồng dân tộc. Nổi bật trong đó là những khúc hát về tình yêu, được thể hiện bằng khèn, sáo, đèn môi, kèn lá. Hoa văn trang trí trên váy là các hình bướm, rắn, hoa, răng bừa, mắt chim, chân lợn... màu sắc hài hoà. Tất cả là những tài sản vô giá của cộng đồng người Mông ở chương trình được lưu giữ từ lâu đời.

Xem các câu khác trong bài

Các bài soạn khác

Giải các môn học khác

Bình luận