Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

Soạn hoá học 12 bài 5: Glucozơ

Chuyên mục: Soạn hoá học 12

Đi qua chương este , lipit, chúng ta sẽ đến chương 2 Cacbohiđrat. Với chương này kiến thức sẽ đề cập đến các hợp chất như glucozơ, saccarozơ. tinh bột, xenlulozơ. Bài đầu tiên tech12h xin gửi tới các bạn nội dung tóm tắt và bài tập áp dụng về bài Glucozơ.

A - Kiến thức trọng tâm

I - Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

  •  Glucozơ là chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước, vị ngọt kém đường mía.
  •  Glucozơ có trong lá hoa, rễ, quả chín (quả nho), mật ong (khoảng 30%), cơ thể người (0,1%) và động vật,…

II - Cấu tạo phân tử

  • Glucozơ có công thức phân tử là C6H12O6
  • Glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng: dạng a-glucozơ và b- glucozơ.
  • CTCT dạng mạch hở:

CH­2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O  hoặc viết gọn là CH­2OH[CHOH]4CHO

  • Glucozơ là hợp chất tạp chức, dạng mạch hở phân tử có cấu tạo của anđehit đơn chức và ancol 5 chức.

III - Tính chất hóa học

Tính chất của andehit đơn chức và ancol đa chức.

1 - Tính chất của ancol đa chức

  • Tác dụng với Cu(OH)2: ở nhiệt độ thường  tạo phức đồng glucozơ (dd màu xanh lam- nhận biết glucozơ)

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2 H2O

=> Glucozơ có nhiều nhóm OH kề nhau.

  • Phản ứng tạo este: tạo este chứa 5 gốc axit axetic khi phản ứng với anhidric axetic có mặt piridin

=> Glucozơ  có 5 nhóm OH

2 - Tính chất của andehit

  • Oxi hóa glucozơ
    • Bằng dd AgNO3 trong NH3: tạo ra amoni gluconat và Ag (nhận biết glucozơ)

HOCH2(CHOH)4CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O →(to) 2Ag¯ + 2NH4NO3+ HOCH2(CHOH)4COONH4

                                                                                                                       Amoni gluconat

    • Bằng Cu(OH)2 môi trường kiềm: tạo ra natri gluconat và Cu2O¯ đỏ gạch (nhận biết glucozơ)

 

                                                                                                       Natri gluconat

  • Khử glucozơ bằng H2 : tạo ra sobitol (poliancol)

                                                                     Sobitol

3 - Phản ứng lên men

IV- Điều chế và ứng dụng

1 – Điều chế

  • Trong công nghiệp, gluco zơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột trong môi trường axit clohiđic loãng hoặc ezim.

2 - Ứng dụng

  • Làm thuốc tăng lực cho người già
  • Dùng để tráng ruột phích

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Bài tập 1: Trang 25 sgk hóa học 12

Glucozơ và fructozơ

A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.
B. Đều có nhóm chức CHO trong phân tử.
C. Là hai dạng hình thù của cùng một chất.
D. Đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.

Bài tập 2: Trang 25 sgk hóa học 12

Cho các dung dịch: Glucozơ, glierol, fomanđehit, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dung dịch trên?

A. Cu(OH)2;                                      
B. Dung dịch AgNO3 trong NH3;
C. Na kim loại;                                  
D. Nước brom.

Bài tập 3: Trang 25 sgk hóa học 12 

Cacbohiđrat là gì? Có mấy loại cacbohiđrat quan trọng ? Nêu định nghĩa từng loại và lấy ví dụ minh họa.

 Bài tập 4: Trang 25 sgk hóa học 12

Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ ?

Bài tập 5: Trang 25 sgk hóa học 12

Trình bày phương pháp nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học:

a) Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic;
b) Fructozơ, gliixerol, etanol;
c) Glucozơ, fomanđehit, etanoll. axit axetic.

Bài tập 6: Trang 25 sgk hóa học 12

Để tráng một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chưa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Tính khối lượng bạc đa sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng bạc nitrat cần dùng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

hh12a
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 12 bài 5: Glucozơ . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 12. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận