Danh mục bài soạn

CHƯƠNG 1: ESTE. LIPIT

CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

CHƯƠNG 3: AMIN. AMINOAXIT VÀ PROTEIN

CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM

CHƯƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG

Soạn hoá học 12 bài 31: Sắt

Chuyên mục: Soạn hoá học 12

Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 12, Hocthoi xin chia sẻ với các bạn bài: Sắt. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử

Sắt có Z = 26 thuộc nhóm VIIIB, chu kì 4 của bảng tuần hoàn.

Cấu hình electron của Fe : [Ar]3d64s2 ;       Fe2+ : [Ar]3d6   ;    Fe3+ : [Ar]3d5.

II. Tính chất vật lí

Sắt là kim loại có màu trắng, hơi xám, dẻo, dễ rèn, nóng chảy ở nhiệt độ 1540oC, có khối lượng riêng  D = 7,9 g/cm3, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, có tính nhiễm từ.

III. Tính chất hóa học đặc trưng của sắt 

Sắt có tính khử trung bình

  • Với chất oxi hóa yếu :           Fe → Fe2+ + 2e.
  • Với chất oxi hóa mạnh :       Fe → Fe3+ + 3e.

1. Tác dụng với phi kim

  • Tác dụng với lưu huỳnh

 Sắt

  • Tác dụng với oxi

 Sắt

  • Tác dụng với clo

 Sắt 

2. Tác dụng với axit

  • Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: sắt khử ion H+ thành H2, sắt bị oxi hóa lên +2

 Sắt

  • Với dung dịch HNO3 và H­2SO4 đặc nóng: khử N+5 và S+6, và sắt bị oxi hóa lên +3

 Sắt

3. Tác dụng với đung dịch muối

  • Sắt thường bị oxi hóa lên +2

 Sắt

4. Khử nước thành H2

Fe + H2O  →(đk: to > 570oC)  FeO + H2

IV. Trạng thái tự nhiên

Sắt tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất: Fe3O4, Fe2O3, FeS2,…

Giải đáp câu hỏi và bài tập

Câu 1. (Trang 141 SGK) 

Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl?

A. Na, Mg, Ag ;                                     

B. Fe, Na, Mg;

C. Ba, Mg, Hg ;                                     

D. Na, Ba, Ag.

Câu 2. (Trang 141 SGK) 

Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+ ?

A. [Ar]3d6    ;                                                                 

B. [Ar]3d5  ;

C. [Ar]3d ;                                                                  

D. [Ar]3d3.

Câu 3. (Trang 141 SGK) 

Cho 3,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là

A. Mg.                                                      

B. Zn.

C. Fe.                                                        

D. Al.

Câu 4. (Trang 141 SGK) 

Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim loại đó là :

A.Zn.                                        

B.Fe.

C.Al.                                        

D.Ni.

Câu 5. (Trang 141 SGK) 

Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.

hh12f
Phần trên, hocthoi.net đã soạn đầy đủ lý thuyết và bài tập của bài học: Soạn hoá học 12 bài 31: Sắt . Bài học nằm trong chuyên mục: Soạn hoá học 12. Phần trình bày do Quỳnh Phương tổng hợp và thực hiện giải bài. Nếu có chỗ nào chưa rõ, có phần nào muốn hiểu rộng thêm, bạn đọc vui lòng comment bên dưới. Ban biên tập sẽ giải đáp giúp các bạn trong thời gian sớm nhất.

Bài soạn các môn khác

Bình luận